UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1396/2003/QĐ-UB
|
Ninh Bình,
ngày 16 tháng 7 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V QUY ĐỊNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC TỈNH NINH BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 874/TTg
ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số
105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền Tỉnh tại Tờ
trình số 74/TT-TCCQ ngày 09/7/2003, về việc quy định công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ và công chức; đề nghị của Sở Tài chính- Vật giá tại Công văn số 162/TC-
KHNS ngày 13/3/2003, về việc ban hành quy định chế độ chi cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định
về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 101/QĐ-UB ngày 04/02/1998 của
UBND tỉnh quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Những quy
định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ
chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá, Giám đốc trường Chính trị
tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Như điều 3
- Ban TVTU (Để báo cáo)
- TT HĐND tỉnh
- Các Ban, đoàn thể trực thuộc Tỉnh uỷ
- Các huyện, Thi uỷ
- Trường TH kinh tế kỹ thuật và tại chức
- Lưu VT,VP7, VP6
|
T/M UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Hùng
|
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1396/2003 /QĐ-UB
ngày 16/ 7/2003 của UBND tỉnh Ninh Bình)
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ,
công chức của tỉnh có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội của tỉnh và làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. UBND
tỉnh quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để các Sở, Ban,
ngành thuộc Tỉnh, UBND các huyện, thị xã (dưới đây gọi chung là các Sở, UBND
huyện) các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thống nhất thực hiện.
Chương I
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU
CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng được áp dụng
trong quy định này là đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan Đảng,
Đoàn thể, Nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở gồm:
a. Cán bộ đương chức trong diện
quy hoạch thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ quản lý
theo phân cấp hiện hành.
b. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng;
Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương, Trưởng, Phó các
Phòng, Khoa và tương đương của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở.
c. Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán
trưởng các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp kinh tế trực thuộc các Sở,
UBND huyện.
d. Công chức, viên chức có phẩm chất
đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng phát triển đang
công tác tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã được cơ quan, đơn vị đề
nghị UBND tỉnh quyết định cử đi học nâng cao trình độ tại các lớp sau đại học,
cao học, nghiên cứu sinh để phục vụ lâu dài cho tỉnh.
đ. Cán bộ, công chức đi học các lớp
đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành địa phương cần nhưng không đủ nguồn
đã đào tạo sẵn để tuyển hoặc đào tạo các chuyên ngành cho công chức, viên chức
đòi hỏi có năng khiếu nghề nghiệp được Sở, UBND huyện đề nghị và Ban Tổ chức
chính quyền tỉnh quyết định cử đi học.
e. Cán bộ, công chức của tỉnh được
cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
g. Cán bộ cơ sở (bao gồm Bí thư,
Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ viên
Uỷ ban nhân dân, trưởng các đoàn thể và các chức danh chuyên môn, cán bộ trong
diện quy hoạch của xã, phường, thị trấn; Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng
dân phố ).
h. Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật cho
các hợp tác xã nông nghiệp.
Điều 2: Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp: để đảm
bảo cho công chức có điều kiện học tập tốt và hoàn thành nhiệm vụ công tác được
giao, trong cùng một thời gian, mỗi cán bộ, công chức chỉ được cử đi học một
chương trình đào tạo, bồi dưỡng; Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ được cử tối đa 20% cán
bộ, công chức có mặt đi học.
Điều 3: Nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức.
a- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
:
1. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận
chính trị, cập nhập đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà
nước;
2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về
hành chính và quản lý hành chính Nhà nước cho cán bộ, công chức hành chính,
công chức chính quyền cơ sở và viên chức quản lý;
3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản
lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN;
4. Đào tạo sau đại học (cao học,
nghiên cứu sinh) các chuyên ngành cần thiết cho cán bộ, công chức, để từng bước
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao;
5. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản
lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ,
công chức, viên chức;
6. Đào tạo tiền công vụ;
7. Đào tạo về kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt và những người đảm nhận các chức danh chuyên môn
của chính quyền cơ sở;
8. Đào tạo, bồi dưỡng để thi nâng
ngạch công chức và theo quy hoạch để bố trí, sử dụng cán bộ;
9. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và
kiến thức tin học cho cán bộ, công chức;
10. Đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật
cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp.
b - Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
Được tổ chức thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau: tập trung, bán tập trung, tại chức, đào tạo từ xa hoặc bồi
dưỡng ngắn hạn.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ VÀ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 4: Trách nhiệm của các Sở và UBND huyện:
1. Hàng năm, các sở, ban, ngành và
UBND huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, trình độ chính trị, phẩm
chất đạo đức, trình độ năng lực, và nhu cầu sử dụng cán bộ, công chức của đơn vị
mình và căn cứ các quy định tại Điều 1,2,3 của Quy định này để xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; Kế hoạch phải xây dựng xong và gửi
về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh trước ngày 15/8 hàng năm để tổng hợp, xây dựng
kế hoạch chung của tỉnh trình UBND tỉnh. Sau khi kế hoạch đã được phê duyệt, chọn
cử cán bộ, công chức đi học hoặc đề nghị cử cán bộ công chức đi học theo đúng kế
hoạch, đối tượng, tiêu chuẩn quy định (theo quy trình và phân cấp tại bản quy định
này).
2. Căn cứ nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội và nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh và trên cơ
sở kế hoạch được xây dựng theo khoản 1 Điều này, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh
chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính-Vật giá và các cơ quan có liên quan xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 5: Về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng:
1. Trường Chính trị tỉnh có nhiệm
vụ chuẩn bị về nội dung, chương trình giảng dạy, thời gian mở lớp, cơ sở vật chất
để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung đã quy định tại các khoản
1,2,3,6,8 của Điều 3 cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chính quyền cơ sở
đảm bảo đúng kế hoạch đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh phê duyệt.
Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng
mở tại các cơ sở đào tạo của tỉnh nhưng không được sự phân cấp đào tạo, bồi dưỡng,
để tổ chức các lớp trên cần phải phối hợp với các trường Trung ương và tỉnh
ngoài thì Ban Tổ chức chính quyền tỉnh xem xét, trình UBND tỉnh quyết định mở lớp.
2. Sở Giáo dục-Đào tạo có trách
nhiệm chỉ đạo trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật và Tại chức, các đơn vị trực
thuộc ngành tổ chức triển khai thực hiện tốt các lớp đào tạo cho cán bộ, công
chức và cán bộ hợp tác xã nông nghiệp theo quy định tại khoản 7, 9, 10 của Điều
3 và theo đúng kế hoạch đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh phê duyệt, có
trách nhiệm kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ từ việc tuyển sinh đến nội
dung, chương trình, chất lượng giảng dạy, học tập, thi cử theo đúng quy định của
Bộ Giáo dục - Đào tạo và của UBND tỉnh. Đề xuất với UBND tỉnh các yêu cầu về
xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất của trường Trung học Kinh tế
Kỹ thuật và tại chức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được
giao.
3. a. Việc tổ chức các lớp đào tạo
chuyên môn các ngành kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ bậc Trung học chuyên nghiệp,
Cao đẳng, Đại học theo các hình thức học chuyên tu, tại chức, từ xa vv… trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình giao cho trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật và tại chức thống
nhất thực hiện nhưng trước khi mở lớp phải báo cáo Sở Giáo dục - Đào tạo để
trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Riêng các trường chuyên nghiệp, nếu có nhu
cầu mở lớp phải báo cáo Sở Giáo dục-Đào tạo để thẩm định, trình UBND tỉnh cho
phép.
b. Riêng việc tổ chức các lớp đào
tạo nói tại Điểm a, thuộc lĩnh vực Y tế, Giáo dục giao cho trường Trung học Y tế
và trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình tổ chức, triển khai thực hiện, nhưng trước
khi mở lớp phải báo cáo với Sở Y tế hoặc Sở Giáo duc và Đào tạo để trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định.
