BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
1418/2000/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH THƯỜNG QUY GIÁM SÁT HIV/AIDS Ở VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
- Căn cứ Nghị định số 68/CP
ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy Bộ Y tế;
- Căn cứ Quyết định số 605/BYT-QĐ ngày 3/5/1995 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
thành lập Ban phòng chống AIDS Bộ Y tế;
- Căn cứ Quyết định số 3431/1998/QĐ-BYT ngày 7/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành bản “Quy định về tổ chức và lề lối làm việc của Ban phòng chống
AIDS - Bộ Y tế”;
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này bản “Thường quy giám sát
HIV/AIDS ở Việt Nam”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban
hành. Các quy định trước đây trái với quy định trong quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.
Các ông, bà Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng,
Vụ Điều trị, Vụ Pháp chế – Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc
Sở y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành và
các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thưởng
|
THƯỜNG QUY GIÁM SÁT
HIV/AIDS Ở VIỆT NAM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 1418/2000/QĐ-BYT ngày 4 tháng 5 năm 2000 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
I. MỤC TIÊU,
PHƯƠNG CÁCH XÉT NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP MẪU
1. Mục tiêu xét nghiệm HIV:
Xét nghiệm HIV gồm 4 mục tiêu:
1.1. Giám sát HIV/AIDS.
1.2. An toàn truyền máu.
1.3. Chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS.
1.4. Nghiên cứu khoa học.
2. Các phương cách xét nghiệm:
Các phương cách xét nghiệm HIV phụ
thuộc vào mục tiêu xét nghiệm:
2.1. Phương cách I (áp dụng cho
công tác an toàn truyền máu): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương
cách I khi mẫu đó dương tính với một trong các thử nghiệm như: ELISA, SERODIA,
hay thử nghiệm nhanh. Trong truyền máu, mẫu máu được xét nghiệm với phương cách
I nếu dương tính hay nghi ngờ đều phải loại bỏ.
2.2. Phương cách II (áp dụng cho
giám sát trọng điểm): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách II
khi mẫu đó dương tính cả 2 lần xét nghiệm bằng 2 loại sinh phẩm với nguyên lý
và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
2.3. Phương cách III (áp dụng
cho chẩn đoán các trường hợp nhiễm HIV): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính
với phương cách III khi mẫu đó dương tính cả 3 lần xét nghiệm bằng 3 loại sinh
phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
3. Các phương pháp thu thập mẫu
máu:
3.1. Xét nghiệm giữ bí mật tự
nguyện: Thông tin cá nhân và kết quả xét nghiệm của người tự nguyện xét nghiệm
HIV đều phải giữ bí mật.
3.2. Xét nghiệm dấu tên tự nguyện:
Một cá nhân tự nguyện đến xét nghiệm HIV nhưng không cung cấp tên và địa chỉ mà
thay bằng một mã số. Người đó có thể biết kết quả xét nghiệm của mình nếu họ muốn.
3.3. Xét nghiệm dấu tên hoàn
toàn: Mẫu máu được thu thập nhưng không cần biết tên và địa chỉ, không ai biết
kết quả xét nghiệm.
3.4. Xét nghiệm theo quy định:
Các mẫu máu phải được xét nghiệm sàng lọc HIV nhằm tránh lây lan HIV qua truyền
máu, cho hay ghép các cơ quan phủ tạng, tinh dịch.
3.5. Xét nghiệm bắt buộc: Mẫu
máu bắt buộc phải xét nghiệm HIV mà không quan tâm đến người đó có đồng ý hay
không.
II. GIÁM SÁT
DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS:
1. Định nghĩa:
- Giám sát HIV/AIDS là sự thu thập
liên tục và có hệ thống các yếu tố về sự phân bố và chiều hướng của nhiễm
HIV/AIDS nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và
đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp.
- Giám sát trọng điểm HIV là sự
thu thập có hệ thống và liên tục các số liệu về chiều hướng nhiễm HIV ở trong
các nhóm dân chúng có nguy cơ khác nhau (quần thể trọng điểm) ở một số nơi đã
được lựa chọn.
2. Mục tiêu của giám sát
HIV/AIDS:
- Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và
phân bố nhiễm HIV/AIDS trong các nhóm dân chúng.
- Theo dõi chiều hướng tỷ lệ nhiễm
HIV theo thời gian.
- Xác định nhóm có nguy cơ nhiễm
HIV cao để đề ra các biện pháp can thiệp.
- Xác định sự thay đổi các hình
thái lây truyền HIV.
- Dự báo tình hình nhiễm HIV để
lập kế hoạch phòng chống hiệu quả.
