ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2006/QĐ-UBND
|
Bắc Giang,
ngày 14 tháng 3 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY
ĐỊNH QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA LOẠI PHẢI ĐĂNG KÝ NHƯNG KHÔNG THUỘC DIỆN
ĐĂNG KIỂM; PHƯƠNG TIỆN THỦY THÔ SƠ VÀ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa
ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp
luật của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ - CP ngày
01/3/2005 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao
thông đường thủy nội địa;
Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải số 29/2004/QĐ - BGTVT ngày 07/12/2004 v/v Quy định về đăng ký
phương tiện thủy nội địa; số 07/2005/QĐ - BGTVT ngày 07/01/2005 v/v ban hành
Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; số 19/2005/QĐ - BGTVT
ngày 25/3/2005 v/v Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa loại
phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ
trình số 120/TTr - SGTVT, ngày 15 tháng 02 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
"Quy định về quản lý phương tiện thủy nội địa loại phải đăng ký, nhưng
không thuộc diện đăng kiểm; phương tiện thủy thô sơ và Quy định quản lý bến
khách ngang sông".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10
ngày kể từ ngày ký, các Quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các
cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức và cá
nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Bộ
|
QUY ĐỊNH
QUẢN
LÝ PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA LOẠI PHẢI ĐĂNG KÝ NHƯNG KHÔNG THUỘC DIỆN ĐĂNG KIỂM;
PHƯƠNG TIỆN THỦY THÔ SƠ VÀ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2006/QĐ - UBND ngày 14 tháng 3 năm 2006
của UBND tỉnh Bắc Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp
dụng
Quy định này áp dụng trên địa giới
hành chính tỉnh Bắc Giang đối với:
1.
Phương tiện thủy nội địa loại phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm:
a) Phương tiện không có động cơ,
trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 05 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến
12 người;
b) Phương tiện có động cơ công
suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người.
2. Phương tiện thuỷ thô sơ có
trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người, hoặc bè.
3. Khi mở bến khách ngang sông
(bến đò ngang).
Quy định này không áp dụng đối với
phương tiện thủy và bến của lực lượng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, tầu cá,
tầu, thuyền thể thao trên địa giới hành chính tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này các thuật ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động giao thông đường
thủy nội địa là hoạt động của người, phương tiện tham
gia giao thông, vận tải đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng,
khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà
nước về giao thông đường thủy nội địa.
2. Phương tiện thủy nội địa là tầu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động
cơ hoạt động trên đường thủy nội địa.
3. Đường thủy nội địa là luồng, âu tầu, các công trình đưa phương tiện qua đập thác trên
sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vịnh được tổ chức quản lý, khai
thác giao thông vận tải.
4. Phương tiện thủy thô sơ là phương tiện thủy không có động cơ, chỉ có di chuyển bằng sức người
hoặc sức gió, sức nước.
5. Bè là
phương tiện được ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để di chuyển hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời
trên đường thủy nội địa.
6. Các kích thước cơ bản của
phương tiện thủy nội địa:
a) Chiều dài lớn nhất (L
max): tính bằng mét, đo theo chiều dọc trên boong ở mặt phẳng dọc tâm từ mút
lái đến mút mũi phương tiện;
b) Chiều rộng lớn nhất (B
max): tính bằng mét, đo theo chiều ngang trên boong ở mặt cắt rộng nhất của
phương tiện;
c) Chiều cao mạn (D): tính
bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép boong tại vị trí giữa chiều dài lớn
nhất;
d) Chiều chìm (d): tính bằng
mét, đo từ đáy phương tiện đến mép trên của vạch dấu mớn nước an toàn ở vị trí
giữa của chiều dài lớn nhất;
e) Mạn
khô (F): tính bằng mét, là chiều cao của phần thân phương tiện từ mép trên
vạch dấu mớn nước an toàn đến mép boong tại vị trí giữa chiều dài lớn nhất.
7.Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện
được phép chìm trong nước khi đang hoạt động.
8. Trọng tải toàn phần của
phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng hóa, nhiên liệu, dầu bôi trơn,
nước trong khoang, két, lương thực, thực phẩm, hành khách và hành lý, thuyền
viên và tư trang của họ.
