BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
CỤC TIN HỌC HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 643/THH-TTTV
V/v Hướng dẫn bộ
tiêu chí tạm thời yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của nền tảng hỗ
trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2020
|
Kính gửi:
|
- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế;
- Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế;
- Sở Y tế của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Căn cứ Nghị quyết số
50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị
về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, trong đó yêu cầu các nhiệm vụ, giải pháp về ứng dụng công nghệ hiện
đại trong công tác dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong y tế; thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt trong y
tế.
Cục Tin học hóa - Bộ
Thông tin và Truyền thông hướng dẫn bộ tiêu chí tạm thời yêu cầu về chức năng,
tính năng kỹ thuật của nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa để các đơn
vị tham khảo, triển khai các ứng dụng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Quý cơ quan phản ánh về Cục Tin học hóa - Bộ
Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn và giải đáp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TTTV.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Hạnh
|
HƯỚNG DẪN
BỘ TIÊU CHÍ TẠM THỜI YÊU CẦU VỀ CHỨC NĂNG, TÍNH NĂNG KỸ THUẬT
CỦA NỀN TẢNG HỖ TRỢ TƯ VẤN KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA
(Kèm
theo Công văn số 643/THH-TTTV ngày 22/05/2020 của Cục Tin học hóa)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
|
Từ viết tắt
|
Mô tả
|
1
|
AI
|
Trí tuệ nhân tạo
(Artificial Intelligence)
|
2
|
TeleHealth
|
Nền tảng hỗ trợ tư
vấn khám, chữa bệnh từ xa
|
3
|
API
|
Giao diện lập trình
ứng dụng (Application Programming Interface)
|
4
|
BHYT
|
Bảo hiểm y tế
|
5
|
BPEL
|
Ngôn ngữ thực thi
quy trình nghiệp vụ dịch vụ web (Business Process Execution Language)
|
6
|
BPMN
|
Mô tả quy trình xử
lý nghiệp vụ (Bussiness Process Management Notation)
|
7
|
CNTT
|
Công nghệ thông tin
|
8
|
CSDL
|
Cơ sở dữ liệu
|
9
|
CSYT
|
Cơ sở y tế
|
10
|
DICOM
|
Tiêu chuẩn để
truyền tải, lưu trữ, truy xuất, in ấn, xử lý và hiển thị thông tin
hình ảnh y khoa (Digital Imaging Communication in Medicine)
|
11
|
EDI
|
Trao đổi dữ liệu
điện tử (Electronic Data Interchange)
|
12
|
EMR
|
Bệnh án điện tử
(Electronic Medical Record)
|
13
|
ESB
|
Trục tích hợp
(Enterprise Service Bus)
|
14
|
FHIR
|
Tài nguyên tương tác
chăm sóc sức khỏe nhanh (Fast Healthcare Interoperability Resources)
|
15
|
HA
|
Độ sẵn sàng cao
(High Availability)
|
16
|
HD
|
Độ phân giải độ nét
cao (High Definition)
|
17
|
HIS
|
Hệ thống thông tin
bệnh viện (Hospital Information System)
|
18
|
HL7
|
Health Level 7 -
tiêu chuẩn quốc tế cung cấp giao thức về quản lý, trao đổi và tích hợp thông tin y
tế điện tử giữa các hệ thống thông tin y tế
|
19
|
HL7 CDA
|
Tài liệu có cấu trúc
dựa trên định dạng XML quy định cấu trúc và ngữ nghĩa dữ liệu lâm sàng phục vụ
mục tiêu trao đổi dữ liệu giữa các bên (Health Level 7 Clinical Document
Architecture)
|
20
|
LDAP
|
Giao thức ứng dụng
truy cập các cấu trúc thư mục (Lightweight Directory Access Protocol)
|
21
|
LIS
|
Hệ thống thông tin
xét nghiệm (Laboratory Information System)
|
22
|
PACS
|
Hệ thống lưu trữ và
truyền tải hình ảnh (Picture Archiving and Communication System)
|
23
|
SLA
|
Cam kết chất lượng
dịch vụ (Service Level Agreement)
|
24
|
SOA
|
Kiến trúc hướng
dịch vụ (Service Orient Architecture)
|
MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH TÀI LIỆU
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
III. KHÁI NIỆM VỀ NỀN
TẢNG HỖ TRỢ TƯ VẤN KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA
IV. MÔ HÌNH HỆ THỐNG
V. YÊU CẦU CHỨC NĂNG
VI. YÊU CẦU PHI CHỨC
NĂNG
I. MỤC ĐÍCH TÀI LIỆU
Tài liệu là văn bản
hướng dẫn bộ
tiêu chí tạm thời yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của nền tảng hỗ
trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa nhằm mục đích đưa ra các yêu cầu về chức
năng, tính năng kỹ thuật tối thiểu đối với nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa
bệnh từ xa. Tài liệu này sẽ được thay đổi, cập nhật phiên bản sau khi ghi
nhận các góp ý, chỉnh sửa bởi Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền
thông.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Việc triển khai nền
tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa cần căn cứ vào các văn bản sau đây:
Stt
|
Văn bản
|
1.
