Quyết định 1447/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 3805/2011/QĐ-UBND
Số hiệu | 1447/2012/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/06/2012 |
Ngày có hiệu lực | 23/06/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký | Đặng Huy Hậu |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1447/2012/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 13 tháng 6 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Quản lý chất thải quy hại”;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1230/TNMT-BVMT ngày 28/5/2012 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 73/BC-STP ngày 22/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 3805/2011/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của UBND Tỉnh, với nội dung sau:
1. Chỉnh sửa Điều 4 như sau:
“Điều 4: Thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; Cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép QLCTNH và đăng ký hoạt động vận chuyển, xử lý tiêu hủy CTNH trên địa bàn tỉnh
Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH có cơ sở phát sinh CTNH trong địa bàn tỉnh; Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh”.
2. Chỉnh sửa Điều 6 như sau:
“Điều 6. Điều kiện hành nghề QLCTNH; Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; Lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH; Điều chỉnh và gia hạn; thu hồi giấy phép QLCTNH
Điều kiện hành nghề QLCTNH; Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH; Điều chỉnh và gia hạn, thu hồi giấy phép QLCTNH được thực hiện theo quy định tại các điều từ 11÷22 TT12/2011/BTNMT”.
3. Chỉnh sửa Điều 12 như sau:
- Bỏ Điểm b Khoản 12.1: “Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, kết luận các chất thải nguy hại dạng 01 sao (*) là CTNH hay chất thải thông thường”.
- Điểm c Khoản 12.1: Bỏ nội dung “Không đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (đối với chủ vận chuyển ,xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động )”; Sửa thành: “Chủ trì kiểm tra công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải theo chủng loại, khối lượng và biện pháp quản lý đã đăng ký; Các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH trên địa bàn tỉnh; Phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân phát sinh CTNH hoặc tham gia hoạt động vận chuyển,xử lý, tiêu hủy CTNH nhưng không đăng ký chủ nguồn thải hoặc không có Giấy phép QLCTNH”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác của Quyết định số 3805/2011/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của UBND Tỉnh không thay đổi.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1447 /2012/QĐ-UBND ngày 13 / 6 /2012 của Ủy
ban nhân dân Tỉnh)
Quy chế này quy định việc quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng ninh nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tới mức thấp nhất việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người do chất thải nguy hại gây ra.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1447/2012/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 13 tháng 6 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Quản lý chất thải quy hại”;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1230/TNMT-BVMT ngày 28/5/2012 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 73/BC-STP ngày 22/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 3805/2011/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của UBND Tỉnh, với nội dung sau:
1. Chỉnh sửa Điều 4 như sau:
“Điều 4: Thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; Cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép QLCTNH và đăng ký hoạt động vận chuyển, xử lý tiêu hủy CTNH trên địa bàn tỉnh
Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH có cơ sở phát sinh CTNH trong địa bàn tỉnh; Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh”.
2. Chỉnh sửa Điều 6 như sau:
“Điều 6. Điều kiện hành nghề QLCTNH; Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; Lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH; Điều chỉnh và gia hạn; thu hồi giấy phép QLCTNH
Điều kiện hành nghề QLCTNH; Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH; Điều chỉnh và gia hạn, thu hồi giấy phép QLCTNH được thực hiện theo quy định tại các điều từ 11÷22 TT12/2011/BTNMT”.
3. Chỉnh sửa Điều 12 như sau:
- Bỏ Điểm b Khoản 12.1: “Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, kết luận các chất thải nguy hại dạng 01 sao (*) là CTNH hay chất thải thông thường”.
- Điểm c Khoản 12.1: Bỏ nội dung “Không đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (đối với chủ vận chuyển ,xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động )”; Sửa thành: “Chủ trì kiểm tra công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải theo chủng loại, khối lượng và biện pháp quản lý đã đăng ký; Các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH trên địa bàn tỉnh; Phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân phát sinh CTNH hoặc tham gia hoạt động vận chuyển,xử lý, tiêu hủy CTNH nhưng không đăng ký chủ nguồn thải hoặc không có Giấy phép QLCTNH”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác của Quyết định số 3805/2011/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của UBND Tỉnh không thay đổi.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1447 /2012/QĐ-UBND ngày 13 / 6 /2012 của Ủy
ban nhân dân Tỉnh)
Quy chế này quy định việc quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng ninh nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tới mức thấp nhất việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người do chất thải nguy hại gây ra.
