Quyết định 1395/QĐ-TCT năm 2011 về Quy trình quản lý nợ thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu | 1395/QĐ-TCT |
Ngày ban hành | 14/10/2011 |
Ngày có hiệu lực | 14/10/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Người ký | Bùi Văn Nam |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1395/QĐ-TCT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH QUẢN LÝ NỢ THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế, Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 504/QĐ/TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Tổng cục Thuế;
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình quản lý nợ thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý thu nợ thuế và Quyết định số 752/QĐ-TCT ngày 14/5/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước do các Chi cục Thuế quản lý.
Điều 3. Vụ trưởng các Vụ và thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi
nhận: |
TỔNG
CỤC TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1395/QĐ-TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
Quy định trách nhiệm, nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian để triển khai thực hiện thống nhất trong cơ quan thuế các cấp trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN (sau đây gọi là quản lý nợ thuế), đã được quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế.
1. Cơ quan thuế các cấp: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.
2. Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Tổng cục Thuế.
3. Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế; đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và các bộ phận quản lý nợ thuộc các đội thuế thuộc Chi cục Thuế (sau đây viết tắt là phòng quản lý nợ/đội quản lý nợ).
4. Các phòng/đội tham gia thực hiện quy trình bao gồm: phòng/đội kiểm tra thuế; phòng/đội quản lý thuế thu nhập cá nhân; phòng quản lý đất đai (nếu có) hoặc bộ phận quản lý các khoản thu từ đất thuộc phòng/đội tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán; phòng quản lý doanh nghiệp lớn (nếu có) hoặc bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn thuộc các phòng/đội kiểm tra thuế; đội trước bạ và thu khác; đội thuế liên xã, phường, thị trấn. Phòng, đội có liên quan đến công tác quản lý nợ thuế như: kê khai và kế toán thuế, thanh tra, ấn chỉ, tin học, tuyên truyền - hỗ trợ.
5. Công chức thuộc phòng, đội và bộ phận quản lý nợ; công chức thuộc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình.
III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN (Chi tiết theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo quy trình này)
BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1395/QĐ-TCT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH QUẢN LÝ NỢ THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế, Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 504/QĐ/TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Tổng cục Thuế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình quản lý nợ thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý thu nợ thuế và Quyết định số 752/QĐ-TCT ngày 14/5/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước do các Chi cục Thuế quản lý.
Điều 3. Vụ trưởng các Vụ và thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi
nhận: |
TỔNG
CỤC TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1395/QĐ-TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
Quy định trách nhiệm, nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian để triển khai thực hiện thống nhất trong cơ quan thuế các cấp trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN (sau đây gọi là quản lý nợ thuế), đã được quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế.
1. Cơ quan thuế các cấp: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.
2. Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Tổng cục Thuế.
3. Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế; đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và các bộ phận quản lý nợ thuộc các đội thuế thuộc Chi cục Thuế (sau đây viết tắt là phòng quản lý nợ/đội quản lý nợ).
4. Các phòng/đội tham gia thực hiện quy trình bao gồm: phòng/đội kiểm tra thuế; phòng/đội quản lý thuế thu nhập cá nhân; phòng quản lý đất đai (nếu có) hoặc bộ phận quản lý các khoản thu từ đất thuộc phòng/đội tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán; phòng quản lý doanh nghiệp lớn (nếu có) hoặc bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn thuộc các phòng/đội kiểm tra thuế; đội trước bạ và thu khác; đội thuế liên xã, phường, thị trấn. Phòng, đội có liên quan đến công tác quản lý nợ thuế như: kê khai và kế toán thuế, thanh tra, ấn chỉ, tin học, tuyên truyền - hỗ trợ.
5. Công chức thuộc phòng, đội và bộ phận quản lý nợ; công chức thuộc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình.
III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN (Chi tiết theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo quy trình này)
1. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
2. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
3. Luật phá sản số 21/2004/QH11 ngày 15/6/2004.
4. Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về xử lý ngân sách nhà nước cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
5. Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.
6. Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
7. Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.
8. Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế.
9. Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế.
10. Quyết định số 504/QĐ/TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế.
1. Tiền thuế nợ là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, phạt chậm nộp và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế đã kê khai, cơ quan thuế đã tính; các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp thuế và đã thông báo cho người nộp thuế nhưng đã hết thời hạn quy định mà chưa nộp vào NSNN.
2. Tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, phạt chậm nộp và các khoản phải nộp khác người nộp thuế đã nộp nhưng có một số sai sót trên chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ chậm luân chuyển hoặc thất lạc, chờ ghi thu - ghi chi; cơ quan thuế đang điều chỉnh theo đúng quy định.
3. Người nợ thuế là người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ theo quy định tại điểm 1, mục IV, phần A quy trình này.
4. Khoản nợ là số tiền thuế nợ được xác định theo từng lần phát sinh.
5. Tiền phạt chậm nộp thuế là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợ thuế của một khoản nợ.
6. Số ngày nợ thuế của một khoản thuế nợ là khoảng thời gian liên tục tính theo ngày, kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó được nộp vào ngân sách nhà nước, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo Bộ Luật Lao động.
7. Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày tiếp theo ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
8. Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày khoản nợ được nộp vào ngân sách nhà nước; hoặc ngày có hiệu lực thi hành của văn bản xoá nợ, miễn nộp hoặc xử lý bằng các hình thức khác.
9. Khoá sổ thuế là thời gian ngừng nhập các chứng từ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế như tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế, các quyết định, thông báo... Sau khi khoá sổ thuế, mọi số liệu trên Sổ theo dõi thu nộp thuế các tháng trước sẽ không được điều chỉnh, bổ sung ngay, mà chỉ được điều chỉnh, bổ sung sau ngày khoá sổ và sẽ được hạch toán vào thời điểm phát hiện để điều chỉnh, bổ sung.
10. Các chữ viết tắt trong quy trình
- NSNN: Ngân sách nhà nước.
- NHTM: Ngân hàng thương mại.
- KBNN: Kho bạc nhà nước.
1. Nhóm tiền thuế nợ khó thu, bao gồm các trường hợp sau:
1.1. Tiền thuế nợ của người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chưa có hồ sơ đề nghị xoá nợ.
1.2. Tiền thuế nợ có liên quan đến trách nhiệm hình sự: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, đang chờ bản án hoặc kết luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế.
1.3. Tiền thuế nợ của người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh hoặc có văn bản gửi đến cơ quan thuế đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh. Bao gồm cả trường hợp giải thể không theo trình tự của Luật Doanh nghiệp.