|
Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT
ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật
về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
|
2.
|
Thông tư số
49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa
|
3.
|
Thông tư số
16/2019/TT-BTTTT ngày 05/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh
mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số trên thiết bị di động và ký số
từ xa
|
4.
|
Thông tư số
06/2015/TT-BTTTT ngày 23/03/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh
mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
|
5.
|
Thông tư số
53/2014/TT-BYT ngày 29/12/ 2014 của Bộ Y tế quy định điều kiện hoạt động y tế trên
môi trường mạng.
|
6.
|
Thông tư số
54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ
thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh
|
7.
|
Quyết định số
2035/QĐ-BYT ngày 12/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố danh mục kỹ
thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế do Bộ Y tế ban hành
|
8.
|
Công văn
2416/BYT-CNTT ngày 30/04/2020 triển khai hoạt động tư vấn khám, chữa bệnh từ xa
|
III. KHÁI NIỆM VỀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ
TƯ VẤN KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA
Trong tài liệu này,
nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa được hiểu là một hệ thống công
nghệ thông tin nhằm thực hiện hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh Y tế từ xa theo
Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định về hoạt động y
tế từ xa và Đề án thí điểm Bệnh viện không phim theo Quyết định số 4868/QĐ-BYT
ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế.
TeleHealth ứng dụng
CNTT và viễn thông để chăm sóc sức khỏe lâm sàng từ xa, liên kết với các thiết
bị TeleMedical để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người dân, kết nối cơ sở
y tế với người dân và cơ sở y tế với cơ sở y tế giúp theo dõi người bệnh tư
vấn y tế từ xa, hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hội chẩn tư vấn
chẩn đoán hình ảnh từ xa, hội chẩn và tư vấn giải phẫu bệnh từ xa, hội chẩn
tư vấn phẫu thuật từ xa, đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ
xa, cụ thể như sau:
- Với người dân:
Kết nối với cơ sở y
tế để được theo dõi sức khỏe, tương tác trực tiếp với cán bộ y tế, đặt lịch
khám, tương tác với người thân, người có cùng bệnh, tiếp cận các thông tin
hướng dẫn điều trị. Người bệnh tuyến dưới được khám bởi bác sỹ tuyến trên,
bác sỹ chất lượng cao khi tuyến dưới còn thiếu nhân lực, giảm thời gian chờ
đợi cho bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh.
Kết nối trực tiếp với
bác sỹ (hỏi đáp, chat, call, video) để thực hiện tư vấn khám chữa bệnh từ xa
thông qua các thiết bị smart mobile (smartphone, tablet,…) có kết nối internet
và phần mềm khám chữa bệnh từ xa. Tra cứu, nhận kết quả khám chữa bệnh trực
tuyến (trên phầm mềm, qua email cá nhân).
- Với cơ sở y tế, cán
bộ y tế:
Lập phác đồ theo dõi
cho từng bệnh nhân, quản lý tình trạng sức khỏe hàng ngày, cảnh báo, nhắc nhở
điều trị, tương tác trực tiếp với bệnh nhân (chat, call, video call,…), chỉ định
điều trị: chỉ định đo, chỉ định dùng thuốc, phục hồi chức năng, dinh dưỡng,
hỏi bệnh để chẩn đoán, khám lại (tại viện, qua mạng).
Giúp cơ sở y tế quản
lý được thời gian biểu cố định của các cán bộ y tế, thống kê được các lượt
khám, chữa bệnh từ xa một cách dễ dàng, quản lý hóa đơn online. Hỗ trợ tối đa
về mặt thời gian, thời gian biểu cho các cán bộ y tế, danh sách bệnh nhân đặt
lịch với bác sỹ, giờ cụ thể và nhắc lịch trước mỗi lịch hẹn.
- Với các cơ sở y tế
tuyến dưới, với các trường hợp vượt quá năng lực khám chữa bệnh, TeleHealth
giúp cơ sở y tế tuyến dưới gửi kết quả thăm khám lâm sáng, cận lâm sàng lên
CSYT tuyến trên. CSYT tuyến trên thực hiện hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, ký số
và gửi lại kết quả hoặc hội chẩn từ xa cùng các cơ sở y tế; đồng thời giúp kết
nối cơ sở y tế các tuyến để cùng hội chẩn, đào tạo từ xa, từ đó nâng cao năng
lực cho tuyến dưới khi được thực hành, hội chẩn cùng tuyến trên, tạo ra mạng
lưới y khoa, mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học.
