ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1469/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 18 tháng 6 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH KHUNG KIẾN TRÚC ICT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHIÊN BẢN 1.0
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ
thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số
36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt
động cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
63/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục
cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính quyền
điện tử;
Căn cứ Quyết định số
1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng
đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số
1178/BTTTT-THH ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0;
Căn cứ Công văn số
58/BTTTT-KHCN ngày 11 tháng 01 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông
trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số
829/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
Ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0);
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-HĐND
ngày 12 tháng 7 năm 2018 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua Đề án
“Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2020 định hướng đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số
383/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê
duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số
1779/QĐ-UBND ngày 10 tháng 08 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê
duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1079/TTr-STTTT ngày 19 tháng 5
năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế phiên
bản 1.0 (kèm theo kiến trúc chi tiết),
với các nội dung chủ yếu sau:
1.
Mô hình tổng thể Khung kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên
Huế
Khung kiến trúc ICT
phát triển Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là “Khung kiến trúc
ICT”) được xây dựng tuân theo Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2019 của Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông
minh (phiên bản 1.0) và bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 30145 về Khung tham chiếu ICT cho
Đô thị thông minh. Khung kiến trúc ICT đô thị thông minh bao gồm 4 kiến trúc
thành phần và khung kiến trúc sơ bộ cho 16 lĩnh vực thông minh chuyên ngành.
Các kiến trúc thành
phần bao gồm:
- Kiến trúc Nghiệp vụ;
- Kiến trúc Ứng dụng;
- Kiến trúc Dữ liệu;
- Kiến trúc Công nghệ.
Kiến trúc Nghiệp vụ
bao gồm các quy trình nghiệp vụ cho 16 lĩnh vực thông minh chuyên ngành được lựa
chọn thuộc 6 nhóm lĩnh vực trụ cột của đô thị thông minh:
Sơ đồ Kiến trúc Ứng dụng
tuân theo Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0):
Kiến trúc Dữ liệu và
hạ tầng kỹ thuật trong Kiến trúc Công nghệ theo mô hình vừa phân tán vừa tập trung
theo xu hướng Điện toán biên (Edge Computing) tiên tiến hiện nay. Trong
giai đoạn đầu 2021-2022 sẽ tập trung xây dựng Trung tâm dữ liệu đô thị thông
minh tập trung của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong giai đoạn sau tùy theo quy mô
phát triển của các lĩnh vực tiềm năng có thể xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu
biên (Edge Data Center) chuyên ngành/khu vực cho các ngành Giao thông, Y
tế, Công an, Chiếu sáng đô thị, Du lịch…. Các trung tâm dữ liệu đều được kiến
trúc như một Trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm (SDDC-Software-Defined
Data Center) ứng dụng công nghệ Điện toán đám mây với tất cả các thành phần
hạ tầng kỹ thuật từ kết nối mạng, bảo mật, điện toán cho đến hệ thống lưu trữ,
đều được ảo hóa, được định nghĩa bằng phần mềm và được cung cấp như một dịch vụ,
ứng dụng các công nghệ:
- Mạng định nghĩa bằng
phần mềm (SDN - Software-defined Networking);
- Bảo mật định nghĩa
bằng phần mềm (SDSec - Software-defined Security);
- Lưu trữ định nghĩa
bằng phần mềm (SDS - Software-defined Storage);
Việc thu thập dữ liệu
được thực hiện bởi mạng lưới cảm biến (Sensor network) rộng khắp, trong
đó chú trọng sử dụng các thiết bị biên hỗ trợ trí tuệ nhân tạo. Các dữ liệu cần
cho việc tổng hợp, phân tích dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo sẽ được lưu
trữ tập trung trong Hồ dữ liệu (Data Lake) đô thị thông minh Thừa Thiên
Huế theo kiến trúc:
Các dữ liệu khác được
lưu trữ cục bộ tại các thiết bị biên (Edge devices) và các trung tâm dữ
liệu biên.
Tất cả các dịch vụ đô
thị thông minh đều sử dụng chung các dịch vụ do Nền tảng Đô thị thông minh
Thừa Thiên Huế (SCP - Smart City Platform) cung cấp với kiến trúc
như sau:
Trong lĩnh vực Quản
trị thông minh, tỉnh Thừa Thiên Huế ưu tiên phát triển tiếp Trung tâm giám sát,
điều hành (GSĐH) hiện có của tỉnh thành một Hệ thống trung tâm GSĐH đô thị
thông minh theo mô hình:
Trung tâm GSĐH Đô thị
thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế tuân theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền
thông trong Văn bản số 213/THH-CPĐT ngày 03/03/2021 về việc Hướng dẫn mô hình tổng
thể, yêu cầu chức năng, tính năng của Trung tâm giám sát, điều hành thông minh
cấp tỉnh, cấp bộ (phiên bản 1.0).