c. Để đảm bảo chất lượng đào tạo
và môi trường sư phạm, các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh, kể cả các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã không được đứng ra hoặc liên kết với các cơ sở
đào tạo bồi dưỡng của Trung ương và tỉnh ngoài mở các lớp đào tạo nói tại điểm
a trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Sau khi có sự đồng ý của UBND tỉnh,
việc tiến hành mở lớp được thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 6: Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm chủ trì,
phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh:
1. Quy định chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi tiêu và quản lý tài chính đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
công chức của tỉnh;
2. Căn cứ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ và công chức hàng năm do Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quyết định, khả năng cân đối
ngân sách của tỉnh và nguồn kinh phí theo chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng do Trung
ương phân bổ, chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và Sở Kế hoạch
và Đầu tư, xây dựng dự toán chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công
chức báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xem xét, quyết định;
3. Giải quyết kinh phí cho các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện kế hoạch mở lớp theo quy định của UBND tỉnh
hoặc đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh theo phân cấp tại Quy định này;
4. Cấp kinh phí đào tạo cho các sở,
ngành để giải quyết chế độ cho cán bộ, công chức đi học theo quyết định của
UBND tỉnh và của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh theo quy định tại khoản 3,4 Điều
7 Quyết định này.
3. Báo cáo quyết toán nguồn kinh
phí đào tạo hàng năm về UBND tỉnh.
Điều 7: Ban Tổ chức chính quyền tỉnh là cơ quan quản lý
Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có trách
nhiệm:
1. Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành,
các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng
năm tổng hợp báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện
kế hoạch đó;
2. Phối hợp với Sở Tài chính-Vật
giá xây dựng tiêu chuẩn, đối tượng, chính sách chế độ đối với cán bộ, công chức
đi học trình UBND tỉnh phê duyệt;
3. Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt,
trình UBND tỉnh quyết định mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo các nội dung quy
định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6,7, 8, 10 của Điều 3; trực tiếp, quyết định mở các
lớp bồi dưỡng và triệu tập cán bộ, công chức đi học, để thực hiện các nội dung
quy định tại khoản 9, Điều 3; duyệt danh sách và triệu tập cán bộ và công chức
đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 2, 3, 5, 6,7, 8, 10 của
Điều 3; thẩm định hồ sơ và cử công chức của các sở, ban, ngành, các huyện, thị
xã đi dự thi và trình UBND tỉnh quyết định cử cán bộ, công chức đi học sau đại
học, nghiên cứu sinh;
4. Căn cứ vào đối tượng, tiêu chuẩn
được quy định tại Điều 1 và kế hoạch đào tạo hàng năm, ra quyết định cử cán bộ
và công chức đi học các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, hệ Trung học
chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học (bao gồm các hình thức tập trung, chuyên tu,
tại chức từ xa có hưởng lương và sử dụng giờ hành chính) mở tại các cơ sở đào tạo
trong và ngoài tỉnh để đáp ứng cho nhu cầu công tác của một số chuyên ngành cần
thiết;
5. Phối hợp với Sở Tài chính - Vật
giá, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Chính trị tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện
tốt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
phê duyệt.
Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức:
1. Cán bộ, công chức phải không ngừng
nâng cao phẩm chất đạo đức, trao dồi kinh nghiệm, học tập nâng cao nhận thức lý
luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, trình độ, kỹ năng hoạt động chuyên
môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và ngoại ngữ, tin học;
2. Cán bộ, công chức thuộc ngạch,
chức danh nào phải tự đào tạo, bồi dưỡng hoặc được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng
các tiêu chuẩn trình độ kiến thức quy định cho ngạch, chức danh đó;
3. Cán bộ, công chức sau khi đã được
đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý thôi việc, hoặc không chấp hành sự phân công công
tác, xin chuyển công tác vì lý do cá nhân không có lý do chính đáng thì phải bồi
thường cho tỉnh các chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều 7 Nghị định
số 96/1998/CP-NĐ của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức.
Chương III
CHẾ ĐỘ CHI CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức được cân đối vào ngân sách hàng năm và được sử dụng để chi cho
các khoản: Tiền học phí, tiền trả thù lao cho giảng viên, tiền tài liệu, tiền
khai giảng, bế giảng, hỗ trợ tiền ăn, ở nội trú (hoặc tiền ở do cơ sở đào tạo bố
trí) cho học viên…nhưng phải đảm bảo mức chi theo quy định tại Thông tư số
105/TT-BTC ngày 27/12/2001 như sau: Đối với những lớp tổ chức trên 10 ngày mức
chi được tính bằng 1 tháng học nhưng không vượt quá 360.000đồng/người. Đối với
những lớp tổ chức từ 10 ngày trở xuống mức chi được tính bằng nửa tháng học
nhưng không vượt quá 180.000 đồng/người.