- Với xã hội: Giảm
tải bệnh viện tuyến trên, đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế. Nâng cao chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh, nhất là tại khoa chẩn đoán hình ảnh; tránh lây
nhiễm khi tụ tập quá đông người trong giai đoạn dịch bệnh; Tránh lãng phí cơ sở
vật chất máy móc thiết bị của cơ sở y tế tuyến dưới do người bệnh phức tạp
đều vượt tuyến lên tuyến trên; giảm chi phí in và lưu trữ phim cho BHYT khi
chẩn đoán hình ảnh từ xa, chi phí đi khám bệnh trực tiếp tại tuyến trên cho
người bệnh và người thân.
IV. MÔ HÌNH HỆ THỐNG
1. Kiến trúc tổng thể
của nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa
Nền tảng hỗ trợ tư vấn
khám, chữa bệnh từ xa, bao gồm các thành phần chính như sau:
TT
|
Hạng mục
|
Mô tả
|
1
|
Hội chẩn tư vấn chẩn
đoán hình ảnh từ xa
|
- Kết nối các thiết
bị chụp chiếu kỹ thuật số tại cơ sở y tế theo chuẩn DICOM hoặc non-DICOM để gửi
dữ liệu tới cơ sở y tế thực hiện chẩn đoán hình ảnh từ xa.
- Giữa các điểm kết
nối tham gia vào quá trình hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa bảo
đảm tích
hợp hệ
thống hỗ trợ chức năng gửi, nhận dữ liệu thông tin và hình ảnh y khoa theo
tiêu chuẩn ảnh số và viễn thông trong y tế (DICOM) của người bệnh từ hệ
thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS)
- Hình ảnh y khoa
của người bệnh sau khi bác sĩ tại cơ sở tư vấn đọc và chẩn đoán phải tự
động lưu vào cơ sở dữ liệu tại cơ sở tư vấn, đồng thời dữ liệu này được lưu
trữ tại cơ sở nhận tư vấn.
- Có hệ thống nén và
giải nén dữ liệu gửi nhận phải bảo đảm tiêu chuẩn về hình ảnh y khoa.
- Trung chuyển hình
ảnh y khoa giữa các cơ sở y tế qua đường truyền mạng.
- Chẩn đoán, ký số,
trả kết quả trực tuyến.
|
2
|
Hội chẩn tư vấn giải
phẫu bệnh từ xa
|
- Kết nối máy scan
tiêu bản phục vụ giải phẫu bệnh.
- Trung chuyển hình
ảnh y tế giữa các cơ sở y tế qua internet.
- Điểm kết nối có nhu
cầu xin hội chẩn giải phẫu bệnh từ xa phải trang bị máy quét tiêu bản có
khả năng kết xuất video thao tác của bác sĩ giải phẫu bệnh theo thời gian
thực, tối thiểu đạt tiêu chuẩn công nghệ độ nét cao (HD), đồng thời tín hiệu
đó phải có khả năng
kết nối với hệ thống hội nghị truyền hình để chia sẻ hình ảnh y khoa với
các điểm kết nối tham gia hội chẩn từ xa; có hệ thống tự động ghi và lưu trữ
quá trình thực hiện hội chẩn
- Chẩn đoán, trả kết
quả trực tuyến.
|
3
|
Theo dõi sức khỏe từ xa
|
- Kết nối bệnh nhân
với bệnh viện, giúp bệnh nhân không phải di chuyển cũng nhận được dịch vụ khám chữa bệnh.
- Kết nối các thiết
bị y tế qua điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân để gửi dữ
liệu các chỉ số sức khỏe của người bệnh tới bác sỹ.
|
4
|
Tư vấn y tế từ xa
|
- Bác sỹ căn cứ các
chỉ số, thông tin người dân để tư vấn người dân qua gọi điện, hoặc tư vấn
trực tuyến qua chat, video call qua ứng dụng di động hoặc cổng thông tin
|
5
|
Đặt lịch khám trực
tuyến
|
- Cho phép bệnh nhân
đăng ký khám, chọn bệnh viện, khoa, bác sỹ, thời gian.
- Bệnh viện, bác sỹ
xác nhận lịch khám với bệnh nhân, trả mã đặt khám qua tin nhắn SMS hoặc ứng
dụng di động.
|
6
|
Chăm sóc sức khỏe
tại nhà
|
- Điều dưỡng lấy
mẫu xét nghiệm tại nhà, trả kết quả cho bệnh nhân qua ứng dụng di động hoặc cổng thông tin.
- Cho phép bệnh nhân
đăng ký dịch vụ điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại nhà.