Quy chế này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh và các tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng ninh liên quan tới việc phát sinh, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
3.2- Chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn Việt nam.
3.3- Quản lý chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là QLCTNH) là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH.
3.4- Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế CTNH.
3.5- Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của CTNH (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.
3.6- Sơ chế CTNH là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ-lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xử lý hoặc nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của CTNH cho phù hợp với các phương pháp xử lý khác nhau.
3.7- Đồng xử lý CTNH là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để xử lý CTNH, trong đó CTNH được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên vật liệu bổ sung cho quá trình sản xuất này.
3.8- Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có nguồn gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đã qua sử dụng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này theo đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đó mà không qua bất kỳ khâu xử lý hay sơ chế nào.
3.9- Giấy phép QLCTNH là tên gọi chung cho các loại giấy phép sau:
a) Giấy phép hành nghề QLCTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 Quy định về quản lý CTNH (sau đây viết tắt là TT12/2011/BTNMT);
b) Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là TT12/2006/BTNMT);
c) Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ xử lý CTNH theo quy định tại TT12/2006/BTNMT.
3.10- Chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH (sau đây gọi tắt là cơ sở phát sinh CTNH).
3.11- Chủ hành nghề QLCTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH.
3.12- Chủ vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại TT12/2006/BTNMT.
3.13- Chủ xử lý CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại TT12/2006/BTNMT.
3.14- Chủ tái sử dụng CTNH là tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH để tái sử dụng trực tiếp.
3.15- Đại lý vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được chủ hành nghề QLCTNH uỷ quyền hoặc hợp đồng để thực hiện hoạt động vận chuyển CTNH.
3.16- Cơ quan quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CQQLCNT) là cơ quan có thẩm quyền quản lý các chủ nguồn thải CTNH theo quy định.
3.17- Cơ quan cấp phép (sau đây viết tắt là CQCP) là tên gọi chung của các cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH.
3.18- Mã số QLCTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải hoặc Giấy phép QLCTNH.
3.19- Địa bàn hoạt động là phạm vi địa lý cho phép thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép QLCTNH.
Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH có cơ sở phát sinh CTNH trong địa bàn tỉnh; Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh.
Điều 5. Phân định, phân loại CTNH
1. Việc phân định, phân loại CTNH được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 8 - TT12/2011/BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (sau đây viết tắt là QCVN 07:2009/BTNMT).
2. Nguyên tắc phân định CTNH bao gồm:
a) Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về ngưỡng CTNH;
b) Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải thành phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH;
c) Loại chất thải có khả năng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụ lục 8 - TT12/2011/BTNMT khi chưa phân định được là không nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT thì phải quản lý theo quy định như đối với CTNH.
Điều kiện hành nghề QLCTNH; Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH; điều chỉnh và gia hạn; thu hồi giấy phép QLCTNH được thực hiện theo quy định tại các điều từ 11¸22 TT12/2011/BTNMT.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH
7.1- Thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Điều 15 - TT12/2011/BTNMT khi bắt đầu hoạt động hoặc bắt đầu có các CTNH phát sinh thường xuyên hàng năm và tồn lưu (nếu có).
Trong thời gian từ khi nộp hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho đến khi được cấp Sổ đăng ký, chủ nguồn thải CTNH được coi là đã thực hiện trách nhiệm đăng ký về việc phát sinh CTNH với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường.
7.2- Sao gửi Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi có địa điểm cơ sở phát sinh CTNH.
7.3- Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu phát sinh CTNH và phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng CTNH phải đăng ký và quản lý; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi CTNH được xử lý an toàn, triệt để.
7.4- Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đóng gói, bảo quản CTNH trong các bao bì chuyên dụng hoặc thiết bị lưu chứa CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương tự như quy định tại Mục 1, 2 Phụ lục 7 - TT12/2011/BTNMT.
7.5- CTNH phải được nhanh chóng đưa đi xử lý. Trường hợp cần lưu giữ tạm thời CTNH quá thời hạn 06 (sáu) tháng do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi, chưa tìm được chủ hành nghề QLCTNH phù hợp hoặc số lượng CTNH phát sinh quá thấp, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm thông báo với CQQLCNT để biết bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo QLCTNH.
