Quyết định 1390/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1390/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/09/2018
Ngày có hiệu lực 06/09/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trương Thanh Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1390/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 6 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tăng trưởng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của HĐND tỉnh Đắk Nông về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 156/TTr-SNN ngày 17 tháng 8 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:

1. Quan điểm

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển ngành chung của cả nước và phù hợp với nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước; gắn với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu chuyển đổi sang nâng cao chất lượng, hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chú trọng đáp ứng các yêu cầu của thị trường và tiêu dùng của xã hội.

Mục tiêu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp nói riêng và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông nói chung.

Một trong những định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước là phát triển bền vững; do đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là phải phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước và vùng Tây Nguyên.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, có lợi thế, có thị trường. Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ làm nền tảng để dẫn dắt và hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường và cảnh quan. Kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng an toàn và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

2. Mục tiêu

a) Giai đoạn 2016 - 2020

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,2 - 7,7%/năm; trong đó, trồng trọt 5,8 - 7,3%/năm; chăn nuôi 7,6 - 10,4%/năm, dịch vụ nông nghiệp 11,9 - 13,1%/năm; lâm nghiệp 1,7 - 1,9%/năm; thủy sản 17,5 - 18,7%/năm.

- Đến năm 2020, cơ cấu trong ngành nông nghiệp: Trồng trọt chiếm 85,1%; chăn nuôi chiếm 9,9%; dịch vụ nông nghiệp 3,5%.

- Bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 140 triệu đồng

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp đến năm 2020 giảm xuống dưới 60% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh.

- Mỗi ngành hàng chủ lực ở các huyện, thành lập 1 hợp tác xã/tổ hợp tác làm đại diện để liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu có khoảng 50% sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có thể truy xuất được nguồn gốc vào năm 2020.

- Hình thành 03 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh. Dự kiến, giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đóng góp từ 7-10% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Đến năm 2020, tổng diện tích rừng trồng đạt trên 30.000 ha (tính từ khi thành lập tỉnh đến năm 2020), cải tạo, trồng bổ sung 7.000 ha rừng sản xuất, khoanh nuôi tái sinh trên 5.000 ha rừng phòng hộ; đảm bảo rừng sản xuất trên 80%, rừng phòng hộ 9-11% và rừng đặc dụng 8-9% diện tích đất lâm nghiệp.

- Thực hiện các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới theo các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI đã đề ra.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,4 - 5,6%/năm; trong đó, trồng trọt 4,0- 4,2%/năm; chăn nuôi 13,3 -13,9%/năm, dịch vụ nông nghiệp 5,4- 5,6%/năm; lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng 2,6- 2,7%/năm; thủy sản mức tăng trưởng 7,5%/năm.

[...]