- Cho phép bệnh nhân
đăng ký bác sỹ tại nhà
- Sử dụng các thiết
bị y tế cầm tay.
- Theo dõi các kết
quả chăm sóc qua ứng dụng di động hoặc cổng thông tin.
|
7
|
Hội chẩn tư vấn phẫu
thuật từ xa
|
- Công cụ kết nối
các camera, thiết bị trong phòng mổ, truyền tín hiệu lên tuyến trên hoặc
phục vụ giảng dạy.
- Phải có thiết bị
xử lý bảo đảm kết nối được nhiều nguồn hình ảnh, âm thanh từ nhiều định
dạng khác
nhau và
có khả năng thực hiện kết nối vào hệ thống hội nghị truyền hình; các thiết
bị có khả năng chuyển đổi giữa các loại định dạng khác nhau.
- Giải pháp toàn
diện kết nối robot mổ giúp bác sỹ điều khiển robot từ xa.
|
8
|
Hệ thống Tổng đài
điện thoại
|
- Hỏi đáp các kiến
thức y khoa.
- Bác sỹ tư vấn qua
điện thoại.
- Liên kết với xe
cấp cứu hỗ trợ bệnh nhân nặng.
- Đăng ký lịch khám
qua điện thoại
|
9
|
Hội nghị truyền
hình
|
Kết nối bệnh viện
với bệnh viện, bệnh viện với bệnh nhân:
- Bệnh viện hội chẩn
với bệnh viện.
- Bệnh viện liên lạc
với bệnh nhân.
|
10
|
Phân tích dữ liệu
lớn
|
- Công cụ phân tích
dữ liệu, có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của đơn vị.
- Hệ thống theo dõi
số liệu trực tuyến, cập nhật dữ liệu theo thời gian thực.
- Xuất báo cáo theo
các định dạng yêu cầu.
|
11
|
Trí tuệ nhân tạo
|
- Hỗ trợ bác sỹ
trong việc chẩn đoán.
- Tự động đưa ra chẩn
đoán bệnh dựa trên thông tin lâm sàng, hình ảnh, xét nghiệm.
|
12
|
Hồ sơ sức khỏe cá nhân
|
- Mỗi cá nhân sẽ có
1 hồ sơ sức khỏe duy nhất, lưu trữ toàn bộ quá trình khám chữa bệnh.
- Cá nhân có thể tự
cập nhật kết quả khám, chỉ số của mình hoặc người thân đang phụ thuộc.
- Cá nhân có thể lựa
chọn, cho phép chia sẻ thông tin hồ sơ cá nhân cho cơ sở y tế, bác sỹ điều
trị.
|
13
|
Chữ ký số
|
- Chữ ký số giúp xác
thực pháp lý văn bản điện tử như kết quả khám, đơn thuốc, kết quả chẩn
đoán hình ảnh từ xa,...
|
14
|
Kết nối hệ thống nội
bộ bệnh viện (HIS, EMR, PACS, LIS)
|
- Tự động kết nối dữ
liệu nội bộ bệnh viện từ HIS, EMR, PACS, LIS qua giao thức HL7 2x, HL7 CDA, FHIR, DICOM
3.0,...
- API có thể lưu trữ
dữ liệu đa dạng từ các bệnh viện, theo nhiều định dạng khác nhau.
|
15
|
Kết nối các thiết bị
y tế di động
|
- Các thiết bị nhỏ
gọn, có chức năng số hóa chỉ số thăm khám nhằm mục đích tự động hóa quá
trình theo dõi
- Các thiết bị nhỏ
gọn, tiện lợi sử dụng giúp bệnh nhân dễ làm quen với việc tự theo dõi tại
nhà.
- Có thể kết nối các
thiết bị truyền thống để tiết kiệm chi phí cho bệnh viện/bệnh nhân.
|
V. YÊU CẦU CHỨC NĂNG
1. Yêu cầu chung
Hệ thống cần được
thiết kế theo kiến trúc hướng dịch vụ, sử dụng các công nghệ mới đảm bảo
khả năng tích hợp nhanh chóng các hệ thống thông tin tại đơn vị và chia sẻ dữ
liệu cho các hệ thống có liên quan.
TT
|
Yêu cầu
|
1
|
Phiên bản của các
thành phần hệ thống được cung cấp phải đảm bảo là các phiên bản được cập nhật
mới nhất trong khả năng tương thích cho phép
|
2
|
Các thành phần hệ
thống được cung cấp phải được chứng thực là tương thích và có thể tích hợp
với nhau.
|
3
|
Các thành phần hệ
thống được cung cấp phải là sản phẩm phù hợp với xu thế công nghệ, đang
tiếp tục được phát triển - không phải là các sản phẩm đã hoặc sắp không
được hỗ trợ bởi nhà sản xuất
|
4
|
Về khả năng mở
rộng xử lý:
- Hệ thống cần cung
cấp khả năng ưu tiên các tác vụ khác nhau để đảm bảo sự thông suốt của hệ
thống giao dịch khi dung lượng xử lý tăng lên.