7.6- Phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc phân định, phân loại và quản lý CTNH; được sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài (nếu cần thiết).
7.7- Trường hợp không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động và danh sách CTNH được phép quản lý phù hợp.
Trường hợp có mục đích tái sử dụng trực tiếp thì chỉ được ký hợp đồng với các chủ hành nghề QLCTNH, không được ký với các chủ vận chuyển CTNH được cấp phép theo quy định tại TT12/2006/BTNMT.
Khi ký hợp đồng với chủ vận chuyển CTNH được cấp phép theo quy định tại TT12/2006/BTNMT tham gia vận chuyển CTNH không có mục đích tái sử dụng trực tiếp, hợp đồng phải đảm bảo 1 trong 2 yêu cầu sau:
+ Ký ba bên giữa chủ nguồn thải CTNH, chủ vận chuyển CTNH và chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH.
+ Ký giữa chủ nguồn thải CTNH và chủ vận chuyển CTNH, đồng thời phải có sự chứng kiến, xác nhận của chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH trên hợp đồng.
7.8- Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 - TT12/2011/BTNMT, trừ trường hợp tự xử lý CTNH nêu tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 - TT12/2011/BTNMT.
Chủ nguồn thải CTNH phải thống nhất với các tổ chức, cá nhân có liên quan để khai đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng chuyển giao CTNH và các quy định trong Giấy phép QLCTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH.
7.9- Theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý CTNH căn cứ vào nội dung hợp đồng và Chứng từ CTNH; lập sổ giao nhận CTNH để theo dõi loại, số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị tiếp nhận và xử lý CTNH của mình. Trường hợp cần thiết, chủ nguồn thải CTNH cử cán bộ trực tiếp tham gia giám sát quá trình vận chuyển, xử lý CTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH.
Sau thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của Chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ phía tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH phải có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc hoặc báo cáo với CQQLCNT để có biện pháp kiểm tra, xử lý.
7.10- Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) theo quy định tại Phụ lục 5 (A) - TT12/2011/BTNMT.
7.11- Lập báo cáo QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) - TT12/2011/BTNMT với kỳ báo cáo 6 (sáu) tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến 30 tháng 6 và từ ngày 01 tháng 7 đến 31 tháng 12 hàng năm và nộp trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo, trừ các trường hợp sau:
a) Chủ nguồn thải CTNH nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều này được sử dụng kỳ báo cáo 01 (một) năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm và nộp trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo;
b) Chủ nguồn thải CTNH nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
Ngoài ra, chủ nguồn thải CTNH phải lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với các chủ nguồn thải CTNH nêu tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này, việc nộp báo cáo QLCTNH được coi là hoàn thành trách nhiệm đăng ký phát sinh CTNH với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường.
7.12- Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên Chứng từ CTNH đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
7.13- Áp dụng đồng thời việc kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Khuyến khích chủ nguồn thải CTNH tự đăng ký áp dụng khi chưa có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
7.14- Trường hợp phát sinh đột xuất (không thường xuyên hàng năm) với số lượng một lần lớn hơn 10 (mười) kg đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 50 (năm mươi) kg đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, hoặc số lượng bất kỳ đối với CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) thì phải báo cáo cho CQQLCNT trong vòng 01 (một) tháng kể từ ngày phát sinh không chủ định (như CTNH phát sinh do sự cố) hoặc chậm nhất là 01 (một) tháng trước ngày phát sinh có chủ định (như CTNH phát sinh từ việc xây dựng, phá dỡ, sửa chữa, cải tạo cơ sở). Báo cáo có đầy đủ thông tin về tên, mã CTNH, số lượng, thời gian, lý do phát sinh đột xuất.
7.15- Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (nếu có) cho CQQLCNT.
Thực hiện đầy đủ các quy định tại các điều 26, 27, 28 - TT12/2011/BTNMT và mục 6.2 điều 6 của Quy chế này.
Điều 9. Trách nhiệm của chủ tái sử dụng CTNH
9.1- Chỉ được phép tiếp nhận CTNH để tái sử dụng trực tiếp từ các chủ hành nghề QLCTNH có Giấy phép QLCTNH phù hợp.
9.2- Chỉ được phép tái sử dụng trực tiếp CTNH theo đúng mục đích ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm, vật liệu, hoá chất là nguồn gốc phát sinh CTNH này, cấm sử dụng cho mục đích khác hoặc chuyển giao lại cho một tổ chức, cá nhân khác mà không tái sử dụng trực tiếp.