9. Sức chở của phương tiện là
trọng tải toàn phần hoặc sức chở người của phương tiện ứng với vạch dấu mớn
nước an toàn.
10. Dụng cụ cứu sinh là các
vật dụng nổi dùng làm phao cứu người.
11. Bến khách ngang sông là
bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông, hồ, đầm, vịnh kín (khoảng cách giữa 2 bến không vượt quá 1km).
12. Điều kiện an toàn của
phương tiện là các điều kiện tối thiểu của phương tiện để đảm bảo an toàn
khi phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Điều kiện an toàn để
hoạt động
1. Phương tiện thủy nội địa loại
phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm và loại phương tiện thủy thô sơ
(trừ các bè):
a)
Thân phương tiện phải liền, chắc chắn, không bị thủng, không bị rò nước vào bên
trong; phương tiện phải có một đèn mầu trắng khi hoạt động vào ban đêm; phương
tiện chở người, phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có
đủ dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;
b) Máy lắp trên phương tiện (trừ
phương tiện thủy thô sơ) phải dễ khởi dộng, chắc chắn, an toàn và hoạt động ổn
định;
c) Mạn khô của phương tiện chở
hàng tối thiểu phải bằng 100 mm, của phương tiện chở người tối thiểu phải bằng
200mm. Phương tiện phải được đo đạc xác định kích thước, sức chở và được sơn
vạch dấu mớn nước an toàn.
2. Bè: Vật liệu làm bè phải được
liên kết với nhau thành thành một khối, đảm bảo chắc chắn trong quá trình vận
chuyển; bè phải có một đèn mầu trắng khi hoạt động vào ban đêm.
3. Bến khách ngang sông:
a) Bến không nằm trong khu vực cấm
xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; vị trí bến có địa hình, thủy văn ổn
định, phương tiện ra vào bến an toàn, thuận tiện;
b) Có cầu cho người, phương tiện
giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có trang thiết bị cho phương
tiện neo buộc, có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm;
c) Có lắp đặt báo hiệu đường thủy
nội địa theo quy định;
d) Có nhà chờ, bảng nội quy, bảng
niêm yết giá vé.
e) Được cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
Điều 4. Phân cấp tổ chức quản lý
1. UBND cấp huyện, thành phố có
trách nhiệm:
- Tổ chức quản lý và cấp Giấy
chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, đối với phương tiện thủy nội
địa loại phải đăng ký, nhưng không thuộc diện đăng kiểm; thống kê, tổng hợp và
quản lý hoạt động của các loại phương tiện thủy thô sơ. Tùy điều kiện cụ thể
của từng địa phương, UBND các huyện, thành phố có thể phân cấp cho cơ quan giao
thông cấp huyện, thành phố thực hiện việc đăng ký, quản lý phương tiện thủy của
tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý hành chính của địa phương mình;
- Tổ chức quản lý và cấp Giấy
phép hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn. Đối với bến khách ngang
sông nằm trên sông có chung địa giới hành chính với các huyện, thành phố hoặc
tỉnh khác, UBND các huyện, thành phố hai bên sông cần phối hợp và thống nhất để
đảm bảo tính đồng bộ của tuyến vận chuyển ngang sông, và trật tự an toàn giao
thông trong quá trình khai thác.
2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận
đăng ký phương tiện thủy nội địa và Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông,
được phép thu lệ phí theo quy định hiện hành.
Điều 5. Trách nhiệm của chủ
phương tiện thủy nội địa loại phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm và
loại phương tiện thủy thô sơ
1. Đo kích thước cơ bản, xác định
sức chở, sơn vạch mớn nước an toàn của phương tiện. Chịu trách nhiệm về tính
chính xác của các số liệu đo và việc vạch mớn nước an toàn của phương tiện, làm
thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
2. Có trách nhiệm duy trì và đảm
bảo các điều kiện an toàn của phương tiện theo quy định tại mục a, b, c khoản
1, Điều 3 của Quy định này.
3. Tổ chức hoạt động vận tải hàng
hóa và hành khách ngang sông phải đúng quy định và đảm bảo an toàn.