- Hệ thống cần có
kiến trúc đa lớp và hoạt động được trên môi trường xử lý phân cụm song song
để xử lý được độ phức tạp của dữ liệu.
- Công nghệ sử dụng
trong hệ thống phải là công nghệ có khả năng mở rộng và nâng cấp mà không
ảnh hưởng tới tất cả các phân hệ, tránh ngắt quãng về tính liên tục
nghiệp vụ.
|
5
|
Hệ thống cần được
xây dựng đảm bảo được nguyên tắc thiết kế module và tính kế thừa giữa các
phân hệ và dữ liệu dùng chung.
|
6
|
Hệ thống cần triển
khai theo kiến trúc hướng dịch vụ SOA
|
7
|
Hệ thống đáp ứng
được các yêu cầu về mỹ thuật, kỹ thuật cần đạt được của các giao diện chương
trình
|
8
|
Về ứng dụng (mobile
apps, web) dành cho người dân cần đáp ứng được tính thân thiện, dễ sử dụng và
ổn định cao
|
2. Yêu cầu chức năng cụ
thể
2.1. Yêu cầu đồi với nền
tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa
Nền tảng hỗ trợ tư
vấn khám, chữa bệnh từ xa phục vụ việc kết nối, chia sẻ các ứng dụng, dịch vụ,
bao gồm các thành phần tiêu biểu như sau:
TT
|
Thành phần
|
Chức năng
|
Tiêu chuẩn kỹ thuật
|
1
|
Trục tích hợp
|
Các chức năng liên
quan đến kết nối
|
- Adapters (Bộ thích
ứng kết nối): Cung cấp các bộ Adapter được xây dựng sẵn để kết nối đến các hệ thống đang
được vận hành và khai thác. Các Adapter có thể dễ dàng được phát triển mới
và tích hợp vào ESB khi cần thiết.
- Transports: Hỗ trợ
nhiều giao thức truyền tải như HTTP, HTTPS, WebSocket, POP, IMAP, SMTP, JMS 1.1, JMS 2.0, AMQP,
RabbitMQ, FIX, TCP, UDP, FTPS, SFTP, MLLP, SMS, MQTT, Apache Kafka.
- Formats (Định dạng
dữ liệu): Hỗ trợ nhiều chuẩn dữ liệu như JSON, XML, SOAP 1.1, SOAP 1.2, HTML,
EDI, HL7, OAGIS, Hessian, Text, JPEG, MP4, all binary formats and CORBA/IIOP.
|
|
|
Các chức năng liên
quan đến định tuyến, xử lý và chuyển đổi bản tin
|
- Routing (Định
tuyến): Định tuyến dựa vào Header hoặc body của gói tin; định tuyến dựa vào luật
(Rule).
- Mediator (Xử lý
nghiệp vụ): Hỗ trợ sẵn các bộ chuyển đổi để xử lý các nghiệp vụ khác nhau như
cache, kết nối CSDL, kết nối File, logging,…
- Transformation
(Chuyển đổi): XSLT 1.0/2.0, XPath, XQuery và Smooks.....
- Data Mapping (Công
cụ ánh xạ dữ liệu): Ánh xạ dữ liệu giữa đầu vào input và đầu ra output để
chuyển đổi dữ liệu.
|
|
|
Các chức năng như
Gateway cho bản tin, API, bảo mật
|
- Cho phép công khai
các ứng dụng và dịch vụ đang có theo các định dạng bản tin và định dạng
giao thức khác nhau để các hệ thống khác dễ dàng tích hợp:
+ Không làm ảnh
hưởng tới các dịch vụ bên trong;
+ Tạo ra các dịch vụ
theo chuẩn từ các dịch vụ không theo chuẩn hoặc các hệ thống đã tồn tại;
+ Công khai các dịch
vụ và ứng dụng qua các giao thức thông dụng như API Restful.
- Áp dụng các chính
sách bảo mật tập trung, bao gồm nhận thực, phân quyền; hỗ trợ các tính năng
bảo mật như:
+ WS-Security, LDAP,
Kerberos, OpenID, SAML, XACML;
+ Quản lý và ràng
buộc chính sách thông qua dữ liệu cấu hình.
- Hỗ trợ các cơ chế
kiểm soát (audit), cơ chế logging, theo dõi hoạt động hệ thống thông qua SLA.