1.4. Tiền thuế nợ của người nộp thuế đã giải thể: là số tiền thuế nợ người nộp thuế đã thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán đầy đủ các khoản nợ thuế theo quy định của pháp luật.
1.5. Tiền thuế nợ của người nộp thuế lâm vào tình trạng phá sản: là số tiền thuế nợ của người nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gian làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theo quy định của pháp luật.
1.6. Nợ khó thu khác: là các khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày, không thuộc nhóm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 nêu trên, cơ quan thuế đã áp dụng đến biện pháp cưỡng chế nợ thuế cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề (theo quy định tại Luật Quản lý thuế) nhưng vẫn không thu hồi được tiền thuế nợ.
2. Nhóm tiền thuế nợ đến 90 ngày: là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 01 đến 90 ngày nhưng người nộp thuế chưa nộp vào NSNN và không thuộc nhóm tiền thuế nợ khó thu, tiền thuế nợ chờ xử lý, tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ trên 90 ngày; bao gồm cả tiền thuế nợ đang có khiếu nại, khiếu kiện.
3. Nhóm tiền thuế nợ trên 90 ngày: là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp trên 90 ngày nhưng người nộp thuế chưa nộp vào NSNN và không thuộc nhóm tiền thuế nợ khó thu, tiền thuế nợ chờ xử lý, tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ đến 90 ngày; bao gồm cả tiền thuế nợ đang có khiếu nại, khiếu kiện. Cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với nhóm tiền thuế nợ này.
4. Nhóm tiền thuế nợ chờ xử lý, bao gồm các trường hợp sau:
4.1. Xử lý miễn, giảm: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang trong thời gian thực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế (hướng dẫn tại khoản 14, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo quy trình).
4.2. Xử lý gia hạn nộp thuế: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang được cơ quan thuế xử lý để gia hạn nộp thuế. Các trường hợp được gia hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế (hướng dẫn tại khoản 15, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo quy trình).
4.3. Xử lý xoá nợ: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang trong thời gian thực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý xoá nợ theo quy định của pháp luật về thuế (hướng dẫn tại khoản 16, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo quy trình).
4.4. Xử lý bù trừ các khoản nợ NSNN với số tiền thuế được hoàn trả: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đã gửi hồ sơ và cơ quan thuế đang làm thủ tục hoàn thuế tại cơ quan thuế hoặc đang được cơ quan thuế thực hiện thủ tục lập Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN (hướng dẫn tại khoản 17, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo quy trình).
5. Nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh: là số tiền thuế đã nộp vào NSNN nhưng cơ quan thuế đang làm thủ tục điều chỉnh, bao gồm các trường hợp sau:
5.1. Tiền thuế chờ điều chỉnh do sai sót:
a. Người nộp thuế ghi sai, ghi thiếu các chỉ tiêu trên chứng từ thu NSNN.
b. Các sai sót của KBNN, NHTM.
c. Các sai sót của cơ quan thuế:
- Nhập sai dữ liệu về số thuế phải nộp hoặc đã nộp ngân sách nhà nước.
- Người nộp thuế kê khai thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính, đã tạm nộp tại các cơ quan thuế quản lý các chi nhánh nhưng cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính chưa nhận được chứng từ nộp thuế.
5.2. Tiền thuế chờ điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc: chứng từ luân chuyển từ kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại sang cơ quan thuế không thực hiện đúng quy định; chứng từ thất lạc, cơ quan thuế đã nhận được sau thời gian thất lạc do người nộp thuế hoặc Kho bạc nhà nước, ngân hàng cung cấp; chứng từ do công chức thuế hoặc ủy nhiệm thu đã thu nhưng chưa kịp thời thực hiện các thủ tục thanh toán tiền thuế, nộp tiền vào NSNN.
5.3. Tiền thuế chờ ghi thu - ghi chi: là số tiền thuế người nộp thuế đã kê khai và thực hiện các thủ tục nộp NSNN nhưng đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào NSNN hoặc số tiền được cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục ghi thu - ghi chi, theo định kỳ (tháng, quý, năm).
B. NỘI DUNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ NỢ
I. XÂY DỰNG CHỈ TIÊU THU TIỀN THUẾ NỢ
1. Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện
- Xác định tiền thuế nợ năm trước (là năm trước năm xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ): tại báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ năm trước, kỳ báo cáo tháng 12.
- Tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu nợ (tháng 11 hàng năm): tại báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ, kỳ báo cáo tháng 10.
- Dự kiến tiền thuế nợ năm thực hiện: căn cứ tiền thuế nợ năm trước và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện.
2. Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch (các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ nêu tại mục I, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo quy trình)
- Căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã được xác định tại điểm 1 và chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cơ quan thuế cấp trên hướng dẫn hàng năm.
- Phân tích, dự báo tình hình kinh tế, các chính sách về quản lý nợ mới ban hành để:
+ Đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch.
+ Đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định.
3. Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định ở điểm 2 cho cơ quan thuế cấp trên
3.1. Chi cục Thuế báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ về Cục Thuế.
3.2. Cục Thuế báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ về Tổng cục Thuế.
4. Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
4.1. Căn cứ vào kết quả tổng hợp của các Cục Thuế đã báo cáo ở điểm 3, Tổng cục Thuế phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ giao cho các Cục Thuế chậm nhất là ngày 30/11 hàng năm.
4.2. Căn cứ vào chỉ tiêu do Tổng cục Thuế giao và kết quả tổng hợp ở điểm 3, Cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho phòng quản lý nợ, các phòng tham gia thực hiện quy trình, các Chi cục Thuế chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm và báo cáo kết quả về Tổng cục Thuế.
5. Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở phê duyệt tại điểm 4
5.1. Phòng quản lý nợ:
- Xây dựng chỉ tiêu đối với toàn bộ số tiền thuế nợ do Cục Thuế quản lý;
- Dự kiến, trình lãnh đạo Cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho phòng quản lý nợ, các phòng tham gia thực hiện quy trình và các Chi cục Thuế;
- Giao nhiệm vụ thu tiền thuế nợ cho công chức thuộc phòng quản lý nợ.
5.2. Các phòng tham gia thực hiện quy trình:
- Tham gia xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ;
- Giao nhiệm vụ thu tiền thuế nợ cho công chức thuộc phòng quản lý.
5.3. Các Chi cục Thuế căn cứ vào chỉ tiêu thu nợ do Cục Thuế giao, giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho đội quản lý nợ, các đội tham gia thực hiện quy trình và báo cáo kết quả về Cục Thuế.