Riêng chi phí đi lại từ cơ quan tới
nơi học, được cơ quan cử cán bộ, công chức đi học thanh toán từ nguồn kinh phí
chi hành chính của đơn vị theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày
30/6/1999 của Bộ tài chính.
2. Mức chi cụ thể như sau:
2.1- Đối với cán bộ, công chức được
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cử đi đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa, Dược sỹ
chuyên khoa:
- Được hưởng nguyên lương
- Được hỗ trợ một khoản kinh phí
phục vụ cho việc học tập của cả khoá học, sau khi đã hoàn thành khóa học, được
cấp bằng tốt nghiệp và trở về công tác tại tỉnh được hỗ trợ theo mức quy định tại
Điều 8 Quyết định số 324/2003/QĐ-UB ngày 04/5/2003 của UBND tỉnh Ninh Bình ban
hành quy định về chính sách khuyến khích tài năng đào tạo và thu hút cán bộ,
công chức có trình độ cao.
2.2. Đối với cán bộ, công chức được
Tỉnh uỷ cử đi học các lớp Cử nhân chính trị, Cao cấp chính trị mở tại Trung
ương và tại tỉnh:
- Được hưởng nguyên lương
- Nếu học các lớp mở tại Trung
ương, được hỗ trợ một phần tiền mua giáo trình chính thức (không kể tài liệu
tham khảo) cho cả khoá học theo mức sau:
+ Đối với cán bộ học hệ Cử nhân: Mức
hỗ trợ không quá 1.200.000 đồng/người/cả khoá học;
+ Đối với cán bộ học hệ Cao cấp: Mức
hỗ trợ không quá 1.000.000 đồng/người/cả khoá học.
- Riêng các lớp mở tại trường
Chính trị tỉnh học viên được mượn tài liệu, kết thúc khoá học, học viên phải nộp
lại cho nhà trường để làm tài liệu dùng cho các lớp học sau.
- Được hỗ trợ một phần tiền ăn
theo mức như sau:
+ Đối với cán bộ, công chức học
các lớp Cao cấp hoặc Đại học theo hình thức học tập trung tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh mức hỗ trợ 250.00 đồng/người/tháng cho những tháng thực học;
+ Đối với cán bộ, công chức học tại
chức tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mức hỗ trợ 10.000 đồng/người/ngày
trong những ngày thực học trên lớp;
+ Đối với cán bộ, công chức học tại
tỉnh, có khoảng cách từ 20km trở lên từ nơi học đến nơi làm việc, mức hỗ trợ
7.000đồng/người/ngày cho những ngày thực học.
- Được hỗ trợ tiền thực tập hoặc
đi nghiên cứu thực tế (nếu cơ sở đào tạo tổ chức đi), mức hỗ trợ 500.000đồng/người/cho
cả khoá học đối với hệ cử nhân; 300.000đồng/người/ cả khoá học đối với hệ Cao cấp.
2.3. Đối với cán bộ, công chức cơ
sở xã, phường, thị trấn được Ban Tổ chức chính quyền tỉnh cử đi đào tạo tại các
lớp Đại học tại chức, Cao đẳng, Trung học tại chức các chuyên ngành theo tiêu
chuẩn chức danh chuyên môn của cán bộ, công chức cơ sở hoặc các lớp đào tạo về
chuyên môn cho cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh:
- Được hưởng nguyên lương hoặc
sinh hoạt phí trong thời gian học tập
- Được tỉnh hỗ trợ tiền học phí
- Mỗi năm học được hỗ trợ 100.000
đồng tiền mua giáo trình phục vụ cho học tập.
- Học viên ở xa được bố trí chỗ ở
không phải trả tiền
(Tiền mua hồ sơ dự tuyển, tiền lệ
phí thi tuyển đầu vào, lệ phí thi tốt nghiệp do học viên tự túc).
