Quyết định 15/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế đối thoại trực tiếp với công dân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 15/2013/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/03/2013
Ngày có hiệu lực 21/03/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Đức Thanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2013/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 11 tháng 3 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐỐI THOẠI TRỰC TIẾP VỚI CÔNG DÂN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 59/TTr-TTT ngày 14 tháng 12 năm 2012 và Báo cáo kết quả thẩm định số 1582/BC-STP ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đối thoại trực tiếp với công dân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; gồm 05 Chương, 22 Điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thanh

 

ĐỐI THOẠI TRỰC TIẾP VỚI CÔNG DÂN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức đối thoại trực tiếp với công dân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực, ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 3. Đối thoại là việc người đứng đầu các cơ quan nhà nước, đơn vị, địa phương (gọi tắt là cơ quan, đơn vị) tiếp xúc trực tiếp với công dân, tổ chức nhằm: tiếp nhận các thông tin về tình hình triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phát hiện những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, những sai phạm của cán bộ, công chức, để giải quyết, chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Thông qua đối thoại để các cơ quan, đơn vị cung cấp và giải thích (nếu có) kịp thời cho công dân, tổ chức các thông tin về chủ trương, chính sách, chế độ, về quy trình, thủ tục quản lý, kiểm tra, giám sát; kết quả xử lý kiến nghị, giải quyết vướng mắc phát sinh, đồng thời thu thập và củng cố những thông tin về các bất cập trong thực thi pháp luật của các cơ quan, đơn vị nhằm giải quyết bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tổ chức; tạo điều kiện hỗ trợ cho công dân, tổ chức tự giác chấp hành, thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Điều 4. Đối thoại vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của công dân, tổ chức trong việc phản ánh hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, tham gia đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục trên các lĩnh vực nhằm phục vụ cho công dân, tổ chức tốt hơn.

Đối thoại được tổ chức theo chuyên đề, thường xuyên theo yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù. Mỗi cơ quan, đơn vị trong tỉnh tổ chức đối thoại với công dân, tổ chức ít nhất 02 lần/năm.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, ngoài việc tổ chức tiếp công dân định kỳ cần phải có trách nhiệm đối thoại với công dân, tổ chức. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác dân vận trong các cơ quan Nhà nước, góp phần hạn chế các đơn, thư khiếu nại, tố cáo; khiếu nại, tố cáo vượt cấp nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

1. Việc tổ chức đối thoại phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, trên tinh thần hợp tác, xây dựng và có hiệu quả thiết thực, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. Khi triển khai các chương trình, đề án có liên quan đến địa bàn dân cư, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, tổ chức, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải tổ chức đối thoại ngay từ đầu để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Điều 6. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, tính chất, nội dung đối thoại, cơ quan đơn vị có thể tự tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan khác có liên quan cùng tổ chức đối thoại với công dân, tổ chức trong phạm vi quản lý.

Trong phạm vi, quyền hạn của mình, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trả lời, giải quyết dứt điểm, đúng thời hạn theo quy định những vấn đề được nêu ra trong và sau đối thoại. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình, những vướng mắc về chính sách, chế độ phải báo cáo kịp thời lên cấp trên.

Đối với những kiến nghị thuộc trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành khác thì phải chuyển đến cơ quan có chức năng giải quyết kiến nghị đó, đồng thời thông báo cho công dân, tổ chức kiến nghị biết.

[...]