- Đội quản lý nợ:
+ Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đối với toàn bộ số tiền thuế nợ do Chi cục Thuế quản lý;
+ Dự kiến, trình lãnh đạo Chi cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho đội quản lý nợ, các đội tham gia thực hiện quy trình;
+ Giao nhiệm vụ thu tiền thuế nợ cho công chức thuộc đội quản lý nợ.
- Các đội tham gia thực hiện quy trình:
+ Tham gia xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ;
+ Giao nhiệm vụ thu tiền thuế nợ cho công chức thuộc đội quản lý.
II. ĐÔN ĐỐC THU VÀ XỬ LÝ TIỀN THUẾ NỢ
Hàng tháng, trước ngày khoá sổ thuế một (01) ngày làm việc, trưởng phòng, đội trưởng đội quản lý nợ và trưởng phòng, đội trưởng đội tham gia thực hiện quy trình có trách nhiệm:
1.1. Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình như sau:
- Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật (hộ kê khai): Phân công quản lý nợ thuế cho công chức có kinh nghiệm thuộc phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình theo loại hình doanh nghiệp, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn hành chính, địa bàn thu và theo các phương thức phù hợp khác.
- Đối với hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật (hộ khoán) và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN: Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ theo địa bàn thu như: phường, xã, thị trấn; bến tàu; bến xe; chợ…
- Đối với các khoản tiền thuế do các đoàn thanh tra, kiểm tra ra quyết định truy thu, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thực hiện:
+ Đề xuất lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế chỉ đạo phòng/đội thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm đôn đốc người nộp thuế nộp khoản tiền thuế truy thu vào NSNN.
+ Chỉ đạo công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình phối hợp với phòng/đội thanh tra, kiểm tra đôn đốc các khoản tiền thuế truy thu.
1.2. Sau khi được phân công, nếu có thay đổi trong tháng về phân công lại việc quản lý người nộp thuế: công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình phải bàn giao đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế đã được phân công cho công chức tiếp nhận. Việc bàn giao phải có biên bản xác nhận của lãnh đạo phòng hoặc đội.
2.1. Hàng tháng, chậm nhất là ba (03) ngày làm việc sau ngày khoá sổ thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình:
- Thực hiện đối chiếu số tiền thuế nợ tại thời điểm ngày cuối tháng trên các ứng dụng quản lý thuế với ứng dụng quản lý nợ.
- Căn cứ vào số nợ trên ứng dụng quản lý nợ, tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và hồ sơ, tài liệu liên quan đến người nộp thuế, rà soát danh sách người nộp thuế còn nợ thuế để phân loại theo từng khoản nợ, nhóm nợ.
2.2. Phòng, đội của cơ quan thuế khi nhận được hồ sơ của người nộp thuế gửi đến có liên quan đến việc phân loại nợ thuế, phải sao gửi cho phòng, đội quản lý nợ; phòng, đội tham gia thực hiện quy trình để có cơ sở thực hiện phân loại nợ theo quy định.
Hồ sơ để phân loại nợ đối với từng khoản nợ, nhóm nợ căn cứ vào quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn (chi tiết tại mục II, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo quy trình).
3. Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ
Ngay sau ngày làm việc kế tiếp ngày hoàn thành việc phân loại nợ thuế ở điểm 2 nêu trên, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình:
- Lập nhật ký theo dõi tiền thuế nợ đối với từng người nộp thuế theo mẫu số 08/QLN (ban hành kèm theo quy trình).
Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ được lập riêng cho từng người nộp thuế để theo dõi từng khoản tiền thuế nợ.
- Chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ tổng hợp của phòng/đội quản lý nợ hoặc phòng/đội tham gia thực hiện quy trình tổng hợp theo mẫu số 09/QLN (ban hành kèm theo quy trình).
- Công chức được giao nhiệm vụ tổng hợp của các phòng/đội tham gia thực hiện quy trình chuyển phòng quản lý nợ hoặc đội quản lý nợ tổng hợp theo mẫu số 09/QLN trên địa bàn quản lý.
Đối với các đơn vị đã triển khai ứng dụng quản lý nợ thuế, công chức quản lý nợ phải nhập các dữ liệu kịp thời, theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký tại ứng dụng này.
4.1. Sau khi phân loại tiền thuế nợ, nếu phát hiện có sai sót về tiền thuế nợ, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện:
- Mời người nộp thuế hoặc người đại diện pháp luật của người nộp thuế đến trụ sở cơ quan thuế để thực hiện đối chiếu tiền thuế nợ. Giấy mời theo mẫu số 03/QLN (ban hành kèm theo quy trình) do lãnh đạo cơ quan thuế ký hoặc có thể ủy quyền cho trưởng phòng quản lý nợ hoặc phòng tham gia thực hiện quy trình ký. Căn cứ đối chiếu là bản sao hồ sơ khai thuế, chứng từ thu NSNN (Giấy nộp tiền vào NSNN, Biên lai thu thuế, Lệnh thu NSNN, Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN…) để xác định chính xác số liệu kê khai và nộp thuế, xác định số chênh lệch về tiền thuế nợ giữa người nộp thuế và cơ quan thuế.
- Lập biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu theo mẫu số 12/QLN (ban hành kèm theo quy trình).
- Chuyển biên bản kèm theo các chứng từ liên quan (hồ sơ khai thuế, chứng từ thu NSNN…) cho phòng, đội kê khai và kế toán thuế thực hiện lập phiếu điều chỉnh nội bộ kịp thời, theo đúng quy định.
4.2. Nếu xác định được số liệu nợ thuế tại các biên bản thanh tra, kiểm tra không thống nhất với số liệu tại ứng dụng quản lý nợ, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình kết hợp với các phòng, đội thanh tra, kiểm tra, kê khai và kế toán thuế đối chiếu, xác định nguyên nhân chênh lệch, lập phiếu điều chỉnh nội bộ; chuyển phòng, đội kê khai và kế toán thuế điều chỉnh tiền thuế nợ.
4.3. Nếu người nộp thuế phản ánh về số liệu tiền thuế nợ tại Thông báo số 07/QLN không chính xác thì công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình mời người nộp thuế đến cơ quan thuế để đối chiếu:
- Nếu nguyên nhân chênh lệch từ phía người nộp thuế thì đề nghị người nộp thuế giải trình, lập biên bản theo mẫu số 12/QLN (ban hành kèm theo quy trình); sau đó chuyển biên bản kèm theo các chứng từ liên quan (hồ sơ khai thuế, chứng từ thu NSNN…) cho phòng, đội kê khai và kế toán thuế thực hiện lập phiếu điều chỉnh nội bộ kịp thời, theo đúng quy định.
