Quyết định 14/2020/QĐ-UBND Quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu | 14/2020/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/09/2020 |
Ngày có hiệu lực | 21/09/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký | Nguyễn Hương Giang |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2020/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 10 tháng 09 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Căn cứ Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
Theo đề nghị của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 21/9/2020 và thay thế Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ đầu tư hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày/0/9/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
1. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
2. Các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp không quy định trong quy chế này, được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2020/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 10 tháng 09 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Căn cứ Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
Theo đề nghị của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 21/9/2020 và thay thế Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ đầu tư hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày/0/9/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
1. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
2. Các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp không quy định trong quy chế này, được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trong Quy chế này các cụm từ "Khu công nghiệp", "Ban quản lý các Khu công nghiệp", "Doanh nghiệp Khu công nghiệp, Doanh nghiệp chế xuất", "Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp" được hiểu theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Khái niệm về phối hợp: Là sự phân công để thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy trình trên cơ sở quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND tỉnh.
Ký hiệu viết tắt: Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh - Ban quản lý; Khu công nghiệp - KCN; Đánh giá tác động môi trường - ĐTM; Kế hoạch bảo vệ môi trường - KHBVMT; Bảo vệ môi trường - BVMT.
1. Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, góp phần thúc đẩy các KCN tỉnh Bắc Ninh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
2. Phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được thống nhất, thông suốt, đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
3. Việc cung cấp thông tin liên quan đến công tác quản lý môi trường giữa các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có KCN nhằm tăng cường, chủ động, kịp thời trong công tác phối hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường.
1. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp KCN.
2. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.
3. Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất; Kiểm tra, xác nhận hoàn công công trình BVMT; Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về BVMT phát sinh từ KCN; Xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BVMT; cấp phép xả nước thải đã qua xử lý vào công trình thủy lợi, ứng phó sự cố môi trường...
4. Trao đổi thông tin giữa các cơ quan về công tác BVMT trong các KCN tỉnh Bắc Ninh.
5. Báo cáo định kỳ theo quy định hoặc đột xuất về công tác BVMT tại các KCN tỉnh Bắc Ninh.
Tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà nước, áp dụng các hình thức phối hợp sau:
1. Trao đổi thông qua bằng văn bản.
2. Thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để trao đổi hoặc trực tiếp gặp gỡ trao đổi.
3. Cử cán bộ tham gia các hoạt động phối hợp giữa các bên.
4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết.
5. Tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành.
6. Các hình thức khác.
Điều 7. Trách nhiệm của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh
1. Tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư vào KCN do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức; ý kiến bằng văn bản đối với dự án được thẩm định báo cáo ĐTM thông qua hình thức lấy ý kiến.
2. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn kiểm tra, giám sát Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN, Doanh nghiệp KCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về môi trường theo quy định.
3. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN và doanh nghiệp KCN.
4. Tiếp nhận đơn thư, khiếu nại về môi trường giữa các doanh nghiệp KCN; thụ lý và giải quyết hồ sơ ban đầu, nếu vượt thẩm quyền thì chuyển hồ sơ tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường phát sinh từ KCN.
5. Công khai thông tin về bảo vệ môi trường KCN; Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN và doanh nghiệp KCN.
6. Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc chức năng quản lý Nhà nước của các ngành khác thì thông báo kịp thời cho ngành đó biết để thực hiện nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền.
7. Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường KCN gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
8. Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường KCN khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền bằng văn bản theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3 Điều 63 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chịu trách nhiệm về hoạt động bảo vệ môi trường trong các KCN và thực hiện công khai thông tin về môi trường KCN, cung cấp thông tin về môi trường của doanh nghiệp KCN cho cơ quan phối hợp biết.
2. Chủ trì, tổ chức hội đồng thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư vào các KCN thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh; Xác nhận KHBVMT theo thẩm quyền; Xác nhận hoàn công công trình BVMT; cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp KCN.
3. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý, các đơn vị liên quan:
a) Tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM của Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN, Doanh nghiệp KCN theo thẩm quyền.
b) Kiểm tra, xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm, hoàn công các công trình xử lý chất thải của các doanh nghiệp KCN.
c) Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường phát sinh từ KCN.
d) Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý vi phạm vượt thẩm quyền.
4. Tổ chức thu thập, lấy mẫu, bảo quản, phân tích giám định mẫu để thực hiện nội dung hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và phục vụ xác minh, điều tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường.
5. Định kỳ hàng năm, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp KCN.
6. Thực hiện việc kết nối, vận hành và tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động nước thải từ các KCN; đồng thời giám sát chất lượng nước thải đầu ra.
Điều 9. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chỉ đạo Phòng cảnh sát môi trường thực thi nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý vi phạm vượt thẩm quyền.
2. Cử cán bộ tham gia phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ quan, doanh nghiệp theo đề nghị của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
3. Quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc chức năng quản lý Nhà nước của ngành khác thì kịp thời trao đổi thông tin và phối hợp với các ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, tiếp nhận, phối hợp với Ban quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong công tác thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép, điều chỉnh, gia hạn sử dụng giấy phép xả nước thải đã qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình UBND tỉnh cấp Giấy phép theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Phối hợp với Ban quản lý, cơ quan quản lý môi trường ngành công thương thanh tra, kiểm tra đối với các dự án, cơ sở doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương thực hiện quy định của pháp luật BVMT.
