ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 146/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
23 tháng 01 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM
TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2018 CỦA TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày
19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 225/QĐ-TTg, ngày 04/02/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2251/QĐ-UBND, ngày 30 tháng
10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành kế hoạch cải
cách hành chính của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2701/QĐ-UBND, ngày 20 tháng
12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành kế hoạch cải cách
hành chính năm 2018 của tỉnh Vĩnh Long;
Xét Tờ trình số 06/TTr-SNV, ngày 10/01/2018 của
Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế
hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long.
Điều 2. Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp
với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
Để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đề
ra trong kế hoạch cải cách hành chính năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long
ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính đối với các sở, ban,
ngành tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình công tác
lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính tại các sở,
ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ
cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nước.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm cán bộ, công chức,
viên chức, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn
vị trong thực hiện công tác cải cách hành chính và việc tiếp nhận, giải quyết
phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân về thực hiện thủ tục hành chính;
- Kịp thời phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên
tiến, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục.
2. Yêu cầu
- Việc kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc,
khách quan, chính xác, đạt hiệu quả, không gây trở ngại đến hoạt động của các
đơn vị được kiểm tra.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị
để bảo đảm việc kiểm tra mang tính toàn diện, đồng thời bảo đảm có trọng tâm,
trọng điểm trong kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra phải được tổng hợp, báo cáo UBND
tỉnh sau khi tiến hành kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành công tác cải
cách hành chính
- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo công tác CCHC của
đơn vị.
- Việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm
2018.
- Công tác kiểm tra cải cách hành chính (Việc ban
hành kế hoạch kiểm tra; kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, văn bản chấn chỉnh
sau kiểm tra).
- Công tác tuyên truyền cải cách hành chính (kế hoạch
tuyên truyền và kết quả tuyên truyền cải cách hành chính, phương pháp tuyên
truyền).
- Chế độ thông tin báo cáo công tác cải cách hành
chính.
1.2. Về cải cách thể chế
- Việc ban hành, tham mưu ban hành Văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL).
- Kết quả kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp
luật thuộc lĩnh vực của ngành, của UBND cấp huyện.
1.3. Về cải cách thủ tục hành chính
- Việc rà soát, thống kê trình Chủ tịch UBND tỉnh
công bố các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết tại cơ quan,
đơn vị và thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh thuộc phạm vi trách nhiệm của
ngành.
- Việc công khai, niêm yết thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
- Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động
kiểm soát thủ tục hành chính.
1.4. Về cải cách tổ chức bộ máy
- Việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan, đơn vị, cơ quan trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ
chức thực hiện.
- Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế tại
cơ quan, đơn vị (Quy chế làm việc, Quy tắc ứng xử, Quy chế dân chủ, Quy chế chi
tiêu nội bộ...).
- Việc quản lý sử dụng biên chế gắn với cơ cấu công
chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
- Việc tổ chức thực hiện, đánh giá tình hình phân cấp
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: về tổ chức cán bộ.
1.5. Về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức
- Công tác tuyển dụng, sắp xếp bố trí cán bộ, công
chức, viên chức.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức.
- Công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch, đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm; thực hiện chế độ chính sách đối với
cán bộ, công chức, viên chức; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức hàng
năm.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức,
cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Việc thực hiện Quyết định số 2535/QĐ-UBND, ngày
21/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới trên
địa bàn tỉnh.
1.6. Về cải cách tài chính công
- Việc thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày
17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số
117/2013/NĐ-CP, ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP.
- Việc thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế quản
lý tài chính, tài sản, chi tiêu nội bộ.
1.7. Về hiện đại hóa nền hành chính
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan
hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; (Đưa cổng thông tin điện tử, phần mềm quản
lý hồ sơ văn bản vào hoạt động, bố trí thiết bị máy chủ, biên chế quản trị mạng).
- Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO vào hoạt động quản lý hành chính tại cơ quan, đơn vị. Duy trì
công tác kiểm tra nội bộ, khắc phục lỗi trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng.
1.8. Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông.
