Quyết định 1340/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1340/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/05/2015
Ngày có hiệu lực 28/05/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Văn Khang
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1340/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 28 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ CAI LẬY ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Cai Lậy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển chung, phát triển và phát huy vai trò đô thị trung tâm vùng phát triển kinh tế - đô thị phía Tây của tỉnh Tiền Giang; là trung tâm giao lưu kinh tế và sản xuất - kinh doanh hàng hóa dịch vụ quan trọng của vùng với tốc độ phát triển cao, hiệu quả, đồng bộ, bền vững; có tác động đầu mối, phát luồng (lực đẩy) cho khu vực huyện Tân Phước, khu vực phía Nam vùng Đồng Tháp Mười, huyện Cai Lậy; trung chuyển (lực hút) đối với khu vực Tây Nam huyện Châu Thành và khu vực Đông Bắc huyện Cái Bè; tác động đến luồng giao lưu kinh tế theo hành lang kinh tế lúa gạo (chế biến - kho vận) từ Đồng Tháp và Long An theo tuyến ĐT.865 - kênh Nguyễn Văn Tiếp.

2. Quan điểm phát triển kinh tế, phát triển nhanh kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, thu hút mọi nguồn lực gắn liền với mở rộng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, ổn định khu vực ngoại thị, kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm - dịch vụ, các doanh nghiệp và của toàn nền kinh tế, nâng cao tỷ trọng khu vực kinh tế phi nông nghiệp.

- Đối với khu vực thương mại - dịch vụ, phát triển các trung tâm thương mại, hạ tầng dịch vụ đồng bộ với việc mở rộng và nâng cấp đô thị. Tại khu vực ngoại thị, đẩy mạnh dịch vụ nông thôn và chuẩn bị các điều kiện cho việc mở rộng thêm quy mô đô thị sau 2020.

- Đối với khu vực công nghiệp - xây dựng, xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các tuyến và trung tâm sơ chế - chế biến - kho vận lúa gạo, nông sản, thực phẩm; thu hút các nguồn lực trong và ngoài thị xã phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng theo tiến độ phát triển đô thị, nhà ở và kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng đô thị.

- Đối với khu vực nông nghiệp ngoại thị, phát triển các hệ thống canh tác theo hướng hiệu quả, chất lượng và từng bước phát triển nông nghiệp đô thị; gắn liền phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

3. Quan điểm phát huy và huy động các nguồn lực để phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực thu hút nguồn lực từ bên ngoài và từng bước chuyển hóa thành nội lực; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực giáo dục đào tạo và trình độ dân trí cho dân cư; phát triển trên cơ sở tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực và địa bàn trọng điểm làm đầu tàu kéo cả nền kinh tế phát triển nhanh.

4. Quan điểm phát triển đồng bộ, ổn định và bền vững, gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, sinh thái; kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người cao hơn mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, xác định vai trò đô thị trung tâm vùng kinh tế - đô thị phía Tây tỉnh Tiền Giang. Phát triển mở rộng đô thị trung tâm bao gồm 6 phường; hoàn thiện và ngày càng phát triển các kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội đồng bộ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm hướng đến phấn đấu cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2020. Đào tạo và thu hút lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đối với khu vực công quyền xây dựng đội ngũ, bộ máy vững mạnh, trong sạch tiến đến phát triển chính phủ điện tử. Nâng mặt bằng về giáo dục - đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, hưởng thụ văn hóa, thông tin truyền thông, thể dục thể thao; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn huyện (theo giá so sánh 2010) bình quân 5 năm thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 9,2-10,5%/năm. Trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,4%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 10,2 - 11,7%/năm; dịch vụ tăng 13,5-15,2%/năm.

- Cơ cấu GO trên địa bàn năm 2020, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 19,8-21,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 55,6-56,8%; thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 21,2-21,9%.

- Thu nhập trên địa bàn bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 80-89 triệu đồng/người (tương đương 3.350-3.700 USD/người).

- Huy động ngân sách nhà nước từ kinh tế địa phương tăng 10-11%/năm, đến năm 2020 thu khoảng 128 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 11-13,8 nghìn tỷ đồng.

b) Về văn hóa, xã hội

[...]