3. Phương pháp thực hiện giám
sát trọng điểm:
3.1. Quần thể trọng điểm, vị trí
lấy mẫu và cỡ mẫu trọng điểm:
3.1.1. Nhóm có hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV cao:
TT
|
Nhóm
quần thể
|
Vị
trí lấy mẫu
|
Cỡ
mẫu
|
1
|
Người tiêm chích ma tuý
|
- Trung tâm cai nghiện ma tuý.
- Cộng đồng
|
200
200
|
2
|
Người hoạt động mại dâm
|
- Tụ điểm thu gom và phát hiện
|
400
|
3
|
Bệnh nhân mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục (Bệnh nhân Hoa liễu).
|
- Bệnh viện, trung tâm, phòng
khám bệnh da liễu.
- Phòng khám bệnh tư nhân.
|
200
200
|
3.1.2. Nhóm đại diện cho cộng đồng:
TT
|
Nhóm
quần thể
|
Vị
trí lấy mẫu
|
Cỡ
mẫu
|
1
|
Phụ nữ mang thai
|
- Bệnh viện, khoa sản, nhà hộ
sinh, Trung tâm chăm sóc BMTE - KHHGĐ.
|
800
|
2
|
Thanh niên khám tuyển nghĩa vụ
quân sự
|
- Địa điểm khám tuyển quân.
|
800
|
3.1.3. Nhóm khác:
TT
|
Nhóm
quần thể
|
Vị
trí lấy mẫu
|
Cỡ
mẫu
|
1
|
Bệnh nhân lao
|
- Bệnh viện, khoa, trung tâm
khám và điều trị lao.
|
400
|
2
|
Nhóm khác
|
- Địa điểm tuỳ tình hình cụ thể
của mỗi địaphương.
|
800
|
3.2. Thời gian và phương pháp
thu thập mẫu
a. Phương pháp lấy mẫu:
- Các nhóm quần thể giám sát trọng
điểm đều lấy mẫu theo nguyên tắc giữ bí mật tự nguyện.
b. Thời gian lấy mẫu:
- Hàng năm lấy mẫu một đợt, lấy
đủ cỡ mẫu quy định. Thời gian lấy mẫu bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 8 (kéo
dài không quá 4 tháng) và tránh lấy mẫu lặp lại.
- Riêng nhóm thanh niên khám tuyển
nghĩa vụ quân sự lấy mẫu vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm.
3.3. Các lưu ý:
- Kết quả giám sát trọng điểm
không nên áp dụng cho mục đích chẩn đoán các trường hợp dương tính.
- Khi chọn một vị trí trọng điểm
nên cố định, không thay đổi qua các năm.
- Không loại bỏ các mẫu đã biết
tên hoặc đã biết kết quả xét nghiệm trước đó. Báo cáo kết quả xét nghiệm của tất
cả những người trong mẫu đã lựa chọn cho dù người đó đã được xét nghiệm HIV trước
đó và biết là dương tính.
- Tuỳ tình hình cụ thể, các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) có thể tiến hành giám sát
trọng điểm với cỡ mẫu lớn hơn quy định.
- Khi báo cáo kết quả cần ghi đầy
đủ mọi thông tin (tuổi, giới tính, vùng địa dư: thành thị, nông thôn,…) theo biểu
mẫu số 5 đính kèm.
- Số liệu sàng lọc máu trong
công tác an toàn truyền máu cũng đưa vào báo cáo.
3.4. Thu thập mẫu:
Khoảng 1 ml máu được lấy bằng đường
tĩnh mạch (hoặc 2 ml lấy theo đường cuống rốn đối với sản phụ) sau đó tách huyết
thanh ngay bằng ly tâm hay để nghiêng ống máu cho đến khi huyết thanh được tiết
ra. ít nhất là 0,5 ml huyết thanh được chuyển sang ống nghiệm khác. Trên nhãn của
ống huyết thanh cần ghi mã số trùng với mã số của biểu mẫu lấy máu, sau đó huyết
thanh được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh ở nơi lấy mẫu cho đến khi đạt được
cỡ mẫu quy định rồi mới làm xét nghiệm.
III. XÉT NGHIỆM
PHÁT HIỆN
Đối với các tỉnh không thực hiện
giám sát trọng điểm vẫn tiến hành làm xét nghiệm phát hiện với các mục đích
sàng lọc máu trong truyền máu, phát hiện người nhiễm HIV để tư vấn, chăm sóc và
điều trị. Các tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm tiến hành đồng thời giám sát
trọng điểm và xét nghiệm phát hiện. Các quy định khi thực hiện xét nghiệm phát
hiện:
1. Tiến hành tư vấn trước và sau
xét nghiệm.
2. Việc khẳng định dương tính với
HIV phải thực hiện đúng phương cách III được quy định trong bản thường quy này.
