Quyết định 15/2002/QÐ-BTS về Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

Số hiệu 15/2002/QĐ-BTS
Ngày ban hành 17/05/2002
Ngày có hiệu lực 01/06/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Thị Hồng Minh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/2002/QÐ-BTS

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN NUÔI

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN 

Căn cứ Nghị định số 50 CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH: 

Ðiều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi.

Ðiều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Ðiều 3: Chánh Văn phòng, Vụ Trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi, Giám đốc Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷ sản; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý Thuỷ sản; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
THỨ TRƯỞNG



 
Nguyễn Thị Hồng Minh

 

QUY CHẾ

KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2002/QÐ-BTS ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản) 

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Ðiều 1: Ðối tượng và phạm vi áp dụng

Quy chế này qui định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị có liên quan tới hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi (sau đây gọi tắt là thuỷ sản nuôi) dùng làm thực phẩm.

Quy chế này áp dụng cho các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra; các cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm, các cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản nuôi, các cơ sở chế biến thuỷ sản (sau đây gọi tắt là cơ sở).

Ðiều 2: Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Dư lượng các chất độc hại (gọi tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng và sinh sản, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các dẫn xuất của chúng tồn lưu trong động vật thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Vùng nuôi thuỷ sản thương phẩm tương đương (sau đây gọi tắt là vùng nuôi) là vùng nuôi đồng thời thoả mãn các yêu cầu sau:

cùng một đối tượng nuôi, hình thức nuôi giống nhau,cùng một môi trường nuôi.

Lô nguyên liệu thuỷ sản: là tập hợp nhiều cá thể của một đối tượng động vật thuỷ sản nuôi được thu hoạch cùng thời điểm tại một vùng nuôi thuỷ sản thương phẩm tương đương.

Ðiều 3: Căn cứ để kiểm soát dư lượng tại các cơ sở:

1. Các quy định, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các quy định khác của Nhà nước có liên quan.

2. 2. Ðối với thuỷ sản nuôi xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu và tiêu chuẩn khác với quy định của Việt Nam, việc kiểm tra, giám sát dư lượng sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn hoặc quy định của nước nhập khẩu được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép áp dụng, hoặc theo thoả ước ký kết giữa Việt Nam với các nước nhập khẩu.

Ðiều 4: Phân công nhiệm vụ

[...]