- Hỗ trợ các tính
năng về cân bằng tải, khả năng mở rộng nâng cấp hệ thống, khả năng
failover để tăng khả năng HA cho hệ thống.
|
|
|
Khả năng quản trị
phát triển dễ dàng, thuận tiện cho người phát triển hệ thống
|
- Các chế độ cấu
hình debug và bắt lỗi quá trình xử lý bản tin (message mediation).
- Phát triển chức
năng dựa vào khả năng khai báo thay vì phải lập trình, hỗ trợ giao diện cấu
hình tham số hệ thống.
- Các sản phầm cho
phép khả năng tùy biến toàn bộ các chức năng được triển khai trên máy chủ
theo yêu cầu sử dụng.
- Mở rộng ngôn ngữ
cấu hình sử dụng DSL tùy chỉnh thông qua các mẫu được dựng sẵn.
- Các bộ Mediator
được tùy biến bằng cách sử dụng mã ngôn ngữ kịch bản nhúng trong
Javascript, JRuby, Groovy,…
- Xây dựng và triển
khai thông qua tích hợp với SVN, Maven, Ant và các công cụ tiêu chuẩn khác.
- Khả năng tích hợp
với các công cụ lập trình phổ biến như: IDE Eclipse,...
|
|
|
Các chức năng hỗ trợ
khả năng quản lý và theo dõi
|
- Đảm bảo quản lý
toàn diện và giám sát qua giao diện Web.
- Cho phép xây dựng
các thành phần dùng chung và theo dõi truy cập và thống kê hiệu năng hệ
thống.
- Tích hợp với phần
mềm giám sát để thực hiện kiểm soát, giám sát tình hình hoạt động hệ thống
- Hỗ trợ các chế độ
cấu hình log theo nhiều cấp độ log.
- Bảo đảm quản lý
cấu hình tập trung trên các môi trường khác nhau với vòng đời và phiên bản.
|
|
|
Giám sát
|
- Công khai các
thống kê báo cáo về mediation bản tin qua các giao diện báo cáo, Dashboard.
- Tạo ra các báo cáo
Dashboard tùy biến và phân quyền cho người dùng.
- Theo dõi các dữ
liệu mang tính chất thống kê cho tất cả các kiểu tài nguyên (artifact) và hiệu năng
hệ thống.
- Thiết lập khả năng
trace bất kỳ luồng xử lý mediation để xác định các điểm nghẽn cổ chai trong
luồng xử lý.
|
2
|
Quản lý quy trình
nghiệp vụ
|
Quản lý quy trình
nghiệp vụ
|
Phần mềm quy trình
nghiệp vụ cần có các tính năng kỹ thuật chính như sau:
- Định nghĩa và chạy
quy trình nghiệp vụ: Hỗ trợ BPMN 2.0, WS-BPEL 2.0, BPEL4WS 1.1.
- Định nghĩa các
luồng nghiệp vụ có tương tác với con người: Hỗ trợ User Task trong luồng quy
trình BPMN.
- Điều khiển truy
cập dựa trên vai trò người dùng cho các bước trong quy trình.
- Hỗ trợ tạo form
người dùng tương tác cho các bước cần xử lý bởi người dùng.
- Công cụ hỗ trợ
thiết kế và triển khai quy trình động.
- Công cụ theo dõi và
giám sát quy trình trong thời gian thực.
|
3
|
Xác thực tài khoản
|
Quản lý đăng nhập
một lần và ủy quyền xác thực
|
- Hỗ trợ Single
Sign-On (SSO) thông qua SAML2, OpenID Connect và WS-Federation Passive.
- Hỗ trợ SAML 2.0
được dựa trên Single Logout (SLO), metadata profile và assertion query/request
profile.
- Hỗ trợ chuẩn giao
thức OpenID 2.0.
- Ủy quyền xác thực
SSO thông qua SAML2, OpenID Connect and WS-Federation Passive với các nhà cung cấp định
danh bên ngoài.
- Hỗ trợ khả năng sử
dụng các định danh và thuộc tính từ các nhà cung cấp dịch vụ định danh thứ 3
(IDP) bằng cách chuyển đổi thuộc tính giữa các nhà cung cấp định danh khác
nhau.
- Cung cấp các giao
diện đăng nhập/đăng ký người dùng.
- Hỗ trợ nhận
thực/phân quyền dựa vào vai trò.
|
|
|
Cung cấp các cơ chế
xác thực bảo mật
|
- Hỗ trợ tiến trình
xác thực nhiều bước.
- Integrated Windows authentication
(IWA) với
Kerberos.
- Xác thực hai yếu tố
dựa vào Fast IDentity Online (FIDO).
