ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
15/2010/QĐ-UBND
|
Biên
Hoà, ngày 11 tháng 3 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TỔNG
HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HỒ THỦY ĐIỆN TRỊ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003,
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03/12/2004,
Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý,
bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ thủy điện, thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 21/SNN-PTNT/TL ngày 07/01/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban
hành kèm theo quyết định này Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ và khai thác tổng
hợp tài nguyên và môi trường hồ thủy điện Trị An.
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và
PTNT, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công thương; Chủ tịch UBND các huyện: Thống
Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Định Quán; Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3.
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Tập đoàn điện lực Việt Nam;
- TT.Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Chánh – Phó VP.CNN;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu VT,CNN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ao Văn Thinh
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG HỒ THỦY ĐIỆN TRỊ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 11/03/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định việc phối
hợp quản lý, bảo vệ và khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường công trình Thủy
điện Trị An.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng
tài nguyên và môi trường hồ Thủy điện Trị An.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hành lang bảo vệ hồ
chứa” là vùng kể từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất
ứng với lũ thiết kế có tính đến mức nước dềnh đến đường biên giải
phóng lòng hồ.
2. “Vùng lòng hồ” là vùng
kể từ đường biên giải phóng lòng hồ trở xuống phía lòng hồ chứa.
Điều 4. Nguyên
tắc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa Thủy
điện Trị An
1. Tài nguyên và môi trường hồ Thủy
điện Trị An phải được khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả, không
chia cắt theo địa giới hành chính. Bảo vệ tài nguyên và môi trường hồ chứa phải
trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế, pháp luật và tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư vùng hồ chứa.
2. Việc khai thác tài nguyên và môi
trường hồ Thủy điện Trị An phải bảo đảm an toàn hồ chứa, dòng chảy tối thiểu, không
làm ảnh hưởng đến các mục tiêu, nhiệm vụ của hồ đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt và đáp ứng yêu cầu về phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn
nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực hồ chứa và hạ du hồ
chứa.
3. Quy hoạch, xây dựng các công trình,
thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ trong hành lang bảo vệ hồ và vùng
lòng hồ phải không thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, phù hợp với sức chịu tải,
khả năng tự làm sạch của hồ và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 5. Các hành
vi cấm trong hành lang bảo vệ hồ và vùng lòng hồ Thủy điện Trị An
1. Các hoạt động gây ô nhiễm, suy
thoái nguồn nước và môi trường, làm biến dạng địa hình, làm mất cảnh quan môi
trường hồ.
2. Lấn chiếm, xây dựng mới các công
trình, nhà ở không theo quy hoạch; đổ đất, đá, sỏi, chất thải không đạt tiêu
chuẩn môi trường vào hồ.
3. Khai thác các loài thuỷ sinh quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đang cư trú trong vùng hồ; nuôi trồng các động vật,
thực vật lạ không rõ nguồn gốc, xâm hại nghiêm trọng đến hệ động, thực vật.
4. Dùng vật liệu nổ, chất hóa
học, xung điện và các biện pháp khai thác thủy sản khác ảnh hưởng đến sự an
toàn của hồ chứa và hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
5. Huỷ hoại hoặc làm hư hỏng các
công trình liên quan của hồ, làm tổn hại đến nguồn nước và các hành vi khác gây
ảnh hưởng đến an toàn và tính bền vững của công trình.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC QUẢN LÝ BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG HỒ TRỊ AN
Điều 6. Công
ty Thủy điện Trị An
1. Lập hành lang bảo vệ: Thực
hiện theo Điều 6 Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản
lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện,
thủy lợi.
2. Về điều tiết nước hồ chứa:
a) Điều tiết nước hồ chứa theo quy
trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Có trách nhiệm thực hiện việc
quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thuỷ văn bằng nguồn kinh
phí của đơn vị phục vụ yêu cầu bảo vệ, quản lý vận hành, khai thác hồ
chứa theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường và gửi báo cáo kết quả thực hiện hàng năm cho Bộ quản lý chuyên ngành
và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
c) Hàng năm, có trách nhiệm lập kế
hoạch điều tiết nước hồ chứa và tổ chức thông báo kế hoạch điều tiết nước cho
Ủy ban nhân dân các cấp nơi có hồ chứa và vùng hạ du hồ chứa nhằm giảm
thiểu tác động xấu đến sản xuất, đời sống nhân dân và môi trường.
d) Lập và điều chỉnh kế hoạch
điều tiết nước hồ chứa trên cơ sở: Quy trình vận hành đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu, dự báo tình hình
biến đổi dòng chảy trong năm của cơ quan khí tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng
nước của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế.
3. Lắp đặt các phao báo hiệu
thuộc vùng cấm thủy thuộc khu truyền năng lượng, phối hợp với chính quyền địa
phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn các họat động trong khu vực này.
Điều 7. Sở Tài
nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Công ty Thủy
điện Trị An xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa.