3. Các trường hợp nghi ngờ muốn
khẳng định dương tính cần phải gửi lên các phòng xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch
tễ Tây Nguyên để xét nghiệm khẳng định.
4. Việc khẳng định trẻ dưới 18
tháng tuổi bị nhiễm HIV phải do phòng xét nghiệm chuẩn thức quốc gia (Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Hồ Chí Minh) xác định.
IV. GIÁM SÁT
BỆNH NHÂN AIDS:
Tiêu chuẩn chẩn đoán một bệnh
nhân AIDS tuân theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS do Bộ Y tế
ban hành
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN BÁO CÁO
1. Tổ chức thực hiện
Hàng năm theo kế hoạch chỉ tiêu
đã được thống nhất giữa Tiểu ban Giám sát với các địa phương được Bộ Y tế thông
qua, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh chịu trách nhiệm điều phối, tổ chức thực
hiện giám sát trọng điểm, xét nghiệm phát hiện và giám sát bệnh nhân AIDS dưới
sự chỉ đạo của Sở y tế bao gồm các việc sau:
- Lập kế hoạch chi tiết trình Sở
y tế phê duyệt (kế hoạch nhân sự, vật tư sinh phẩm, kinh phí, thời gian).
- Tổ chức họp dưới sự chủ trì của
Sở y tế, giao chỉ tiêu cho các cơ quan phối hợp để triển khai.
- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ
trực tiếp tham gia chương trình giám sát.
- Điều phối, tổ chức kiểm tra thực
hiện.
- Báo cáo số liệu cho Sở y tế
theo hệ thống báo cáo số liệu dưới đây.
2. Hệ thống báo cáo số liệu:
Ban phòng chống AIDS Sở y tế các
tỉnh chịu trách nhiệm thu thập tổng hợp báo cáo về kết quả thực hiện giám sát
trọng điểm, xét nghiệm phát hiện và bệnh nhân AIDS theo sơ đồ hệ thống báo cáo
số liệu HIV/AIDS (xem trang 8 và các biểu mẫu 1, 2, 3, 4, 5).
3. Phân công việc nhận báo cáo:
3.1. Ban phòng chống AIDS - Bộ Y
tế nhận báo cáo của Ban phòng chống AIDS 61 tỉnh, thành phố, các Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương, các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ khu vực và các Bệnh viện,
Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế.
3.2. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương nhận báo cáo của Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ khu vực, của Ban phòng
chống AIDS Sở y tế 28 tỉnh miền Bắc (Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà
Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hoà
Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng
Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên
Bái) và các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Y tế
các ngành đóng trên địa bàn 28 tỉnh miền Bắc.
3.3. Viện Pasteur Hồ Chí Minh nhận
báo cáo của Ban phòng chống AIDS Sở y tế 19 tỉnh miền Nam (An Giang, Bình
Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tầu, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng
Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, TP.Hồ Chí
Minh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Lâm Đồng) và các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực
thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Y tế các ngành đóng trên địa bàn 19 tỉnh miền Nam.
3.4. Viện Pasteur Nha Trang nhận
báo cáo của Ban phòng chống AIDS Sở y tế 11 tỉnh miền Trung (Bình Định, Bình
Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) và các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực
thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Y tế các ngành đóng trên địa bàn 11 tỉnh miền Trung.
3.5. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây
Nguyên nhận báo cáo của Ban phòng chống AIDS Sở y tế 3 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk,
Gia Lai, Kon Tum) và các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế,
Trung tâm Y tế các ngành đóng trên địa bàn 3 tỉnh Tây nguyên.
4. Thời gian báo cáo:
4.1. Xét nghiệm phát hiện và báo
cáo bệnh nhân AIDS:
- Các địa phương, đơn vị (theo
quy định tại mục 3) báo cáo cho Ban phòng chống AIDS và các Viện Pasteur, Viện
Vệ sinh dịch tễ vào ngày 20 hàng tháng (biểu mẫu 1, 2, 3, 4).
- Các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh
dịch tễ khu vực báo cáo cho Ban AIDS – Bộ Y tế và Tiểu ban Giám sát vào ngày 25
hàng tháng (biểu mẫu 1, 2, 3, 4).
- Tiểu ban Giám sát báo cáo cho
Ban phòng chống AIDS - Bộ Y tế vào ngày 30 hàng tháng.
4.2. Giám sát trọng điểm:
- Các địa phương thực hiện giám
sát trọng điểm báo cáo cho các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ vào 15/9 hàng
năm (biểu mẫu 5).
- Các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh
dịch tễ khu vực báo cáo cho Tiểu ban Giám sát vào 30/9 hàng năm
- Tiểu ban Giám sát báo cáo cho
Ban phòng chống AIDS - Bộ Y tế vào 15/10 hàng năm.