- Xác thực dựa vào
mật khẩu một lần (TOTP)
|
|
|
Quản trị và quản
lý định danh
|
- Quản lý người
dùng/nhóm người dùng:
+ Quản lý người
dùng, nhóm người dùng;
+ Quản lý thông tin
(profile) người dùng, cho phép một người dùng có nhiều profile;
+ Khả năng kết nối
nhiều tài khoản người dùng đang thuộc về một người dùng duy nhất;
+ Hỗ trợ nhiều
chuẩn user store khác nhau được dựa vào giao thức LDAP, external LDAP,
Microsoft Active Directory, hoặc bất kỳ cơ sở dữ liệu JDBC;
+ Khả năng hỗ trợ
nhiều user store;
+ Giao diện tự đăng
ký người dùng, điều chỉnh thông tin profile người dùng;
+ Các chính sách
bảo mật mật khẩu có khả năng được cấu hình;
+ Chính sách khóa
tài khoản đăng nhập nếu nhập sai mật khẩu;
+ Khôi phục tài
khoản qua email hoặc câu hỏi bảo mật;
+ Kiểm tra tính hợp
lệ của mật khẩu.
- Kiểm tra mật khẩu:
+ Cấu hình password
pattern;
+ Khóa tài khoản
trong chế độ single và multi-tenant;
+ Kiểm soát các tài
khoản.
- Provisioning
+ Cung cấp thông tin
người dùng, nhóm người dùng sử dụng chuẩn Cross-domain Identity Management
(SCIM) 1.1 hoặc SOAP APIs;
+ Cung cấp thông tin
người dùng cho các hệ thống quản lý định danh khác sử dụng chuẩn SCIM 1.1
hoặc Service Provisioning Markup Language (SPML);
+ Cung cấp định danh
theo Rule.
- Workflows: Hỗ trợ
workflow cho các hoạt động kiểm duyệt tài khoản người dùng/nhóm người dùng.
|
|
|
Quyền và điều
khiển truy cập
|
- Quản lý quyền
người dùng.
- Điều khiển truy
cập được dựa vào Role (RBAC).
- Điều khiển các
chính sách truy cập dựa vào tiêu chuẩn eXtensible Access Control Markup Language (XACML) 2.0/3.0.
- Giao thức mạng hiệu
năng cao (trên Apache Thrift) cho các tương tác Policy Enforcement
Point/Policy Decision Point (PEP/PDP).
- User-friendly
Policy Administration Point (PAP) để chỉnh sửa các chính sách bảo mật XACML
2.0/3.0.
- Quản lý đồng thời
nhiều PDPs từ PAP đơn lẻ.
- Quản lý các thông
báo về cập nhật chính sách.
- Nhiều Policy
Information Points (PIP) để tập hợp các thuộc tính bổ sung để đánh giá chính
sách.
- Tích hợp với
Enterprise Service Bus cho XACML 3.0 dựa vào phân quyền cho các dịch vụ REST
hoặc SOAP.
- Hỗ trợ XACML REST
profile.
|
|
|
API Security
|
- Điều khiển truy
cập ủy quyền sử dụng OAuth2 và WS- Trust.
- Hỗ trợ cho các kiểu
bảo mật SAML2 bearer grant type, JWT assertion grant type and NTLM-IWA grant
type.
- Hỗ trợ OAuth2 token
revocation- OAuth token introspection.
- Hỗ trợ chế độ OAuth
2.0.
|
|
|
Giám sát theo dõi hệ
thống
|
- Theo dõi các sự
kiện đăng nhập và phiên làm việc.
- Theo dõi nhật ký
người dùng/phiên làm việc.
- Ngắt phiên làm việc
của người dùng qua giao diện quản trị.
- Khôi phục mật khẩu
từ nhà quản trị.
- Cảnh báo bảo mật
theo thời gian thực trong các trường hợp cụ thể như nghi ngờ về hành vi
login hoặc các phiên làm việc không bình thường.
- Kiểm soát các hoạt
động được cấp phép sử dụng distributed auditing system (XDAS).
- Theo dõi hiệu năng
và lịch sử truy cập hệ thống.
|
4
|
Dịch vụ dữ liệu
|
Dịch vụ dữ liệu
|
- Có khả năng khai
báo kết nối thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc.
- Hỗ trợ nhiều loại
cơ sở dữ liệu quan hệ khác nhau.
- Cung cấp các công
cụ để truy vấn dữ liệu, công khai dịch vụ dữ liệu cho các dịch vụ và hệ thống
thông tin khác theo chuẩn giao thức SOAP, REST, chuẩn dữ liệu XML, JSON.
- Cung cấp tính năng
quản lý cấu hình bảo mật dịch vụ dữ liệu trước khi công khai dữ liệu.