2. Chủ trì xây dựng Quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong hành lang bảo vệ hồ chứa, bảo đảm khai
thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, các tài nguyên khác và bảo vệ môi trường,
không gây tác động xấu đến hoạt động của hồ chứa, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt. Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải đảm bảo các
yêu cầu:
a) Thể hiện rõ diện tích đất chuyển
sang phát triển rừng, diện tích đất cần thu hồi để trả lại lòng hồ, diện tích
đất được trồng cây trong lòng hồ và vùng phụ cận.
b) Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư
các xã ven hồ và Tập đoàn điện lực Việt Nam, bảo đảm tính công khai, minh bạch,
công bằng.
c) Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt, chậm nhất là 30 ngày phải được công bố quy hoạch theo quy định và
niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình hồ chứa
để nhân dân biết, thực hiện.
3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường hồ chứa.
4. Hướng dẫn, phối hợp các địa phương,
đơn vị có liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý,
bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường hồ chứa.
Điều 8. Khu bảo
tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu
Xây dựng và triển khai thực hiện
đề án quản lý, khai thác thủy sản mặt nước hồ Trị An, đảm bảo không làm ảnh
hưởng đến nguồn nước, chất lượng nước và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của
công trình.
Điều 9. Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn
1. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi
trường xác định diện tích các loại cây được phép trồng trong phạm vi bảo vệ hồ chứa.
2. Xây dựng và triển khai phương
án trồng rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước về hồ Trị An.
3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
về cấp phép các họat động trong phạm vi bảo vệ hồ, xả nước thải vào Hồ thuỷ điện
Trị An.
4. Phối hợp với Công ty Thủy
điện Trị An trong việc điều tiết lưu lượng xả lũ, điều tiết nước hồ chứa phục
vụ chống hạn, mặn.
5. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản:
a) Kiểm dịch thú y thủy sản đối với
đàn cá giống thả nuôi trên hồ.
b) Phối hợp thực hiện công tác thanh
kiểm tra các họat động nghề cá, các họat động nuôi trồng thủy sản trên hồ, lập
biên bản chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng
thẩm quyền.
Điều 10. Các
Sở ngành khác có liên quan
1. Sở Giao thông vận tải có trách
nhiệm hướng dẫn, thực hiện các quy định trong lĩnh vực giao thông vận tải, phối
hợp xử lý các trường hợp vi phạm an toàn giao thông thủy thuộc hành lang bảo vệ
hồ chứa và vùng lòng hồ.
2. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các Sở ngành liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cấp, thoát
nước cho khu dân cư, khu công nghiệp nằm trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng
lòng hồ.
3. Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng quy hoạch, tổ chức
hoạt động du lịch trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ.
4. Công an tỉnh phối hợp với các
Sở ngành liên quan, chính quyền các địa phương, Công ty thủy điện Trị An thực hiện
các biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự trên hồ Trị An ; tổ chức tuần tra,
kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Các Sở, ngành khác trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Công ty thủy điện
Trị An trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường
hồ Thủy điện Trị An.
Điều 11. Ủy
ban nhân dân các huyện: Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Trảng Bom và Ủy ban nhân
dân các xã (Phú Cường, Túc Trưng, Suối Nho, La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định – huyện
Định Quán; Hiếu Liêm, Phú Lý, Mã Đà, Thị trấn Vĩnh An – huyện Vĩnh Cửu; Gia Tân
- huyện Thống Nhất và Thanh Bình – huyện Trảng Bom)
1. Phối hợp với Công ty Thủy điện
Trị An trong việc rà soát hồ sơ địa chính khi xây dựng phương án cắm mốc
giới, để xác định hành lang bảo vệ hồ và phối hợp thực hiện khi cắm
mốc giới tại thực địa.
2. Có trách nhiệm quản lý, theo dõi
tình hình biến động trong quá trình sử dụng đất hành lang an toàn và đất mặt nước
thuộc địa giới hành chính xã, huyện.
3. Có trách nhiệm bảo vệ công trình
và chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái
phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng
hồ thuộc địa phương quản lý.
4. Chịu trách nhiệm tuyên
truyền, phổ biến quy định của pháp luật và nội dung của bản Quy chế này đến
người dân, để có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ công trình.
Điều 12. Trách
nhiệm phối hợp trường hợp hồ thuỷ điện Trị An xảy ra sự cố.
Khi phát hiện công trình bị xâm
hại hoặc xảy ra sự cố thì người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục
(nếu có thể thực hiện được) và báo cáo ngay cho UBND địa phương và Công ty Thủy
điện Trị An hoặc cơ quan Nhà nước nơi gần nhất để xử lý.
Tổ chức, cá nhân có hưởng lợi từ
công trình hồ thuỷ điện Trị An có trách nhiệm tham gia xây dựng phương án bảo
vệ công trình; trường hợp xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố thì phải
tham gia ứng cứu bảo vệ công trình theo sự huy động của Chủ tịch UBND địa
phương.
Chương III
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
Thực hiện theo các Điều 17, 18, 19
của Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ,
khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 15. Các
tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này,
phản ánh kịp thời những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, thông báo cho Sở Tài
nguyên và Môi trường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.