- Nếu nguyên nhân chênh lệch từ phía cơ quan thuế thì phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình xác định nguyên nhân, lập tờ trình đề xuất (có xác nhận của lãnh đạo phòng, đội), chuyển phòng, đội kê khai và kế toán thuế nhập lại dữ liệu.
Căn cứ vào nhật ký theo dõi tiền thuế nợ (đã lập ở điểm 3), việc đối chiếu số liệu (điểm 4), thực hiện như sau:
5.1. Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc thu nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế;
5.2. Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện:
- Lập thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp theo mẫu số 07/QLN (ban hành kèm theo quy trình); các khoản nợ thuế của người nộp thuế tại thông báo 07/QLN bao gồm cả khoản nợ mới phát sinh từ 01 ngày trở lên.
- Trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt. Tại Cục Thuế, Thông báo 07/QLN có thể ủy quyền cho trưởng phòng quản lý nợ hoặc trưởng phòng tham gia thực hiện quy trình ký.
- Sau khi lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt, thông báo được lập thành các bản: 01 bản gửi cho người nộp thuế, 01 bản lưu tại hồ sơ quản lý người nộp thuế, 01 bản gửi phòng, đội kê khai và kế toán thuế, 01 bản lưu văn thư và các phòng, đội có liên quan theo hướng dẫn tại mục III, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo quy trình.
- Sau khi phát hành Thông báo số 07/QLN, nếu phát hiện có sai sót, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình phải ban hành lại Thông báo 07/QLN, trong đó nêu rõ thông báo này thay thế cho thông báo đã ban hành.
- Sau khi phát hành Thông báo 07/QLN mười (10) ngày làm việc, nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước thì phòng, đội quản lý nợ; phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thực hiện các công việc sau:
+ Mời người nộp thuế hoặc người đại diện pháp luật của người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế hoặc làm việc trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế. Giấy mời do lãnh đạo cơ quan thuế ký hoặc có thể ủy quyền cho trưởng phòng quản lý nợ hoặc trưởng phòng tham gia thực hiện quy trình ký theo mẫu số 03/QLN;
+ Trường hợp sau thời hạn mời làm việc một (01) ngày mà người nộp thuế không đến cơ quan thuế hoặc đã đến nhưng không giải trình đầy đủ hoặc không bổ sung thông tin, tài liệu thì tổ chức làm việc trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế; khi đến làm việc phải có giấy giới thiệu của Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế;
+ Đối với người nộp thuế nộp thuế qua ủy nhiệm thu thì đội thuế xã, phường trình lãnh đạo Chi cục Thuế mời đại diện đơn vị được ủy nhiệm thu và người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế để nắm thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nộp tiền thuế.
Sau khi làm việc, lập biên bản ghi nhận kết quả, đồng thời, tại biên bản phải yêu cầu người nộp thuế cam kết thực hiện nộp thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế.
5.3. Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế; người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng, đội quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB-CCNT (ban hành kèm theo quy trình cưỡng chế nợ thuế).
5.4. Đối với nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang điều chỉnh không ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
5.5. Hàng ngày, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình phải ghi chi tiết về thời gian và các bước công việc đã thực hiện vào Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của từng người nộp thuế (mẫu số 08/QLN), đồng thời theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký tại ứng dụng quản lý nợ.
6. Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ
6.1. Xoá nợ tiền thuế
Đối với các trường hợp thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì:
6.1.1. Lập và thẩm định hồ sơ đề nghị xoá nợ
a. Công chức quản lý nợ trực tiếp lập hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế. Hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt được lập theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế (khoản 16 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo quy trình).
b. Trình lãnh đạo phòng, đội quản lý nợ xem xét, sau đó chuyển hồ sơ sang bộ phận pháp chế (đối với các đơn vị có bộ phận pháp chế) hoặc bộ phận tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán thẩm định. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, bộ phận này phải có ý kiến thẩm định.
c. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của bộ phận pháp chế (đối với các đơn vị có bộ phận pháp chế) hoặc bộ phận tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán, phòng, đội quản lý nợ tổng hợp và trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt, gửi cơ quan thuế cấp trên.
d. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xoá nợ thuế của Cục Thuế gửi đến, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Tổng cục Thuế thực hiện:
- Trường hợp đúng đối tượng được xoá nợ thuế và hồ sơ đầy đủ: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế dự thảo tờ trình, quyết định xoá nợ và gửi xin ý kiến tham gia các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
- Trường hợp đúng đối tượng được xoá nợ thuế nhưng hồ sơ không đầy đủ: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trình Tổng cục ban hành công văn đề nghị Cục Thuế bổ sung hồ sơ xoá nợ thuế.
- Trường hợp không thuộc đối tượng được xoá nợ thuế: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trình Tổng cục ban hành công văn trả lời Cục Thuế không thuộc đối tượng được xoá nợ thuế.
6.1.2. Khi có quyết định xoá nợ của cơ quan có thẩm quyền, phòng, đội quản lý nợ thực hiện sao (photocopy) gửi:
- Phòng, đội kê khai và kế toán thuế để điều chỉnh giảm số tiền thuế nợ trên các ứng dụng quản lý thuế;
- Phòng, đội tham gia thực hiện quy trình để biết.
6.1.3. Công chức quản lý nợ ghi chi tiết về thời gian và các bước công việc đã thực hiện vào Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của từng người nộp thuế theo mẫu số 08/QLN, đồng thời theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký tại ứng dụng quản lý nợ.
6.1.4. Phòng, đội quản lý nợ lưu toàn bộ hồ sơ liên quan đến xóa nợ thuế cho người nộp thuế, bao gồm: các văn bản đề nghị xóa nợ, tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ, quyết định xoá nợ.
6.2. Gia hạn nộp thuế
6.2.1. Nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế
Phòng, đội quản lý nợ nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ:
a. Trường hợp hồ sơ người nộp thuế lập đã đầy đủ thủ tục nhưng không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng, đội quản lý nợ trình lãnh đạo cơ quan thuế ký duyệt văn bản không chấp nhận đề nghị gia hạn nộp thuế theo mẫu tại phụ lục số 04 ban hành kèm theo quy trình và được in thành các bản: 01 bản cho người nợ thuế thực hiện, 01 bản lưu tại bộ phận quản lý nợ, 01 bản lưu văn thư và các bộ phận có liên quan khác.
b. Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, phòng, đội quản lý nợ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế thì không xem xét gia hạn nộp thuế.
c. Trường hợp người nộp thuế lập hồ sơ đầy đủ thủ tục, đúng đối tượng được gia hạn nộp thuế thì:
- Trường hợp gia hạn nộp thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế:
+ Dự thảo văn bản gia hạn nộp theo mẫu tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo quy trình và gửi bộ phận pháp chế (đối với các đơn vị có bộ phận pháp chế) hoặc bộ phận tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán để thẩm định. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày khi nhận được hồ sơ, bộ phận thẩm định phải có ý kiến tham gia.
+ Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của bộ phận pháp chế hoặc bộ phận tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán, phòng, đội quản lý nợ tổng hợp và trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt; nếu xem xét lại thấy không nhất trí với đề nghị gia hạn của người nộp thuế thì thực hiện tiết 6.2.1.a.
+ Sau khi lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt, văn bản gia hạn được lập như sau: 01 bản gửi cho người nợ thuế; 01 bản lưu tại bộ phận quản lý nợ; 01 bản gửi bộ phận kê khai và kế toán thuế; 01 bản lưu văn thư và các đội có liên quan khác.
- Trường hợp gia hạn nộp thuế do gặp khó khăn đặc biệt khác, do Thủ tướng Chính phủ quyết định: phòng, đội quản lý nợ tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn của người nộp thuế, kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thì thực hiện tiết 6.2.1.a.
+ Trường hợp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế nhưng hồ sơ chưa đầy đủ thì thực hiện tiết 6.2.1.b.
Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và đúng đối tượng được gia hạn nộp thuế, Cục Thuế/Chi cục Thuế có ý kiến đề xuất và lập văn bản trình lãnh đạo cơ quan thuế chuyển hồ sơ đề nghị gia hạn lên cơ quan thuế cấp trên để trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
d. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế của Cục Thuế gửi đến (trường hợp gia hạn nộp thuế do gặp khó khăn đặc biệt khác), Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Tổng cục Thuế thực hiện:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế dự thảo tờ trình Tổng cục, tờ trình Bộ, tờ trình Chính phủ và gửi xin ý kiến tham gia các đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trình Tổng cục ban hành công văn đề nghị Cục Thuế hướng dẫn người nộp thuế bổ sung hồ sơ.
6.2.2. Khi có văn bản chấp thuận gia hạn nộp thuế, phòng, đội quản lý nợ thực hiện sao (photocopy) gửi:
- Phòng, đội kê khai và kế toán thuế để điều chỉnh lại hạn nộp cho khoản nợ thuế được gia hạn vào các ứng dụng quản lý thuế;
- Phòng, đội tham gia thực hiện quy trình để biết.
6.2.3. Công chức quản lý nợ ghi chi tiết về thời gian và các bước công việc đã thực hiện vào Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của từng người nộp thuế (mẫu số 08/QLN ban hành kèm theo quy trình), đồng thời theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký tại ứng dụng quản lý nợ.
6.2.4. Phòng, đội quản lý nợ lưu toàn bộ hồ sơ liên quan đến gia hạn nợ thuế của người nộp thuế, bao gồm: các văn bản đề nghị gia hạn của người nợ thuế; các văn bản bổ sung hồ sơ, không chấp thuận gia hạn, chấp thuận gia hạn của cơ quan thuế.
6.3. Thu tiền thuế nợ thông qua hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN
Nhận được đề nghị của phòng, đội kê khai và kế toán thuế về việc xác nhận tiền thuế nợ của người nộp thuế, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thực hiện:
- Căn cứ vào số tiền thuế nợ đang theo dõi trên ứng dụng quản lý nợ thuế lập phiếu xác nhận tình trạng nợ thuế.
- Chuyển lại phòng, đội kê khai - kế toán thuế để có cơ sở lập Quyết định hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN.
7.1. Tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh
7.1.1. Đối với tiền thuế đã nộp NSNN chờ điều chỉnh do sai sót:
a. Trường hợp người nộp thuế ghi sai các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền: Căn cứ đăng ký thuế, khai thuế và mục lục NSNN, nếu phát hiện sai sót, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình lập danh sách các sai sót gửi sang phòng, đội kê khai và kế toán thuế để thông báo cho người nộp thuế thực hiện điều chỉnh kê khai, nộp tiền thuế vào NSNN theo đúng quy định.
b. Trường hợp có sai sót do KBNN, NHTM:
Phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình đề xuất với lãnh đạo cơ quan thuế chỉ đạo phòng, đội kê khai và kế toán thuế thực hiện:
- Đề nghị KBNN, NHTM thực hiện đúng quy định khi lập chứng từ thu NSNN hoặc chứng từ chuyển tiền thuế đã thu từ NHTM vào tài khoản thu NSNN của KBNN phải ghi đầy đủ các thông tin về mã số thuế, mục lục ngân sách, kỳ thuế, chi tiết theo từng khoản nộp, số và ngày Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra (kiểm tra) việc chấp hành pháp luật thuế và ngày nộp thuế.
- Yêu cầu KBNN ghi đầy đủ thông tin trên Bảng kê chứng từ nộp NSNN gửi cơ quan thuế như tên người nộp thuế, mã số thuế, số và ngày chứng từ, mục lục ngân sách, kỳ thuế số và ngày Quyết định xử lý về thuế ...
- Đề nghị KBNN và NHTM thực hiện điều chỉnh kịp thời các khoản tiền thuế đã nộp NSNN bị sai lệch.
c. Trường hợp có sai sót do cơ quan thuế:
Đối với sai sót do nhập sai dữ liệu: Nếu phát hiện sai sót, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thông báo cho phòng, đội kê khai và kế toán thuế thực hiện điều chỉnh.
7.1.2. Đối với các khoản tiền thuế đã nộp nhưng chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thông báo cho phòng, đội kê khai và kế toán thuế, phòng, đội kiểm tra thuế để xác định chứng từ nộp thuế của người nộp thuế tại KBNN, NHTM để điều chỉnh giảm số tiền thuế nợ của người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
7.1.3. Đối với các khoản nộp được thực hiện bằng hình thức ghi thu - ghi chi qua ngân sách, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình đề nghị phòng, đội kê khai và kế toán thuế, kiểm tra thuế xác định thời hạn nộp ngân sách, theo đó điều chỉnh lại thời hạn nộp thuế trên các ứng dụng quản lý thuế.
