Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1409/2007/QĐ-UBND ban hành kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án thứ tư của Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2007 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu 1409/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/08/2007
Ngày có hiệu lực 08/08/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phạm Ngọc Chi
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1409/2007/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 08 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỨ TƯ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc phê duyệt các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án thứ tư Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2007 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Yên (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị liên quan để dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình UBND Tỉnh phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Chi

 

KẾ HOẠCH

CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỨ TƯ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010 ĐỀ ÁN THỨ TƯ: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN TƯ PHÁP VÀ CÁN BỘ TƯ PHÁP TRONG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1409/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Yên)

I. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Tổ chức, triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn toàn Tỉnh nhằm đảm bảo 100% cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (viết tắt là cấp xã) nắm và hiểu rõ pháp luật khi thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao. Đến năm 2010, 100% cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Cán bộ tư pháp và công an ở cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật:

a) Phát huy vị trí vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp cấp xã trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở cấp xã trên cơ sở tăng cường năng lực phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ tư pháp. Khai thác hiệu quả giáo dục pháp luật của các hoạt động tư pháp thông qua nhiều hình thức phù hợp và có hiệu quả như tuyên truyền miệng, hòa giải cơ sở, tủ sách pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý lưu động... Qua đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

b) Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật của cán bộ các cơ quan tư pháp từ Tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

c) Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc thù từng loại hoạt động tư pháp như việc xét xử lưu động của Tòa án nhân dân các cấp. Thực hiện thi hành các bản án có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống để phát huy tác dụng, hiệu quả giáo dục pháp luật của các hoạt động này khi thực hiện ở cấp xã.

2. Đảm bảo triển khai những giải pháp mà Kế hoạch của Chính phủ đã đặt ra

a) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của các ngành và địa phương tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng chính sách, chế độ cho cán bộ và cộng tác viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã; Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Trong đó, tiếp tục triển khai Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Chỉ thị số 56-CT/TU ngày 17/9/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân và Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Huy động tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, buôn các chức sắc tôn giáo, cán bộ hòa giải và các lực lượng hoạt động tình nguyện ở cơ sở tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật.

c) Tăng cường mối quan hệ phối hợp của các cơ quan, ngành, đoàn thể và của toàn bộ hệ thống chính trị từ Tỉnh đến huyện, xã để đưa pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Hình thành được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị ở cấp xã trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở cấp xã.

[...]