Quyết định 145/2004/QĐ-UB phê duyệt Chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo của Thành phố giai đọan 2004-2010 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 145/2004/QĐ-UB
Ngày ban hành 25/05/2004
Ngày có hiệu lực 25/05/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Thanh Hải
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 145/2004/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2004 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2004-2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhõn dõn và Ủy ban nhõn dõn ngày 26 thỏng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 và Công văn số 2685/VP-CP-QHQT ngày 21 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005;
Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 11 tháng 02 năm 2004 về tổng kết 11 năm thực hiện Chương trình Xóa đói giảm nghèo của thành phố giai đoạn 1992-2003 và Chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2004-2010;
Xét đề nghị của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố tại Tờ trình số 01/TT-BCĐ ngày 03 tháng 02 năm 2004;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo của thành phố, giai đoạn 2004-2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố, Thủ trưởng các sở-ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.-

 

 
Nơi nhận:  
- Như điều 3  
- Thủ tướng Chính phủ
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- Văn phòng Chính phủ
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Ủy ban nhân dân thành phố
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
- Các Đoàn thể thành phố
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy
- Các Ban Hội đồng nhân dân thành phố
- Kho bạc Nhà nước thành phố
- Ngân hàng chính sách xã hội
- Các Thành viên Ban chỉ đạo xóa đói  giảm nghèo và việc làm thành phố
- VPHĐ-UB: Các PVP
- Các Tổ NCTH
- Lưu (VX-LC)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Lê Thanh Hải

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2004 – 2010.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145 /2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố).

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX nêu rõ: “... tạo việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo;...”; Báo cáo Chính trò tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VII đã x¸c định “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố” và định hướng về quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố đến năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố;

Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2004 - 2010, như sau:

1.2. Tình hình kinh tế của thành phố tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Đây là yếu tố quan trọng trong việc giảm hộ nghèo của thành phố.

1.3. Qua thực tiễn hơn 11 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, thành phố đã thu được nhiỊu kết quả và bài học kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, quản lý, điều hành, huy động nguồn lực và chỉ đạo, thực hiện; đặc biệt đã tạo được phong trào nhân dân ngày càng mang tính tỉ chc xã hội hóa sâu rộng vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo; nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo đã xuất hiện và được nhân rộng ở các hộ gia đình, phường-xã, quận-huyện mang lại hiệu quả kinh tế–xã hội. Cơ chế, chính sách không chỉ dừng lại ở chống tái đói, giảm nghèo mà còn ngăn chặn tái nghèo ở hộ nghèo; đồng thời mở rộng ra khả năng làm chuyển biến các khu phố-ấp nghèo và xã-phường nghèo của thành phố. Đây là những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo trong giai đoạn hai.

1.4. Người nghèo thành phố bước đầu có nhận thức đúng, có ý thức tự phấn đấu vươn lên thoát đói, giảm nghèo; biết thực hành tiết kiệm, học hỏi cách làm ăn, tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ trên các mặt của Nhà nước và cộng đồng. Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc giảm hộ nghèo của thành phố.

1.5. Hệ thống tổ chức cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp đã được hình thành, đang thực hiện tốt nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cđa thµnh ph.

2. Những khó khăn thách thức:

2.1. Mặt trái của kinh tế thị trường tiếp tục bộc lộ và tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và v¨n ha của cá nhân, gia đình và của các nhóm xã hội. Theo dự báo, kinh tế thành phố s tiếp tục tăng trưởng, nhưng khoảng cách phân tầng xã hội giữa hai cực giàu và nghèo có xu hướng ngày càng giãn rộng ra, đòi hỏi phải có những chính sách, giải pháp cụ thể để giữ khoảng cách chênh lệch này ở mức hợp lý, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo.

2.2. Tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của thành phố sẽ làm cho một bộ phận dân cư trở nên nghèo hoặc đã giảm nghèo nhưng sẽ bị tái giảm nghèo trở lại. Cơ sở hạ tầng các xã nghèo tuy được tăng cường một bước, nhưng những nhu cầu bức xúc vẫn còn nhiều.

2.3. Những thành tựu mà công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được còn thiếu tính bền vững; mức chuẩn nghèo theo tiêu chí của thành phố còn thấp so với khu vực và thế giới, nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao. Người nghèo vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản.

2.4- Các cơ chế chính sách để hỗ trợ cho người nghèo tuy đã và đang được triển khai thực hiện, song chưa thống nhất, đồng bộ ở một số ngành và chưa thích ứng với điều kiện cụ thể của một số địa phương trong giai đoạn giảm nghèo, chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, vì vậy hiệu quả thực hiện chưa cao.

2.5. Đội ngũ cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo, nhất là ở cấp phường-xã còn yếu về năng lực và thiếu ổn định; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa thường xuyên, làm hạn chế khả năng quản lý, điều hành thực hiện chương trình ở cơ sở.

II.- MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO:

1. Phải bảo đảm tính xã hội hóa cao của chương trình, trên cơ sở tạo thành một phong trào hành động Cách mạng sâu rộng trong nhân dân; huy động sức mạnh của cộng đồng xã hội, để hỗ trợ có hiệu quả cho người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo của thành phố.

[...]