7.1.4. Đối với các nguyên nhân từ quá trình nâng cấp ứng dụng quản lý thuế
Phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình phối hợp với phòng, đội kê khai và kế toán thuế phát hiện các khoản nợ chênh lệch do nguyên nhân này, chuyển bộ phận tin học để tiến hành sửa lỗi ứng dụng kịp thời.
7.2. Đối với nợ khó thu
7.2.1. Tiền thuế nợ của người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chưa có hồ sơ đề nghị xoá nợ, chưa được xóa nợ tại tiết 6.1, điểm 6, mục II, phần B quy trình này; phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thực hiện:
a. Báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế chỉ đạo các phòng, đội kiểm tra thuế; phòng, đội, bộ phận quản lý nợ; đội thuế liên xã, phường, thị trấn tiến hành xác minh về các trường hợp này.
b. Căn cứ kết quả xác minh, trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt biện pháp đôn đốc hoặc xử lý tiền thuế nợ:
- Nếu người nộp thuế vẫn sinh sống trên địa bàn, có tài sản thì đề xuất các biện pháp thu tiền thuế nợ theo quy định;
- Nếu người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì thực hiện theo quy định tại tiết 6.1, điểm 6, mục II, phần B quy trình này.
7.2.2. Tiền thuế nợ của người nộp thuế có liên quan đến trách nhiệm hình sự:
a. Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế về tình trạng của người nộp thuế.
b. Phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình gửi các cơ quan chức năng liên quan để thông báo về tình trạng tiền thuế nợ để được xử lý khi có kết luận của cơ quan pháp luật hoặc theo bản án của Toà án.
c. Khi có kết luận của cơ quan điều tra, quyết định của Toà án, nếu người nộp thuế chưa nộp vào NSNN thì công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ.
7.2.3. Tiền thuế nợ của người nộp thuế có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thực hiện:
a. Báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế chỉ đạo phòng, đội kiểm tra thuế để xác minh về người nộp thuế.
b. Căn cứ kết quả xác minh, trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt biện pháp đôn đốc hoặc xử lý tiền thuế nợ:
- Nếu người nộp thuế vẫn còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn thì giao phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình tiến hành đôn đốc thu tiền thuế nợ.
- Nếu người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn thì chuyển phòng, đội quản lý nợ; phòng, đội tham gia thực hiện quy trình để theo dõi và đề xuất biện pháp xử lý khoản tiền thuế nợ này.
7.2.4. Tiền thuế nợ của người nộp thuế đã thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
a. Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế về tình hình nợ thuế của người nộp thuế.
b. Phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình gửi chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản (nếu có), cơ quan đăng ký kinh doanh, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan thông báo về tình trạng tiền thuế nợ để có căn cứ xây dựng phương án giải quyết tiền thuế nợ.
c. Nếu người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách nhà nước thì công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ này.
7.2.5. Tiền thuế nợ của người nộp thuế lâm vào tình trạng phá sản:
a. Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế về tình trạng của người nộp thuế.
b. Phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình gửi các cơ quan: toà án, đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan thông báo về tình trạng tiền thuế nợ để được xử lý nợ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản.
c. Khi có quyết định của Toà án thì phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng đội tham gia thực hiện quy trình thực hiện thủ tục thu hồi, xử lý tiền thuế nợ theo quyết định của Toà án.
7.2.6. Nợ khó thu khác: Ghi nhật ký theo dõi tiền thuế nợ.
7.3. Ghi nhật ký
Công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình phải ghi chi tiết về thời gian và các bước công việc đã thực hiện vào Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của từng người nộp thuế (mẫu số 08/QLN ban hành kèm theo quy trình), đồng thời theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký tại ứng dụng quản lý nợ.
8.1. Đối với khoản nợ của các đơn vị có trụ sở chính không đóng trên địa bàn cơ quan thuế quản lý như: xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc, sau khi phân loại tiền thuế nợ:
- Tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi có hoạt động của đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc:
+ Phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình phối hợp với phòng, đội kiểm tra thuế, phòng, đội kê khai và kế toán thuế lập danh sách các trường hợp có tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc trên địa bàn. Thông báo cho cơ quan thuế, nơi có trụ sở chính của các đơn vị này đề nghị phối hợp đôn đốc thu khoản nợ (mẫu số 10/QLN).
+ Sau khi nhận được thông báo của Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi có trụ sở chính của đơn vị vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc, phòng, đội kê khai và kế toán thuế thực hiện nhập dữ liệu để điều chỉnh nợ thuế của các đơn vị này.
- Tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi có trụ sở chính của đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc: căn cứ thông báo đề nghị phối hợp của Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi có hoạt động xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc gửi đến; các phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình hoặc phòng, đội kiểm tra thuế thực hiện đối chiếu, xác định doanh thu phát sinh và số tiền thuế đã nộp của hoạt động này trên tờ khai thuế và chứng từ nộp tiền của trụ sở chính:
+ Nếu xác định đơn vị đã kê khai, nộp thuế đầy đủ đối với hoạt động xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc thì thông báo cho cơ quan thuế nơi có hoạt động này biết để điều chỉnh giảm khoản nợ thuế này trên sổ theo dõi nợ, khắc phục tình trạng theo dõi nợ trùng lắp.
+ Trường hợp trụ sở chính chưa kê khai doanh thu phát sinh và nộp thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc trên tờ khai thuế của trụ sở chính, Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế yêu cầu người nộp thuế thực hiện kê khai bổ sung (nếu trong thời hạn kê khai bổ sung) và nộp ngay số tiền thuế còn phải nộp của hoạt động này vào tài khoản thu NSNN.
+ Trường hợp người nộp thuế kê khai thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính, nhưng đã tạm nộp tại các cơ quan thuế quản lý đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc: phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình (nơi có trụ sở chính) đề nghị người nộp thuế đối chiếu chứng từ đã nộp tại cơ quan thuế quản lý đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc, để có cơ sở chuyển phòng, đội kê khai và kế toán thuế điều chỉnh lại.
8.2. Đối với các đơn vị được ủy nhiệm thu
- Căn cứ vào biên lai thuế do bên ủy nhiệm thu đã thu thuế và thanh toán với cơ quan thuế, căn cứ giấy nộp tiền vào ngân sách đã phát hành (có xác nhận của KBNN, NHTM), cơ quan thuế thực hiện kế toán thuế. Nếu phát hiện vẫn còn tiền thuế nợ, đội thuế liên xã, phường, đội thuế trước bạ (nếu là các khoản thu từ đất) xác định số tiền thuế nợ để đề xuất biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ này.
