Quyết định 1333/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu 1333/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/05/2021
Ngày có hiệu lực 24/05/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trần Tuyết Minh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1333/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 24 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa;

Căn cứ Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đ án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 72/TTr-SYT ngày 06/5/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Viettel Bình Phước và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TTT
U, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể t
nh;
- LĐVP, các Phòng;
- Lưu: VT, P.KG-VX, T-
1120/5.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tuyết Minh

 

ĐỀ ÁN

“KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1333/QĐ-UBND ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Trong thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Bình Phước nói chung, hệ thống khám, chữa bệnh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế từng bước được đầu tư phát triển, nhiều kỹ thuật, công nghệ y học tiên tiến đã được áp dụng trong khám, chữa bệnh; góp phần cứu chữa được nhiều người mắc bệnh nặng, hạn chế các ca bệnh phải chuyển tuyến.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống khám, chữa bệnh của tỉnh còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Nguồn lực đầu tư cho y tế tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; phân bố nhân lực y tế không đồng đều, tình trạng thiếu nhân lực y tế phổ biến trên địa bàn; nhiều kỹ thuật y học cao đã triển khai nhưng chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh.

Ở tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa có chất lượng dịch vụ y tế thấp hơn hẳn so với vùng kinh tế phát triển, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân hạn chế, dẫn đến thiếu đồng đều trong chăm sóc sức khỏe, người dân không tin tưởng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tuyến cơ sở. Việc vượt tuyến khám, chữa bệnh xảy ra khá phổ biến trong khi có thể được điều trị hiệu quả ngay ở tuyến tỉnh, tuyến huyện; gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương.

Hệ thống khám, chữa bệnh của tỉnh Bình Phước được phân làm 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) gồm: 02 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố và 111 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; về số lượng giường bệnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 600 giường; các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế huyện có từ 50 - 270 giường; riêng Trung tâm Y tế huyện Phú Riềng và các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn không có giường bệnh.

Phát triển chuyên môn kỹ thuật: Trung bình các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh thực hiện được từ 60 - 70% kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai được một số kỹ thuật chuyên môn cao như: phẫu thuật sọ não, mổ nội soi, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính... số người bệnh phải chuyển tuyến hàng năm tại các cơ sở y tế trong tỉnh trung bình khoảng 12% so với số bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám, chữa bệnh: Hiện tại, 100% các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện đều có cán bộ chuyên ngành về công nghệ thông tin; các cán bộ khác trong bệnh viện tuyến tỉnh đa số đều có chứng chỉ về tin học văn phòng; 100% các cơ sở y tế đang sử dụng các phần mềm quản lý như: VNPT - His, DHG soft...

Về các điều kiện khám, chữa bệnh từ xa: Trước đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh đã bước đầu kết nối, hội chẩn từ xa với một số bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ... với hình thức sơ khai qua mô hình báo động đỏ kết nối bằng smartphone, laptop; các cơ sở y tế còn lại trong tỉnh chưa triển khai được các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa.

[...]