Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 14/2013/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/06/2013
Ngày có hiệu lực 24/06/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Đặng Quang Hồng
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2013/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 14 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

Căn cứ Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 363/STP- BTTP ngày 24/5/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp và thủ trưởng các sở, ngành chuyên môn liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quang Hồng

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp với các sở, ngành chuyên môn (có giám định viên tư pháp) của UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Đề cao trách nhiệm của các sở, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp. Công tác phối hợp làm việc phải bảo đảm tính khách quan, chủ động, kịp thời, chặt chẽ, thống nhất, hiệu quả và tuân thủ pháp luật về giám định tư pháp và những quy định về chuyên ngành.

2. Việc phối hợp quản lý nhà nước thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong hoạt động phối hợp quản lý nhà nước về giám định tư pháp phải tuân thủ pháp luật giám định tư pháp, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các quy định của bản Quy chế này.

3. Đối với những nội dung phức tạp, quan trọng các sở, ngành có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Bộ, ngành Trung ương để được chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Điều 3. Quản lý tổ chức giám định và giám định viên tư pháp

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:

[...]