ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 134/QĐ-UBND
|
Kon
Tum, ngày 27 tháng 03
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2017
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của
Chính phủ về ứng dụng Công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg
ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình quốc gia về
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016
- 2020;
Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-UBND
ngày 01/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định đánh giá, xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Xét đề
nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 207/TTr-STTTT
ngày 09 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại mức độ ứng
dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2017 (Có Kết quả kèm theo).
Điều 2. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX4.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Xuân Lâm
|
KẾT QUẢ
ĐÁNH
GIÁ, XẾP LOẠI MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2017
(ban hành kèm theo Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 27/3/2018 của UBND
tỉnh Kon Tum)
1. Kết quả chung
a) Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT)
- 100% các đơn vị có mạng nội bộ, cơ bản đáp
ứng được nhu cầu công tác; 100% các cơ quan, đơn vị đã
trang bị hệ thống mạng kết nối không dây phục vụ kết nối
mạng các thiết bị CNTT thông minh như: máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh....
- Tỷ lệ cán bộ
công chức (CBCC) trong các sở, ban, ngành (gọi là CQNN cấp tỉnh) được trang bị máy tính phục vụ công tác đạt
97,93%, UBND các huyện/thành phố (CQNN cấp huyện) đạt
77.28%. Các trang thiết bị tin học phụ trợ khác như: máy in, máy photo, máy
scan... được trang bị đầy đủ đáp ứng nhu cầu phục công tác
chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
- 100 % sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố đã bố trí cán bộ lãnh
đạo và cán bộ phụ trách về CNTT;
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
cán bộ chuyên trách về CNTT: 36 người. Trong đó: Thạc sỹ
có 02 người; Đại học 17 người; Cao đẳng
10 người và khác 07 người.
- Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao
trình độ CNTT cho đội ngũ CBCC, cán
bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước
của tỉnh được quan tâm. Trong năm 2017, đào tạo, tập huấn
cho 30 cán bộ, công chức chuyên trách CNTT của tỉnh và 390
cán bộ, công chức, viên chức (không chuyên trách CNTT).
- Tỷ lệ CB, CCVC cấp tỉnh thường xuyên sử dụng internet để xử lý công việc đạt 97.90%; cấp huyện đạt 77.28%.
c) Các phần mềm ứng dụng
- 100% các đơn vị
sử dụng phần mềm tài chính-kế toán, phần mềm mã nguồn mở.
- Hệ thống thư điện tử công vụ: Hiện
nay, tỉnh Kon Tum đang sử dụng khoảng
680 tài khoản thư điện tử công vụ của Chính phủ (... @chinhphu.vn)
do Văn phòng Chính phủ cấp cho các đơn vị và lãnh đạo đơn
vị. Việc sử dụng hộp thư điện tử Chính phủ trong công tác
xử lý văn bản đã giúp cho các đơn vị tiết kiệm thời gian,
chi phí; công việc được xử lý một cách nhanh chóng, đảm
bảo tiến độ.
Do tỉnh chưa có hệ thống thư điện tử
chính thức (dùng riêng) nên hầu hết cán bộ, công chức,
viên chức (CB, CCVC) của các đơn vị, địa phương đều sử dụng thư điện tử miễn phí như yahoo, gmail,... Việc sử dụng các hộp thư trên chỉ nên dùng
cho mục đích cá nhân, do không đảm bảo về bảo mật, dễ gây mất an toàn, an ninh thông tin.
- Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành: Đã liên thông văn bản cho tất
cả các đơn vị sử dụng phần mềm eOffice qua đường truyền số
liệu chuyên dùng (30/30 đơn vị). Việc liên thông văn bản của phần mềm eOffice ngày càng đi vào ổn định; hầu hết các
văn bản đi của các đơn vị đều được lưu chuyển trên phần mềm giúp cho việc tiếp nhận văn bản đến, đi kịp thời.
Việc ứng dụng phần mềm eOffice trong quản lý văn bản và điều hành tại các đơn vị trở thành
công cụ hỗ trợ thiết yếu hàng ngày của cán bộ, công chức, viên chức trong quy
trình xử lý văn bản đến, đi tại đơn
vị. Việc tiếp nhận văn bản, lưu trữ,
phân công xử lý và dự thảo văn bản trả lời (nếu có) đều
được đa số các đơn vị thực hiện trên phần mềm này, phục vụ tốt hơn cho công tác
quản lý và điều hành công việc, tra cứu hồ sơ của CB, CCVC
trên địa bàn tỉnh.
d) Chính sách - Đầu tư ứng dụng
CNTT
Một số đơn vị(1) đã chú trọng đẩy mạnh ứng
dụng CNTT như bố trí kinh phí cho CNTT và ban hành văn bản
chỉ đạo về đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị cụ thể: Quy định quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) quy
chế nội bộ, Quy chế an toàn, an ninh thông tin, Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng
năm, Quy chế quản lý hoạt động trang thông tin điện tử,
Quyết định thành lập Ban biên tập trang thông tin điện tử
và Quy chế Nhuận bút...
Hiện nay, nhiều đơn vị chủ yếu dùng nguồn chi thường xuyên để sửa chữa, duy trì
đường truyền Internet, trang thiết bị CNTT...; tuy nhiên,
nguồn kinh phí dành cho ứng dụng CNTT còn hạn chế.
e) Trang thông tin điện tử:
- 100% đơn vị có trang thông tin điện
tử và đã liên kết với Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Nhìn
chung, tình hình cập nhật, cung cấp thông tin có nhưng chuyển biến tích cực so
với thời gian trước. Hầu hết các đơn vị đã thành lập Ban
biên tập và có Quy chế quản lý và hoạt
động của trang thông tin điện tử nên các trang thông tin điện tử ngày càng hoạt
động ổn định hơn, chất lượng bài đăng ngày càng được nâng
cao, đầy đủ hơn.
- Các đơn vị đã chú trọng cung cấp
các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2,
3 và mức độ 4 lên môi trường mạng; cung cấp thông tin trên Cổng/Trang thông tin
điện tử đầy đủ, kịp thời, đúng quy định
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác thông tin,
thực hiện các thủ tục hành chính... Việc ứng dụng CNTT đã góp
phần thay đổi phong cách làm việc của các cơ quan nhà nước, tiếp tục góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng phục vụ các tổ chức,
doanh nghiệp và nhân dân.
f) An toàn thông tin:
Hầu hết các cơ quan, đơn vị đã chú trọng công tác đảm bảo an toàn thông tin; đã
ban hành Quy chế đảm bảo an toàn hệ thống thông tin; tại các đơn vị đã trang bị
biện pháp đảm bảo an toàn thông tin như: hệ thống tường lửa, tường lửa, lọc thư rác; hệ thống phát hiện và phòng chống
truy nhập trái phép;... Hệ thống sao lưu dữ liệu như Băng từ; Tủ đĩa, SAN, NAS,
DAS,... Bên cạnh một số đơn vị(2)
đạt mức điểm tối đa (cấp tỉnh 40/40, cấp huyện 50/50), một số đơn vị công tác đảm bảo
an toàn thông tin mạng còn hạn chế, việc đảm bảo an toàn thông tin mạng mới dừng
lại ở mức độ trang bị phần mềm diệt virus cho các máy tính
làm việc dẫn tới nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin mạng.