9.3- Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 - TT12/2011/BTNMT.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 10. Nguyên tắc phân công trách nhiệm
10.1- Bảo đảm thống nhất công tác quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn tỉnh, tránh hình thức, chồng chéo, hoặc không có cơ quan chịu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý CTNH;
10.2- Phân công trách nhiệm cho các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các địa phương dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về CTNH;
10.3- Ngoài việc thực hiện trách nhiệm được phân công tại Quy chế này; các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý CTNH được phân cấp theo quy định của Pháp luật.
Điều 11. Thẩm quyền và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
11.1- Uỷ ban nhân dân tỉnh
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn tỉnh theo phân cấp được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành cấp Trung ương quyết định những vấn đề về quy hoạch đất đai cho các khu xử lý CTNH và các bãi chôn lấp chất thải. Tổ chức theo thẩm quyền các loại hình tổ chức dịch vụ quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh; chủ động cân đối và khai thác các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong tỉnh, các loại phí CTNH, các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn lực khác nhằm thực hiện tốt kế hoạch quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh;
c) Hàng năm tiến hành thống kê CTNH, tổng hợp tình hình quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
11.2- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Thực hiện quản lý nhà nước về CTNH tại địa phương theo các nội dung sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền các quy định về quản lý CTNH tại địa phương;
b) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về CTNH cho cán bộ, nhân dân và các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
c) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về quản lý CTNH; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về về quản lý CTNH theo phân cấp; phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý CTNH trên địa bàn và giải quyết, khắc phục sự cố do CTNH gây ra;
d) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về CTNH của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hoặc uỷ quyền.
11.3- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Thực hiện quản lý nhà nước về CTNH tại địa phương theo các nội dung sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về CTNH cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; tổ chức vận động nhân dân đưa tiêu chí về quản lý CTNH là một nội dung xét công nhận thôn, làng, bản... và gia đình văn hóa;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và các cơ quan chức năng liên quan trong công tác quản lý CTNH trên địa bàn và giải quyết, khắc phục sự cố do CTNH gây ra;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp đối với các vi phạm về quản lý CTNH trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao hoặc uỷ quyền.
Điều 12- Thẩm quyền và trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
12.1- Sở Tài nguyên và Môi trường
Chịu trách nhiệm tham mưu và trực tiếp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về CTNH, gồm các nội dung:
a) Chủ trì thẩm định hồ sơ và cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép QLCTNH theo thẩm quyền quy định tại TT12/2011/BTNMT. Sau khi cấp, gia hạn, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép QLCTNH, phải báo cáo Tổng Cục Môi trường và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH;
b) Chủ trì kiểm tra công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải theo chủng loại, khối lượng và biện pháp quản lý đã đăng ký; Các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH trên địa bàn toàn tỉnh; Phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân phát sinh CTNH hoặc tham gia hoạt động vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH nhưng không đăng ký chủ nguồn thải hoặc không có Giấy phép QLCTNH.
c) Hướng dẫn nội dung về lập và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp CTNH theo phân cấp;
d) Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về quản lý CTNH: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức phổ biến Quy chế Quản lý CTNH trên phạm vi toàn tỉnh; tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý CTNH và tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và nhân dân về quản lý CTNH; Tăng cường việc thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký chủ nguồn thải CTNH thông qua hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH để rút ngắn thời gian và giảm thiểu văn bản;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do CTNH gây ra;
f) Hàng năm phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và các địa phương tiến hành thống kê CTNH, tổng hợp tình hình quản lý CTNH trong phạm vi toàn tỉnh để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
12.2- Công an tỉnh
a) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý CTNH đối với các chủ nguồn thải CTNH thuộc ngành Công an;
b) Tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý CTNH trên địa bàn toàn tỉnh;
c) Thực hiện kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện ứng phó, khắc phục sự cố do CTNH gây ra theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12.3- Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp CTNH hợp vệ sinh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc giám sát quản lý đô thị, đặc biệt chú ý tới vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy, chôn lấp CTNH của các đô thị và khu công nghiệp;
c) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý CTNH đối với các hoạt động thi công công trình, xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý chất thải, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung.