VI. KIỂM TRA
VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Các Viện Pasteur, Viện Vệ
sinh dịch tễ có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hoạt động giám sát của các địa
phương 6 tháng một lần.
2. Ban phòng chống AIDS - Bộ Y tế,
Tiểu ban Giám sát kiểm tra đánh giá các địa phương và đơn vị 1 năm một lần.
VII. PHỤ LỤC
Các biểu mẫu
báo cáo được đính kèm:
1. Biểu mẫu 1: Báo cáo kết quả
xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV trong tháng
2. Biểu mẫu 2: Danh sách các trường
hợp nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng
3. Biểu mẫu 3: Danh sách bệnh
nhân AIDS được phát hiện trong tháng
4. Biểu mẫu 4: Danh sách bệnh
nhân AIDS tử vong trong tháng
5. Biểu mẫu 5: Báo cáo kết quả
giám sát trọng điểm năm
SƠ
ĐỒ HỆ THỐNG BÁO CÁO SỐ LIỆU
(Giám
sát trọng điểm, xét nghiệm phát hiện, báo cáo các trường hợp AIDS)
Đơn
vị:
Tỉnh/thành phố:
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Biểu mẫu số: 1
|
|
C/v số:
|
|
|
Kính
gửi: ........................................................................
BÁO CÁO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN NHIỄM HIV
Tháng
..........năm...........
STT
|
Đối tượng xét nghiệm
|
Nhóm
tuổi
|
Giới
|
Tổng
số
|
<
13
|
13
- 19
|
20
- 29
|
30
- 39
|
40
- 49
|
50>=
|
|
|
|
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
XN
|
(+)
|
1
|
Người tiêm chích ma túy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Người hoạt động mại dâm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Bệnh nhân hoa liễu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Phụ nữ mang thai
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Bệnh nhân lao
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Người cho máu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Bệnh nhân nghi ngờ AIDS
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Đối tượng khác (= ghi rõ)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập báo cáo
|
Ngày
..........tháng.......... năm.............
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
|
Đơn
vị:
Tỉnh/thành phố:
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Biểu mẫu số: 2
|
|
C/v số:
|
|
|
Kính
gửi:
......................................................................................
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM HIV MỚI PHÁT HIỆN
TRONG THÁNG
Tháng
...........năm................
- Số trường hợp nhiễm HIV mới phát
hiện trong tháng:........................
- Số tích luỹ các trường hợp nhiễm
HIV tính đến nay:...........................
STT
|
Họ
tên/ mã số
|
Tuổi
|
Nghề
nghiệp
|
Địa
chỉ
|
Đối
tượng
|
Nguy
cơ lây nhiễm
|
Ngày
XN HIV (+)
|
Ngày
chẩn đoán AIDS
|
Triệu
chứng Lsàng chính
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Chỉ cần đánh số 1,2,3...
vào ô triệu chứng lâm sàng chính
Triệu chứng lâm sàng chính:
1. Sút cân > 10%
|
4. Tiêu chảy > 1 tháng
|
7. Viêm nấm tưa ở miệng
|
2. Sốt > 1 tháng
|
5. Viêm da ngứa toàn thân
|
8. Sưng hạch toàn thân
|
3. Ho kéo dài > 1 tháng
|
6. Zona
|
9. Lo
|
|
|
10. Triệu chứng khác
|
Người lập báo cáo
|
Ngày
..........tháng.......... năm.............
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
|
Đơn
vị:
Tỉnh/thành phố:
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Biểu mẫu số: 4
|
|
C/v số:
|
|
|
Kính
gửi:
.............................................................................
DANH SÁCH BỆNH NHÂN AIDS TỬ VONG ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRONG
THÁNG ............ NĂM ..................
Số bệnh nhân AIDS tử vong mới
phát hiện trong tháng...............
Tích luỹ bệnh nhân AIDS tử vong
tính đến nay...........................
STT
|
Họ
tên/ mã số
|
Tuổi
|
Nghề
nghiệp
|
Địa
chỉ
|
Đối
tượng
|
Nguy
cơ lây nhiễm
|
Ngày
XN HIV (+)
|
Ngày
chẩn đoán AIDS
|
Triệu
chứng Lsàng chính
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người
lập báo cáo
|
Ngày
..........tháng.......... năm.............
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Kính
gửi:................................................
BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM NĂM
Nhóm trọng điểm:
Tỉnh/thành phố:
Tên vị trí trọng điểm:
STT
|
Họ
tên/ mã số
|
Tuổi
|
Địa
dư
|
Đối
tượng
|
Kết
quả xét nghiệm
|
Nam
|
Nữ
|
Thành
thị
|
Nông
thôn
|
Dương
tính
|
Âm
tính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người
lập báo cáo
|
Ngày
..........tháng.......... năm.............
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
|