ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1445/QĐ-UBND
|
Bắc Cạn, ngày 19 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH
PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI
ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg
ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC
ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020;
Căn cứ Công văn số 11909/BTC-HCSN
ngày 07/9/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư
số 15/2017/TT-BTC;
Căn cứ Công văn số 144/HĐND-VP
ngày 15/9/2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc cho ý kiến về quy
định tạm thời thực hiện một số nội dung theo Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017;
Sau khi xem xét Tờ trình số
148/TTr-STC ngày 12/9/2017 của Sở Tài chính về việc ban hành quy định tạm thời
một số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời
một số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn.
Điều 2. Các đơn vị, địa phương thực hiện theo nội dung
phê duyệt tại Điều 1 và theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Thời gian thực hiện Quyết định này kể
từ ngày ký đến hết năm 2017.
Cơ chế thanh toán cho phép kéo dài đến
ngày 31/01/2018.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
Sở Tài chính; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh,
Chánh Văn phòng xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và
Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3 (T/h);
- Bộ Tài chính;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Sở Tư
pháp;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu; VT, VX-KG, TH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày19/9/2017 của
UBND tỉnh Bắc Kạn)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quyết định này quy định tạm thời một
số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn,
gồm:
a) Quy định mức hỗ trợ dự án phát triển
sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
b) Quy định về chi xây dựng và quản
lý dự án.
c) Quy định về mức hỗ trợ cho các hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án.
d) Quy định về hỗ
trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất.
đ) Quy định mức chi hỗ trợ công tác
quản lý về giảm nghèo ở cấp xã.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự
nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 3. Quy định
mức hỗ trợ dự án, mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng
mô hình giảm nghèo.
Mức hỗ trợ dự án phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tối đa
không quá 300 triệu đồng/dự án (bao gồm các dự án phát triển ngành nghề, dịch vụ).
Trong đó:
1. Hỗ trợ chi phí đầu tư cho sản xuất
(thuộc các nội dung chi hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
như: Chi hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, phân bón,...., chi xây dựng
nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất) tối
đa không quá 260 triệu đồng/dự án. Riêng đối với dự án
phát triển ngành nghề, dịch vụ: Mức hỗ trợ xây dựng nhà xưởng sản xuất tối đa
không quá 60 triệu đồng/dự án; mức hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị, công
cụ, vật tư phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất tối đa không quá 200 triệu đồng/dự
án.
2. Hỗ trợ các chi phí khác tối đa
không quá 40 triệu đồng/dự án (bao gồm chi tập huấn, hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến
tận gia đình hướng dẫn thực hiện dự án, chi xây dựng và quản lý dự án).
Điều 4. Quy định
về chi xây dựng và quản lý dự án.
Mức chi xây dựng và quản lý dự án
không quá 8% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án. Mức chi này đã nằm
trong mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/dự án.
Điều 5. Quy định
về mức hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án
phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp.
1. Hộ nghèo: Các hộ nghèo tham gia dự
án hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp được hỗ trợ các nội dung dưới đây với mức hỗ trợ không
quá 15 triệu đồng/hộ/năm:
- Đối với dự án trồng trọt: Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông
cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Đối với dự án chăn nuôi: Hỗ trợ giống,
chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ sản xuất.
- Đối với dự án lâm nghiệp: Hỗ trợ lần
đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón.
- Đối với dự án nuôi trồng thủy sản:
Hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, ngư cụ
đánh bắt.
2. Hộ cận nghèo: Hỗ trợ bằng 80% mức
hỗ trợ hộ nghèo.
3. Hộ mới thoát nghèo: Hỗ trợ bằng
60% mức hỗ trợ hộ nghèo.
Hình thức hỗ trợ: Chỉ thực hiện hỗ trợ
thông qua dự án phát triển sản xuất và nhân rộng, mô hình giảm nghèo do các
nhóm hộ, tổ, nhóm hợp tác triển khai thực hiện. Không thực hiện hỗ trợ trực tiếp
cho từng hộ độc lập không tham gia vào dự án, mô hình.
Điều 6. Quy định
về hỗ trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất.
1. Hộ nghèo: Các hộ nghèo tham gia dự
án phát triển ngành nghề, dịch vụ được hỗ trợ tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ/năm.
Trong đó:
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xưởng sản
xuất tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ/năm.
Hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị,
công cụ, vật tư phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất tối đa không quá 12 triệu
đồng/hộ/năm.
2. Hộ cận nghèo: Hỗ trợ bằng 80% mức
hỗ trợ hộ nghèo.
3. Hộ mới thoát nghèo: Hỗ trợ bằng
60% mức hỗ trợ hộ nghèo.
Tổng mức hỗ trợ được tính theo hợp đồng
xây dựng nhà xưởng, hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư sản xuất và các
chứng từ chi tiêu hợp pháp khác nhưng không vượt quá 260
triệu đồng/dự án. Hình thức hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ cho cả nhóm hộ, tổ, nhóm hợp
tác triển khai thực hiện dự án phát triển ngành nghề, dịch vụ. Không thực hiện
hỗ trợ việc xây dựng nhà xưởng sản xuất hay mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư sản
xuất cho từng hộ độc lập.
Điều 7. Quy định
mức chi hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã.
Mức hỗ trợ công tác quản lý về giảm
nghèo ở cấp xã: 05 triệu đồng/xã/năm đối với các xã thuộc huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135.