2.4. Đối với cán bộ, công chức,
cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn được cử đi học các lớp Trung cấp chính trị,
Sơ cấp chính trị mở tại tỉnh hoặc huyện, thị xã:
- Được hưởng nguyên lương hoặc
sinh hoạt phí trong thời gian học tập
- Không phải đóng tiền học phí
- Được mượn tài liệu phục vụ cho học
tập, kết thúc khoá học phải nộp trả lại cho cơ sở đào tạo.
- Học viên ở xa được bố trí chỗ ở
không phải trả tiền
- Đối với các lớp mở tại tỉnh: Mức
hỗ trợ 7.000 đồng/người/ngày cho cán bộ, công chức có khoảng cách 20km trở lên
từ nơi làm việc đến nơi học; Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn được hỗ trợ
7000đ/người/ngày thực học.
- Đối với các lớp mở tại huyện, thị
xã: Mức hỗ trợ 5000đ/người/ngày/ cho cán bộ, công chức đi học có khoảng cách 20
km trở lên từ nơi làm việc đến nơi học; Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn được
hỗ trợ mức 5000đ/người/ngày thực học.
2.5. Đối với cán bộ, công chức,
Cán bộ cơ sở cấp xã được cử đi học các lớp bồi dưỡng mở tại tỉnh:
- Được tỉnh hỗ trợ tiền học phí,
không phải đóng góp các khoản chi phí khác cho học tập
- Được cấp tài liệu phục vụ cho đợt
học ( nếu có)
- Học viên ở xa được bố trí chỗ ở
không phải trả tiền
- Được hỗ trợ 1 phần tiền ăn ở:
Cán bộ công chức có khoảng cách 20 km trở lên từ nơi làm việc đến nơi học; Cán
bộ cơ sở cấp xã được hỗ trợ 7.000 đồng/người/ngày.
2.6. Đối với cán bộ, công chức,
cán bộ cơ sở được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh hoặc Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức
chính quyền tỉnh cử đi học các lớp bồi dưỡng ở Trung ương và tỉnh ngoài được
thanh toán các chi phí sau:
a. Đối với các lớp đào tạo được tỉnh
hỗ trợ tiền học phí
b. Đối với các lớp bồi dưỡng, được
tỉnh hỗ trợ, bao gồm các khoản sau:
+ Được thanh toán tiền học phí
theo phiếu thu của cơ sở đào tạo
+ Tiền tài liệu cho cả khoá tập huấn
theo quy định của cơ sở đào tạo
+ Được hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày;
Tiền ở, tiền tầu xe được thanh toán tại cơ quan, đơn vị theo chế độ công tác
phí hiện hành.
3. Cán bộ, công chức thuộc
đối tượng quy định tại Điều 1, khoản đ được Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức chức
chính quyền tỉnh quyết định cử đi học Đại học chuyên tu, tại chức sau khi tốt
nghiệp, về cơ quan cũ công tác được hỗ trợ trọn gói 6.000.000đồng/người/cả khoá
học.
4. Mức chi của cơ sở được giao nhiệm
vụ tổ chức lớp học:
a. Chi cho giảng viên
- Chi thù lao cho giảng viên
Đối với những lớp bồi dưỡng: Chi
thù lao cho giảng viên được tính theo buổi, mỗi buổi giảng gồm 4 tiết.
+ Đối với giảng viên là Bộ Trưởng,
Thứ trưởng, Thường vụ Tỉnh uỷ và tương đương: 150.000đ/buổi
+ Đối với giảng viên cấp Vụ, Viện,
Cục Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên viên cao cấp, Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ban,
ngành và tương đương: 120.000đ/buổi.
+ Đối với giảng viên là đối tượng
khác: 90.000đ/buổi
+ Đối với giảng viên chuyên nghiệp
giảng dạy trong các trường bồi dưỡng cán bộ, trường Chính trị tỉnh có tham gia
giảng dạy cho các lớp mở theo kế hoạch tại trường mà có số giờ giảng theo kế hoạch
vượt định mức quy định được thanh toán phụ cấp giảng bài theo chế độ vượt giờ
trong kinh phí đã bố trí hàng năm cho đơn vị áp dụng cho giảng viên các trường
Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Trường hợp được mời tham gia giảng
dạy ở các lớp học khác vẫn được hưởng theo chế độ quy định nêu trên tại các điểm
b,c của khoản này.