2. Phối hợp với Ban quản lý trong công tác tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trường ngành công thương.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã, thành phố nơi có KCN
1. Xác nhận Kế hoạch BVMT theo thẩm quyền hoặc ủy quyền cho Ban quản lý thực hiện theo quy định.
2. Cử cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về môi trường trên địa bàn theo quy định.
3. Tham gia, ứng cứu và khắc phục các sự cố môi trường do KCN gây ra trên địa bàn.
4. Phối hợp với các cơ quan giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường phát sinh từ KCN.
1. Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN
a) Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.
b) Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường Khu công nghiệp và các quy định khác đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường.
c) Xác định điểm đấu nối theo quy hoạch, hướng dẫn doanh nghiệp thứ cấp thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom của KCN.
d) Khi phát hiện những dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường thông báo ngay cho Ban quản lý để phối hợp cùng với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.
đ) Thực hiện các trách nhiệm bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật
2. Doanh nghiệp KCN
a) Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
b) Thống nhất và ký văn bản thỏa thuận điều kiện đấu nối nước thải với Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN; đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung dưới sự giám sát của Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN; trừ trường hợp miễn trừ đấu nối theo quy định.
c) Trường hợp được miễn trừ đấu nối: Phải có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tổ chức quan trắc nước thải và kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định.
d) Thực hiện chương trình quan trắc môi trường, báo cáo theo quy định và thông báo kết quả quan trắc cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN.
đ) Thực hiện các trách nhiệm bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật
3. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến công các BVMT trong các KCN, có trách nhiệm thực hiện Quy chế và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 14. Ứng phó sự cố môi trường
1. Đối với các doanh nghiệp KCN có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
2. Khi xảy ra sự cố môi trường bên trong KCN, Ban quản lý có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện tại chỗ để ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho các cơ quan liên quan. Trong trường hợp sự cố môi trường vượt khả năng về chuyên môn và năng lực để xử lý, theo nhiệm vụ và chức năng các cơ quan liên quan báo cáo kịp thời với cơ quan chuyên môn cấp trên; Ban quản lý trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến chỉ đạo.
3. Khi xảy ra sự cố môi trường bên ngoài giáp ranh KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ việc ứng cứu và khắc phục các sự cố môi trường; Ban quản lý chỉ đạo Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN có biện pháp hỗ trợ và bảo vệ ảnh hưởng của sự cố đối với KCN.
Điều 15. Kiểm tra, thanh tra đột xuất
1. Thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường theo quy định. Cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra đột xuất có trách nhiệm thông báo cho Ban quản lý, các cơ quan phối hợp biết để tham gia phối hợp thực hiện, quản lý và tránh chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ quan phát hiện có trách nhiệm thông báo cho ngành chức năng có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Chế độ trao đổi thông tin
1. Định kỳ hàng Quý, 6 tháng, năm:
a) Ban quản lý cung cấp danh sách các dự án mới cấp Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh; dự án mới đi vào hoạt động; việc khắc phục các tồn tại qua các đợt kiểm tra, rà soát của Ban quản lý cho cơ quan phối hợp để biết và phối hợp quản lý.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp danh sách các dự án được phê duyệt ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường, sổ đăng ký chủ nguồn thải... cho Ban quản lý, các cơ quan phối hợp để biết và phối hợp quản lý và cung cấp số liệu về quan trắc môi trường tự động nước thải, khí thải của chủ đầu tư hạ tầng KCN, doanh nghiệp KCN cho các cơ quan liên quan biết khi có sự cố xảy ra hoặc chất lượng nước thải, khí thải đạt sát ngưỡng cho phép.
c) Công an tỉnh cung cấp kết quả kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm cho Ban quản lý, các cơ quan phối hợp để biết và phối hợp quản lý.
d) Sở Nông nghiệp và PTNT cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả thải đã qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi cho Ban quản lý và các đơn vị liên quan để biết và phối hợp quản lý.
e) UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có KCN sao gửi bản xác nhận KHBVMT cho Ban quản lý, các cơ quan phối hợp để biết và phối hợp quản lý.
Đồng thời, việc cung cấp thông tin về môi trường của doanh nghiệp KCN cho các cơ quan liên quan khi có văn bản đề nghị.
2. Các quyết định, kết luận điều tra, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi tới các cơ quan có thẩm quyền, đồng sao gửi cơ quan liên quan để biết và phối hợp.
3. Các tài liệu, chứng cứ, tang vật phục vụ cho quá trình điều tra, kiểm tra xử lý đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường phải được bảo mật.
1. Ban quản lý, các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có KCN và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Ban quản lý là đầu mối để tổng hợp tình hình thực hiện quy chế phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin về môi trường với các cơ quan phối hợp, đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời về Ban quản lý để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp./.