- Đội thuế liên xã, phường, thị trấn ngoài nhiệm vụ hướng dẫn, quản lý việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của ủy nhiệm thu thuế còn phải thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đôn đốc thu tiền thuế nộp của ủy nhiệm thu và thực hiện đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế nộp thuế qua ủy nhiệm thu.
9. Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ
9.1. Lập báo cáo theo các mẫu biểu quy định tại quy trình này
9.1.1. Tại Chi cục Thuế
a. Đội quản lý nợ, đội tham gia thực hiện quy trình lập các báo cáo sau:
- Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mẫu số 01/QLN, 02/QLN.
- Báo cáo kết quả thu nợ thuế theo mẫu số 05/QLN.
- Danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn theo mẫu số 13/QLN.
- Báo cáo thống kê các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ đã áp dụng theo mẫu số 14/QLN.
Các báo cáo này được chuyển về đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để tổng hợp toàn Chi cục Thuế.
b. Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế lập báo cáo cho toàn Chi cục Thuế như sau:
- Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mẫu số 01/QLN, 02/QLN.
- Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế hàng tháng theo mẫu số 04/QLN.
- Báo cáo kết quả thu nợ thuế theo mẫu số 05/QLN.
- Báo cáo tổng hợp xoá nợ thuế theo mẫu số 06/QLN.
- Báo cáo tổng hợp các thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế (Mẫu 11/QLN)
- Danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn theo mẫu số 13/QLN.
- Báo cáo thống kê các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ đã áp dụng theo mẫu số 14/QLN.
- Danh sách người nộp thuế sẽ phải cưỡng chế nợ thuế trong kỳ (Mẫu số 20/CCNT ban hành kèm theo quy trình cưỡng chế nợ thuế).
- Báo cáo tổng hợp quyết định cưỡng chế nợ thuế (Mẫu số 23/CCNT ban hành kèm theo quy trình cưỡng chế nợ thuế).
9.1.2. Tại Cục Thuế
a. Phòng quản lý nợ, phòng tham gia thực hiện quy trình lập các báo cáo sau:
- Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mẫu số 01/QLN, 02/QLN.
- Báo cáo kết quả thu nợ thuế theo mẫu số 05/QLN.
- Danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn theo mẫu số 13/QLN.
- Báo cáo thống kê các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ đã áp dụng theo mẫu số 14/QLN.
Các báo cáo này được chuyển về phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để tổng hợp toàn Cục Thuế.
b. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế lập báo cáo cho toàn Cục Thuế (sau khi đã nhận được báo cáo từ các phòng tham gia thực hiện quy trình và từ các Chi cục Thuế) như sau:
- Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mẫu số 01/QLN, 02/QLN.
- Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế hàng tháng theo mẫu số 04/QLN.
- Báo cáo kết quả thu nợ thuế theo mẫu số 05/QLN.
- Báo cáo tổng hợp xoá nợ thuế theo mẫu số 06/QLN.
- Báo cáo tổng hợp các thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế (Mẫu 11/QLN)
- Danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn theo mẫu số 13/QLN.
- Báo cáo thống kê các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ đã áp dụng theo mẫu số 14/QLN.
- Danh sách người nộp thuế sẽ phải cưỡng chế nợ thuế trong kỳ (Mẫu số 20/CCNT ban hành kèm theo quy trình cưỡng chế nợ thuế).
- Báo cáo tổng hợp quyết định cưỡng chế nợ thuế (Mẫu số 23/CCNT ban hành kèm theo quy trình cưỡng chế nợ thuế).
9.1.3. Tại Tổng cục Thuế
- Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mẫu số 01/QLN.
- Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế hàng tháng theo mẫu số 04/QLN.
- Báo cáo kết quả thu nợ thuế theo mẫu số 05/QLN.
- Báo cáo tổng hợp xoá nợ thuế theo mẫu số 06/QLN.
- Danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn theo mẫu số 13/QLN.
9.2. Thời hạn gửi báo cáo
9.2.1. Định kỳ hàng tháng, Cục Thuế/Chi cục Thuế gửi các báo cáo sau lên cơ quan thuế cấp trên:
+ Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mẫu số 01/QLN, 02/QLN;
+ Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế hàng tháng theo mẫu số 04/QLN;
+ Báo cáo kết quả thu nợ thuế theo mẫu số 05/QLN;
+ Báo cáo tổng hợp các thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế (Mẫu 11/QLN).
+ Danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn theo mẫu số 13/QLN.
+ Báo cáo thống kê các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ đã áp dụng theo mẫu số 14/QLN.
+ Báo cáo tổng hợp quyết định cưỡng chế nợ thuế (Mẫu số 23/CCNT ban hành kèm theo quy trình cưỡng chế nợ thuế).
9.2.2. Định kỳ hàng năm, Cục Thuế/Chi cục Thuế gửi báo cáo tổng hợp xoá nợ thuế theo mẫu số 06/QLN lên cơ quan thuế cấp trên.
9.2.3. Thời hạn gửi báo cáo
- Đối với báo cáo tháng:
+ Chi cục Thuế gửi báo cáo hàng tháng về Cục Thuế trước ngày 15 tháng sau.
+ Cục Thuế gửi báo cáo hàng tháng về Tổng cục Thuế trước ngày 20 tháng sau.
- Đối với báo cáo năm:
+ Chi cục Thuế gửi báo cáo hàng năm về Cục Thuế trước ngày 15/01 năm sau.
+ Cục Thuế gửi báo cáo hàng tháng về Tổng cục Thuế trước ngày 20/01 năm sau.
10. Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ
10.1. Bộ phận quản lý nợ
Lưu trữ các báo cáo của toàn cơ quan thuế như sau: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế, Báo cáo kết quả thu nợ thuế, Báo cáo tổng hợp xoá nợ thuế, Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế hàng tháng, Danh sách người nộp thuế sẽ phải cưỡng chế nợ thuế trong kỳ, Báo cáo tổng hợp quyết định cưỡng chế nợ thuế, Báo cáo tổng hợp các thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
10.2. Bộ phận tham gia thực hiện quy trình
Lưu trữ các báo cáo của bộ phận mình như sau: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế, Báo cáo kết quả thu nợ thuế.
10.3. Hồ sơ
Hồ sơ được lưu theo từng người nộp thuế và được lưu tại bộ phận ban hành văn bản (quản lý nợ/tham gia thực hiện quy trình), bao gồm: thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp, các quyết định, thông báo áp dụng các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ và xử lý nợ, quyết định xoá nợ, văn bản chấp thuận gia hạn nộp thuế, các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác liên quan đến tình hình nợ thuế của người nộp thuế.