Điều 6. Trách nhiệm của chủ bến
và chủ khai thác bến khách ngang sông
1. Chủ bến khách ngang sông có
trách nhiệm.
a) Thực hiện làm thủ tục đề nghị
cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông;
b) Trường hợp cho thuê bến, phải
ký kết hợp đồng với chủ khai thác bến theo quy định của pháp luật, và thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết;
c) Trường hợp chấm dứt hoạt động,
chủ bến phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động để có Quyết định
đóng bến thủy nội địa.
2. Chủ khai thác bến khách ngang
sông có trách nhiệm:
a) Duy trì điều kiện an toàn của
bến theo quy định;
b) Không xếp hàng hóa trên phương
tiện quá kích thước hoặc quá trọng tải cho phép, không nhận hành khách quá số
lượng quy định;
c) Cứu người, hàng hóa, phương
tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm
quyền giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường (nếu có);
d) Chấp hành các quy định phòng
chống lụt bão và giữ gìn vệ sinh môi trường;
e) Không sử dụng phương tiện không
bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật, không có đủ giấy tờ theo quy định; người
lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên
môn không phù hợp;
g) Thống nhất với chủ khai thác
bến khách ngang sông trên bờ đối diện, thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép
hoạt động bến khách ngang sông theo quy định; thống nhất phương án điều hành,
giá cước vận tải (nếu không có trong quy định của Nhà nước) để bảo đảm tính
đồng bộ của tuyến vận tải hành khách ngang sông, và trật tự an toàn trong quá
trình khai thác bến;
h) Chịu sự kiểm tra, giám sát và
xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Điều 7. Quyết định đóng, đình
chỉ hoạt động bến khách ngang sông
1. UBND cấp huyện, thành phố quyết
định đóng bến khách ngang sông trên địa bàn khi xẩy ra một trong những trường
hợp sau:
a) Điều kiện về địa hình, thủy văn
biến động không bảo đảm an toàn cho hoạt động của bến;
b) Chủ bến chấm dứt hoạt động.
2. UBND cấp huyện, thành phố quyết
định đình chỉ có thời hạn hoạt động của bến khi xẩy ra một trong những trường
hợp sau:
a) Bến xuống cấp không bảo đảm
điều kiện an toàn tại mục b khoản 2, Điều 3 của Quy định này;
b) Chủ khai thác, chủ bến có hành
vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Điều 8. Xóa tên đăng ký và thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký
UBND cấp huyện, thành phố quyết
định xóa tên đăng ký và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội
địa loại phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm, phương tiện thủy thô sơ
khi chủ phương tiện khai báo:
1. Phương tiện bị mất tích.
2. Phương tiện bị phá hủy.
3. Phương tiện không còn khả năng
phục hồi
4. Phương tiện đã chuyển khỏi địa
bàn quản lý.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Xử lý vi phạm
Chủ bến, chủ khai thác bến khách
ngang sông, chủ phương tiện thủy, người lái phương tiện thủy và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan vi phạm quy định này, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử
phạt hành chính theo Nghị định 09/2005/NĐ - CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội
địa, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Sở Giao thông vận tải có trách
nhiệm hướng dẫn UBND các huyện, thành phố các thủ tục về cấp đăng ký phương
tiện thủy nội địa; giấy phép mở bến khách ngang sông, lập các biểu mẫu, sổ sách
theo dõi theo quy định; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận
tải; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện.
2. UBND các huyện, thành phố có
trách nhiệm tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của ngành Giao thông vận tải về
các thủ tục cấp đăng ký phương tiện thủy nội địa, cấp giấy phép mở bến khách
ngang sông; tổng hợp tình hình hoạt động của bến khách ngang sông, phương tiện
thủy nội địa loại phải đăng ký, nhưng không thuộc diện đăng kiểm và phương tiện
thủy thô sơ; lập báo cáo định kỳ hàng quý gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng
hợp theo quy định; đồng thời thường xuyên xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển,
tổ chức quản lý bến khách ngang sông thuộc địa bàn.
Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, UBND các huyện, thành phố phản ảnh kịp thời
về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.