Nghị quyết 41/2017/NQ-HĐND về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu | 41/2017/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 07/12/2017 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2018 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Nguyễn Văn Du |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2017/NQ-HĐND |
Bắc Kạn, ngày 07 tháng 12 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ BẢY
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 95/TTr-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết quy định một số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định về hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo
1. Nguyên tắc, đối tượng hỗ trợ
a) Chỉ thực hiện hỗ trợ thông qua dự án phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo do các nhóm hộ, tổ, nhóm hợp tác triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện dự án, không thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho từng hộ độc lập;
b) Các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tham gia cùng một thời điểm nhiều dự án nhưng mức hỗ trợ tối đa cho một hộ của cả giai đoạn 2017 - 2020 không được vượt quá mức hỗ trợ tối đa quy định khoản 2, khoản 3, Điều này;
c) Đối tượng hỗ trợ: Là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia các nhóm hộ, tổ, nhóm hợp tác tham gia thực hiện dự án, mô hình.
2. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
Mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/dự án, trong đó:
a) Chi phí cho đầu tư sản xuất (nội dung hỗ trợ quy định tại tiết a, b, c, đ khoản 1, Điều 10, Thông tư số 15/2017/TT-BTC): tối đa không quá 260 triệu đồng/dự án, trong đó mức hỗ trợ:
- Hộ nghèo: Hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/hộ/dự án;
- Hộ cận nghèo: Hỗ trợ bằng 80% mức hỗ trợ hộ nghèo;
- Hộ mới thoát nghèo: Hỗ trợ bằng 60% mức hỗ trợ hộ nghèo.
b) Hỗ trợ chi phí khác: Tối đa không quá 40 triệu đồng/dự án, trong đó:
- Chi phí khác (Chi tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người tham gia dự án, mô hình; hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án, mô hình cho đến khi có kết quả; Chi tổ chức đi thực tế học tập): Tối đa không quá 16 triệu đồng/dự án;
- Chi xây dựng và quản lý dự án (không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 8% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án): Tối đa không quá 24 triệu đồng/dự án.
3. Dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ
Hỗ trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất tham gia dự án phát triển ngành, nghề dịch vụ mức tối đa 300 triệu đồng/dự án, trong đó:
a) Hỗ trợ xây dựng nhà xưởng: tối đa là 60 triệu đồng/dự án, trong đó mức hỗ trợ:
- Hộ nghèo: Hỗ trợ không quá 3 triệu đồng/hộ/dự án;
- Hộ cận nghèo: Hỗ trợ bằng 80% mức hỗ trợ hộ nghèo;
- Hộ mới thoát nghèo: Hỗ trợ bằng 60% mức hỗ trợ hộ nghèo.