- Chi tiền ăn cho giảng viên các
trường Trung ương về dạy tại tỉnh không quá 50.000 đồng người/ngày và giáo viên
trường tỉnh về dạy tại huyện không quá 30.000đ/người/ngày
- Chi cho việc đi lại, bố trí nơi ở
cho giảng viên các Bộ, ngành, các trường Trung ương mời về giảng theo chế độ
quy định tại Thông tư số 94/1998/TT- BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính.
b Chi cho công tác tổ chức lớp:
- Chi tiền nước uống cho giảng
viên, mức không quá 5.000 đồng/người/ngày
- Chi tiền điện, nước, loa đài, phục
vụ, phòng nghỉ cho giáo viên, phòng ở cho học viên, phòng học.
- Chi tiền nước uống cho học viên
không quá 300 đồng/người/ngày
- Chi tổ chức quản lý lớp học;
Khai giảng, bế giảng, ra đề thi, chấm thi, thi tốt nghiệp, cấp chứng chỉ, khen
thưởng học viên…
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.
a. Sở Tài
chính-Vật giá chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh quy định hướng
dẫn cụ thể việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức hàng năm theo đúng các quy định của Nhà nước và các quy định tại
văn bản này.
b. Trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt
và yêu cầu thực tế của từng lớp, cơ quan, đơn vị được giao mở lớp, lập dự toán
kinh phí gửi Ban Tổ chức chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính-Vật
giá thẩm định theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định, Sở Tài chính-Vật giá
xem xét, cấp kinh phí cho từng lớp.
c. Ban Tổ chức chính quyền tỉnh chủ
trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị rà soát từng đối tượng cán bộ hiện đang học
tại các trường theo đúng tiêu chuẩn, đối tượng quy định tại Điều 1,2 để trợ cấp.
Những người không đủ tiêu chuẩn, đối tượng theo Quy định này thì không được trợ
cấp. Riêng đối với cán bộ, công chức được cử đi học lấy bằng Bác sỹ chuyên
khoa, Dược sỹ chuyên khoa, Thạc sỹ, Tiến sỹ được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết
định số 324/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh quy định chính sách khuyến khích tài năng
và thu hút cán bộ, công chức có trình độ cao.
d. Chế độ phụ cấp cho người đi học
tại quy định này thực hiện từ ngày 01/9/2003. Kinh phí đào tạo trợ cấp cho cán bộ,
công chức đi học các lớp đào tạo tại tỉnh với các hình thức chuyên tu, tại chức,
tập trung được cấp một lần trong mỗi năm học. Đối với cán bộ, công chức được cử
đi học tại các trường Trung ương hoặc tỉnh ngoài thì được cấp 1 lần sau khi tốt
nghiệp về cơ quan cũ công tác.
e. Cán bộ, viên chức các doanh
nghiệp Nhà nước đi học được hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp
theo mức quy định tại văn bản này. Cán bộ, công chức xin nghỉ không lương để tự
đào tạo theo nguyện vọng, nếu được Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện đồng ý bằng
văn bản cử đi học thì không được hưởng lương và các khoản phụ cấp (nếu có)
trong thời gian học tập; khi hết thời gian qui định của khoá học (không chấp nhận
học lưu ban) và sau ngày thi tốt nghiệp chậm nhất 30 ngày phải về cơ quan cũ
công tác; Nếu về muộn hơn qui định trên mà không được cơ quan cử đi học đồng ý
bằng văn bản thì bị xoá tên khỏi danh sách cơ quan.
g. Cán bộ cơ quan Đảng, Đoàn thể
do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc do Ban Tổ chức Tỉnh uỷ quyết định cử đi học tại
các lớp đào tạo, bồi dưỡng có sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh được
áp dụng chính sách, chế độ theo quy định của văn bản này.
h. Trong quá trình thực hiện nếu
có gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp yêu cầu báo cáo qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh
bằng văn bản trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết; khi chưa có quyết định sửa đổi
không cơ quan, đơn vị nào được thực hiện khác với quy định này./.