Khung kiến trúc ICT
phát triển đô thị thông minh cũng bao gồm khung kiến trúc sơ bộ cho 16 lĩnh vực
thông minh chuyên ngành, trong đó mỗi kiến trúc sơ bộ có đầy đủ 4 kiến trúc
thành phần về nghiệp vụ, ứng dụng, dữ liệu và công nghệ.
2.
Lộ trình triển khai
Khung kiến trúc ICT
phát triển đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế trong Giai đoạn 2021-2025
được thực hiện theo lộ trình 2 bước:
1. Bước 1
(2021-2022): Trong 2 năm cần triển khai các hạng mục mang tính chất nền tảng phục
vụ cho toàn bộ Hệ thống dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh và phục vụ triển
khai các dịch vụ đô thị thông minh cần ưu tiên triển khai.
2. Bước 2
(2023-2025): Triển khai các hạng mục phục vụ việc triển khai diện rộng dịch vụ
đô thị thông minh thuộc các lĩnh vực được xác định trong Khung kiến trúc ICT
phát triển đô thị thông minh phiên bản 1.0 của tỉnh.
3.
Tổ chức thực hiện
a) Trách nhiệm của Sở
Thông tin và Truyền thông
- Quản lý Khung kiến
trúc ICT phát triển đô thị thông minh của tỉnh, hàng năm tổ chức Xem xét đánh
giá kiến trúc, thực hiện Quản lý thay đổi kiến trúc, xem xét thẩm định và trình
Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số và đô thị thông minh tỉnh
Thừa Thiên Huế phê duyệt các phiên bản mới của Khung kiến trúc ICT phát triển
đô thị thông minh của tỉnh;
- Tuyên truyền, phổ
biến Khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh của tỉnh;
- Hướng dẫn các sở,
ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh triển khai Khung kiến trúc ICT phát triển đô thị
thông minh của tỉnh trong các lĩnh vực chuyên ngành. Hướng dẫn các sở ban ngành
có nhu cầu xây dựng các Kiến trúc ICT phát triển dịch vụ đô thị thông minh
chuyên ngành trong việc xây dựng kiến trúc, thực hiện thẩm định các Kiến trúc
ICT phát triển dịch vụ đô thị thông minh chuyên ngành của tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát
và hàng năm báo cáo UBND tỉnh về việc triển khai Khung kiến trúc ICT phát triển
đô thị thông minh của tỉnh;
- Quản lý Bộ chỉ số
đô thị thông minh của tỉnh, lập kế hoạch phân công các sở ngành thu thập dữ liệu
tính, tổng hợp dữ liệu, tính các chỉ số KPI và công bố Bộ chỉ số đô thị thông
minh trên Cổng thông tin đô thị thông minh của tỉnh.
b) Trách nhiệm của Sở,
ban ngành và các cơ quan khác liên quan
Các sở ban ngành trực
thuộc UBND tỉnh và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đô thị tại tỉnh Thừa Thiên
Huế có trách nhiệm:
- Nghiên cứu và tuân
thủ phiên bản hiện hành của Khung kiến trúc đô thị thông minh của tỉnh trong việc
xây dựng các dự án, triển khai các hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ đô thị
thông minh trên địa bàn tỉnh;
- Các sở ban ngành trực
thuộc UBND tỉnh tùy theo nhu cầu của mình có thể xây dựng, duy trì và cập nhật
các Kiến trúc ICT phát triển dịch vụ đô thị thông minh chuyên ngành, nhưng phải
đảm bảo phù hợp với Khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh của tỉnh
và với kiến trúc sơ bộ cho lĩnh vực chuyên ngành mô tả trong Kiến trúc ICT phát
triển đô thị thông minh của tỉnh;
- Tham gia đề xuất và
xem xét các thay đổi kiến trúc (nếu cần) với Sở Thông tin và truyền thông;
- Thu thập dữ liệu và
tính và báo cáo các chỉ số KPI liên quan đến chuyên ngành trong Bộ chỉ số đô thị
thông minh của tỉnh theo kế hoạch phân công của Sở Thông tin và truyền thông.
Điều 2. Quyết
định có hiệu lực từ ngày ký.
Giao Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai tổ
chức thực hiện Khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên
Huế, phiên bản 1.0 theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
-
Bộ
TT&TT (để bc);
- TT. Tỉnh ủy (để bc);
- TT. HĐND tỉnh (để bc);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- VP: CVP Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, CN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|