- Quyết định thành lập, kiện toàn Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả để tổ chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông. Quyết định phân công cán bộ, công chức viên chức làm
việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Việc ban hành quy chế quy định quy trình tiếp nhận,
chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận một cửa; trách nhiệm của các bộ
phận, cơ quan liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa; trách nhiệm của cán bộ,
công chức làm việc ở bộ phận một cửa. Việc bố trí số lượng cán bộ, công chức
làm việc tại bộ phận một cửa. Việc lập hệ thống sổ sách theo dõi việc tiếp nhận
hồ sơ và trả kết quả. Việc niêm yết các thủ tục hành chính và quy trình, thời
gian giải quyết. Việc thực hiện chế độ phụ cấp một cửa cho cán bộ làm việc trực
tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; bố trí trụ sở và cơ sở vật chất tại
bộ phận một cửa.
- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên
quan trong giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Việc tiếp nhận, xử lý những phản ánh, kiến nghị của
tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân đối với
những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền ban hành.
2. Hình thức kiểm tra
Kiểm tra trực tiếp tại các đơn vị theo kế hoạch.
III. ĐƠN VỊ KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Đơn vị kiểm tra
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu
tư, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Tư pháp.
+ Thời gian kiểm tra: Quý II, III năm 2018 (thời
gian cụ thể sẽ có lịch thông báo sau).
+ Mốc kiểm tra: Từ 01/01/2018 đến thời điểm Đoàn đến
kiểm tra.
- Cấp huyện: Thành phố Vĩnh Long, huyện Bình
Minh, huyện Bình Tân, huyện Mang Thít. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra ít nhất
3 đơn vị cấp xã thuộc huyện.
+ Thời gian kiểm tra: Quý III, IV năm 2018 (thời
gian cụ thể sẽ có lịch thông báo sau).
+ Mốc kiểm tra: Từ 01/01/2018 đến thời điểm Đoàn đến
kiểm tra.
2. Thành phần làm việc với Đoàn kiểm tra
- Cấp tỉnh: Đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, đại
diện lãnh đạo văn phòng sở và các phòng, ban có liên quan, công chức trực tiếp
tham mưu thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Cấp huyện: Đại diện lãnh đạo cấp huyện, lãnh đạo
Phòng Nội vụ, Văn phòng, các phòng, ban có liên quan; công chức trực tiếp tham
mưu thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc UBND các huyện, thị xã, thành
phố.
- Cấp xã: Lãnh đạo UBND cấp xã, các công chức cấp
xã có liên quan.
IV. KINH PHÍ KIỂM TRA
Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác cải cách hành
chính được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho Sở Nội vụ năm 2018.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thành
lập Đoàn kiểm tra cải cách hành chính của tỉnh năm 2018 với thành phần, số lượng
thành viên đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng lịch kiểm tra, đề cương hướng dẫn để
thông báo đến các cơ quan, đơn vị được kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác
kiểm tra theo kế hoạch.
- Kết thúc mỗi đợt kiểm tra tổng hợp báo cáo kết quả,
đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản để chấn chỉnh những tồn tại, đề
xuất giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém, đề xuất mức xử lý đối với
các tập thể, cá nhân thực hiện chưa nghiêm hoặc sai phạm quy định trong công
tác cải cách hành chính.
2. Giao các sở, ban, ngành có liên quan phân công
lãnh đạo và chuyên viên tham gia Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính
theo kế hoạch kiểm tra đúng quy định.
3. Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm
chuẩn bị đầy đủ các báo cáo, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; bố trí
thành phần làm việc với Đoàn kiểm tra đúng thời gian quy định; tạo điều kiện để
Đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện không thuộc đối
tượng Đoàn kiểm tra của tỉnh, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân
tỉnh xây dựng kế hoạch tự kiểm tra công tác cải cách hành chính trong nội bộ cơ
quan, đơn vị, địa phương (kể cả cơ quan, đơn vị trực thuộc), báo cáo kết quả kiểm
tra gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày
30/11/2018./.