10.4. Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của người nộp thuế, danh sách người nộp thuế sẽ phải cưỡng chế nợ thuế trong kỳ được in theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế cấp trên hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.
1. Đối với Tổng cục Thuế
a. Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Thuế hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục, các Cục Thuế và Chi cục Thuế thực hiện quy trình này.
b. Định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá công tác quản lý nợ đối với toàn ngành thuế.
c. Đề xuất, kiến nghị với Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm quản lý nợ thuế có hiệu quả.
d. Bổ sung, sửa đổi quy trình, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
đ. Xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý nợ tại cơ quan thuế khoa học, thuận lợi và hiệu quả.
2. Đối với Cục Thuế
a. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế:
- Tổ chức, phân công, chỉ đạo việc phối hợp giữa các phòng thuộc Cục Thuế thực hiện quy trình này.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các phòng, các Chi cục Thuế thực hiện quy trình này trên địa bàn quản lý.
b. Định kỳ 06 tháng tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn quản lý.
c Đề xuất, kiến nghị với Tổng cục Thuế, UBND và các cơ quan cùng cấp các biện pháp quản lý nợ thuế có hiệu quả.
d. Đề xuất với Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy trình quản lý nợ và các chỉ tiêu trong mẫu biểu đã ban hành kèm theo quy trình này để xử lý kịp thời những tình huống cụ thể trong quá trình quản lý nợ thuế tại Cục Thuế, Chi cục Thuế.
đ. Kiến nghị và tham gia xây dựng, triển khai với Tổng cục Thuế các ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý nợ tại cơ quan thuế khoa học, thuận lợi và hiệu quả.
3. Đối với Chi cục Thuế
a. Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Chi cục Thuế:
- Tổ chức, phân công, chỉ đạo việc phối hợp giữa các đội thuộc Chi cục Thuế thực hiện quy trình này.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đội quản lý nợ và các đội tham gia thực hiện quy trình thực hiện quy trình này trên địa bàn quản lý.
- Đối với các đơn vị được cơ quan thuế ủy nhiệm thu, đội quản lý nợ có nhiệm vụ đề nghị lãnh đạo Chi cục Thuế chỉ đạo đội thuế liên xã, phường, thị trấn thông báo cho ủy nhiệm thu có trách nhiệm đôn đốc thu nộp các khoản tiền thuế nợ.
b. Định kỳ 06 tháng tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn quản lý.
c. Đề xuất, kiến nghị với Cục Thuế, UBND và các cơ quan cùng cấp các biện pháp quản lý nợ thuế có hiệu quả;
d. Đề xuất với Cục Thuế để báo cáo với Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy trình quản lý nợ và các chỉ tiêu trong mẫu biểu đã ban hành kèm theo quy trình này để xử lý kịp thời những tình huống cụ thể trong quá trình quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế.
đ. Kiến nghị với Cục Thuế để báo cáo với Tổng cục Thuế và tham gia xây dựng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý nợ tại cơ quan thuế khoa học, thuận lợi và hiệu quả./.
Mẫu biểu |
|
Mẫu số 01/QLN |
Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ (theo địa bàn) |
Mẫu số 02/QLN |
Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ (theo sắc thuế và theo loại hình doanh nghiệp) |
Mẫu số 03/QLN |
Giấy mời |
Mẫu số 04/QLN |
Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế |
Mẫu số 05/QLN |
Báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ năm trước chuyển sang |
Mẫu số 06/QLN |
Báo cáo xoá nợ thuế |
Mẫu số 07/QLN |
Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp |
Mẫu số 08/QLN |
Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của người nộp thuế |
Mẫu số 09/QLN |
Sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ |
Mẫu số 10/QLN |
Công văn phối hợp đôn đốc thu tiền thuế nợ đối với các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc |
Mẫu số 11/QLN |
Báo cáo tổng hợp thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế |
Mẫu số 12/QLN |
Biên bản đối chiếu số liệu |
Mẫu số 13/QLN |
Danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn |
Mẫu số 14/QLN |
Báo cáo thống kê các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ đã áp dụng |
Sơ đồ |
|
Sơ đồ 1 |
Sơ đồ tổng thể quy trình quản lý nợ thuế |
Sơ đồ 2 |
Sơ đồ quy trình phân công, phân loại, ghi sổ và đối chiếu số liệu |
Sơ đồ 3 |
Sơ đồ quy trình đôn đốc thu nộp |
Sơ đồ 4 |
Sơ đồ xử lý hồ sơ xoá nợ, gia hạn nộp thuế, hoàn thuế kiêm bù trừ |
Sơ đồ 5 |
Sơ đồ xử lý nợ chờ điều chỉnh |
Sơ đồ 6 |
Sơ đồ xử lý nợ khó thu |
Sơ đồ 7 |
Sơ đồ quy trình báo cáo |
Phụ lục |
|
Phụ lục số 01 |
Tài liệu viện dẫn quy trình quản lý nợ thuế |
|
Người nộp thuế |
|
Cơ quan thuế |
|
Công chức quản lý thuế |
|
Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế |
|
Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế |
|
Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế |
|
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý thuế |
|
Trách nhiệm của các cơ quan khác của nhà nước trong việc quản lý thuế |
|
Người đại diện pháp luật của người nộp thuế |
|
Ủy nhiệm thu |
|
Trình tự thủ tục giải thể |
|
Tiền thuế nợ của người nộp thuế đang lâm vào tình trạng phá sản |
|
Thời hạn nộp thuế |
|
Thủ tục miễn thuế, giảm thuế |
|
Gia hạn nộp thuế |
|
Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt |
|
Bù trừ số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau |
|
Chứng từ thu ngân sách nhà nước |
|
Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp |
|
Tiền phạt chậm nộp |
|
Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế |
|
Miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và thẩm quyền miễn xử phạt |
|
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế |
Phụ lục số 02 |
Hồ sơ phân loại nợ, chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phòng/đội nhận thông báo 07/QLN, thông báo không chấp thuận gia hạn nộp thuế, thông báo chấp thuận gia hạn nộp thuế |
|
Chỉ tiêu thu tiền thuế nợ |
|
Hồ sơ phân loại nợ |
|
Các phòng, đội, đơn vị nhận và lưu thông báo 07/QLN, thông báo không chấp thuận gia hạn nộp thuế, thông báo chấp thuận gia hạn nộp thuế |
Phụ lục số 03 |
Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế |
Phụ lục số 04 |
Thông báo về việc bổ sung/không chấp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|