12.4- Sở Khoa học và Công nghệ
a) Hướng dẫn, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý CTNH; chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định công nghệ xử lý CTNH khi tham gia đoàn kiểm tra cấp giấy phép xử lý CTNH do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì;
b) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quản lý CTNH;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân.
12.5- Sở Y tế
a) Giám sát, kiểm tra và có các biện pháp hữu hiệu buộc các bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế này và Quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan trong việc quy hoạch, lựa chọn công nghệ, thiết bị, đầu tư xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý nước thải, lò đốt chất thải y tế đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường.
12.6- Sở Giao thông vận tải
Tổ chức thống kê, đánh giá các loại CTNH của ngành giao thông vận tải, lưu ý các loại dầu mỡ thải, ác quy chì tải, bầu lọc dầu… của các phương tiện giao thông; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp quản lý CTNH thuộc ngành giao thông vận tải theo quy định.
12.7- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thông
Tổ chức kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch quản lý an toàn các kho thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các chế phẩm sinh học sử dụng trong chế biến và nuôi trồng thủy sản..; thu gom xử lý các bao, gói, chai lọ đựng hóa chất, chế phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, động vật sau khi sử dụng, không để phát tán ra môi trường.
12.8- Công thương
Tổ chức thống kê, đánh giá các loại CTNH của ngành công thương; Giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế này; Huy động các nguồn vốn để đầu tư cho các công trình xử lý CTNH và thay thế, đổi mới công nghệ, thiết bị lạc hậu bằng công nghệ và thiết bị tiên tiến.
12.9- Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi về chi phí thuê đất, giải phóng mặt bằng, vốn, ưu đãi về các loại thuế, phí đối với các công trình xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh.
12.10- Ban quản lý khu kinh tế
Chịu trách nhiệm quản lý CTNH phát sinh trong các khu công nghiệp, khu kinh tế như trách nhiệm của UBND cấp huyện đối với CTNH phát sinh trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
12.11- Đài Phát thanh – truyền hình, Báo Quảng Ninh
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về quản lý CTNH; Biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác quản lý CTNH; Phản ánh các sự việc vi phạm pháp luật về quản lý CTNH thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
12.11- Các Sở, ban ngành khác
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý CTNH trong lĩnh vực, địa bàn thuộc Sở, ban, ngành mình quản lý; Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý CTNH; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý CTNH và tuyên truyền nâng cao nhận thức về CTNH trong phạm vi ngành mình.
Điều 13. Thẩm quyền và trách nhiệm của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý CTNH trong lĩnh vực, địa bàn Tập đoàn quản lý; Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý CTNH; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý CTNH và tuyên truyền nâng cao nhận thức về CTNH của tập đoàn.
14.1- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý CTNH.
14.2- Các sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý CTNH trong lĩnh vực thuộc địa phương, ban, ngành mình quản lý.
15.1- Định kỳ 06 tháng và hàng năm, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo định kỳ công tác quản lý CTNH về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
15.2- Định kỳ hàng năm và 05 năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTNH
Điều 16. Thanh tra, kiểm tra về quản lý CTNH
16.1- Sở Tài nguyên và Môi trường; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý CTNH; Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu, kiến nghị về quản lý CTNH trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
16.2- Các Sở, ngành chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý CTNH trong lĩnh vực do địa phương, đơn vị mình quản lý.
Điều 17. Xử lý vi phạm về quản lý CTNH
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý CTNH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc thu hồi giấy phép QLCTNH; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định. Cá nhân có hành vi phạm tội, vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý CTNH thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Việc quản lý CTNH phát sinh từ các hoạt động có liên quan tới lĩnh vực dầu khí, y tế, sử dụng chất phóng xạ, chất cháy nổ... ngoài việc tuân thủ nghiêm quy định của quy chế này, còn phải tuân thủ các quy định riêng về hoạt động của lĩnh vực đó theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 19. Tranh chấp giữa các bên mà một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc áp dụng các quy định của Quy chế này được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Quy chế này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 20. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy chế này trên địa bàn tỉnh.
Điều 21. Các Sở, ngành và địa phương có các cơ sở sản xuất, kinh doanh có khả năng phát sinh CTNH phải chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc quyền quản lý của Sở, ngành và địa phương mình thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan về quản lý CTNH. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị cần kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.