Quyết định 1491/QĐ-BTC năm 2015 về Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 1491/QĐ-BTC
Ngày ban hành 30/07/2015
Ngày có hiệu lực 30/07/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trương Chí chung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

B TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1491/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ;

Căn cứ Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mnh thực hiện cải cách hành chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
-
Th tướng Chính phủ (để báo cáo);
-
Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ (để b/c);
-
Bộ trưởng (để báo cáo);
-
Các Thứ trưng (để chỉ đạo);
-
Lưu: VT, PC (40b).

KT. B TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG




Trương
Chí Trung

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 1491/QĐ-BTC ngày 30/7/2015 của Bộ Tài chính)

Triển khai Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nưc giai đoạn 2011- 2020; Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính. Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 gồm các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính trên tất cả các lĩnh thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và tiếp thu có chọn lọc các thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng cường sự bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch. Rút ngắn thời gian nộp thuế đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của các nước ASEAN-6 còn không quá 121,5 giờ/năm; thời gian hàng hóa xuất nhập khẩu giao lưu qua biên giới đạt mức tối đa 13 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu và 14 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu.

Đến năm 2016 thời gian thực hiện thủ tục về thuế đối với doanh nghiệp, thời gian hoàn thành thủ tục khai thuế, nộp thuế (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) được rút ngắn xuống còn dưới 119 giờ/năm và đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4 đối với 03 nhóm chỉ tiêu mới: Kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế .Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo số doanh nghiệp có liên quan thực hiện kê khai thuế điện tử đạt trên 95%, nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 90%.

Đến năm 2020, bảo đảm mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính đạt trên 80%. Giữ vững và cải thiện chỉ số đánh giá cải cách hành chính của Bộ Tài chính trong tốp các Bộ, ngành dẫn đầu.

3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của ngành đảm bảo thống nhất, phân địch rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp chính quyền, các cơ quan tài chính. Xây dựng bộ máy hiện đại, hiệu quả và hiệu lực, đáp ứng yêu cầu là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

4. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng cơ bản yêu cầu về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hp lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện cơ chế đánh giá công chức, viên chức dựa trên kết quả thực hiện công việc được giao.

5. Tăng cường tính minh bạch, hiệu quả quản lý theo mục tiêu trong việc lập dự toán ngân sách, phân bổ, sử dụng ngân sách; đẩy mạnh triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các đơn vị sự nghiệp; thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp.

6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hành chính và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao; áp dụng và thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tạo sự tác động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

[...]