- Trang bị hệ thống
scan, detect: mã độc đính kèm trong dữ liệu, khai thác & tấn công từ
thiết bị IoT.
|
5
|
Quản trị tài nguyên
|
Quản trị tài nguyên
|
- Quản lý các thông
tin về dịch vụ, luồng tích hợp được triển khai trên hệ thống.
- Quản lý các tham
số hoạt động, cấu hình trên hệ thống.
- Đăng ký, quản lý,
lưu trữ, tìm kiếm, khai thác dữ liệu đặc tả kiến trúc hướng dịch vụ (thông
tin, dữ liệu về dịch vụ; thông tin, dữ liệu liên quan đến việc thiết kế, triển khai, cung cấp
dịch vụ, chất lượng dịch vụ; tài liệu quản trị dịch vụ).
|
6
|
Quản lý giao diện
lập trình ứng dụng
|
Thiết kế và Mô phỏng
API
|
- Thiết kế API
trước khi thực hiện thực thi. Thiết kế được thực hiện thông qua giao diện
web hoặc thông qua import định nghĩa Swagger 2.0 có sẵn.
- Triển khai API mẫu,
cung cấp truy cập tới APIs và đánh giá thiết kế API qua phản hồi từ người
dùng.
- Thực thi API sử
dụng JavaScript.
- Hỗ trợ công khai
các dịch vụ với kiểu SOAP, REST, JSON, và XML thành các APIs.
|
7
|
|
Công khai và quản
lý API
|
- Công khai API cho
các người dùng hoặc hệ thống thông tin liên quan sử dụng và khai thác API.
- Hỗ trợ cấu hình
quản lý API, quản lý giới hạn truy cập API với các khách hàng hoặc tổ chức xác
định.
- Quản lý lifecycle
của API từ lúc được tạo ra cho đến khi kết thúc sử dụng: Tạo mới, công khai,
khóa, xóa API.
- Công khai API cho
môi trường chính thức và môi trường phát triển để hỗ trợ các nhà phát triển
kiểm thử API.
- Quản lý phiên bản
của API, quản lý trạng thái triển khai API.
|
8
|
|
Điều khiển truy
cập, bảo mật API
|
- Giới hạn truy cập
API access tokens theo domains/Ips.
- Áp dụng các chính
sách bảo mật với APIs (Xác thực và phân quyền).
- Tuân theo các loại
xác thực API chuẩn OAuth2 (implicit, authorization code, client, SAML, IWA
Grant Type).
- Khóa API không cho
hệ thống khác truy cập.
- Liên kết API tới
các lớp dịch vụ được định nghĩa bởi hệ thống.
- Thiết lập nghưỡng
truy cập API cho từng hệ thống để bảo vệ API.
|
9
|
|
Developer Portal
|
- Hỗ trợ giao diện
website để lưu trữ các API được tạo ra trên hệ thống.
- Duyệt và tìm kiếm
các API theo nhà phát triển, thẻ (tag) hoặc tên API.
- Kết nối APIs và
quản lý đơn vị khai thác API.
- Giao diện kiểm thử
API.
|
10
|
|
Quản lý và điều
khiển lưu lượng API
|
- Tách biệt các lưu
lượng production và sandbox trên các API gateway khác nhau.
- Hỗ trợ chuyển đổi
giao thức, chuyển đổi dữ liệu.
- Ánh xạ giữa HTTP(s)
với các giao thức khác như JMS hoặc File System.
- Quản lý lưu lượng -
Traffic Manager có các cơ chế cấp hạn mức/ngưỡng linh động.
- Bảo vệ các API của
hệ thống backend bằng cách thiết lập ngưỡng kết nối.
- Hỗ trợ định tuyến
bản tin theo cơ chế pass-through với hiệu năng cao, độ trễ tối thiểu.
|
11
|
|
Giám sát và theo dõi
|
- Các thông tin sử
dụng API được tích hợp với phần mềm giám sát nghiệp vụ để giám sát các
thông tin như requests, responses, faults, throttling, subscriptions)
- Cung cấp các giao
diện đồ họa cho hiển thị các thông tin API latency, API usage giúp cho việc
theo dõi API và kiểm tra hiệu năng hệ thống.
- Khả năng phân tích
logs để kiểm tra các thông tin như lỗi ứng dụng, thống kê triển khai API ,
đăng nhập lỗi, số lượng lỗi API,các lỗi về cấp phát token truy cập.
- Hỗ trợ tra cứu logs
thời gian thực.
- Theo dõi mức độ
chất lượng dịch vụ SLA của API.
- Tùy biến giao diện
Dashboard cá nhân hóa.
|
12
|
Giám sát quy trình
xử lý nghiệp vụ
|
Giám sát quy trình
xử lý nghiệp vụ
|
- Thực hiện thu thập
logs hệ thống, logs sự kiện từ các thành phần phần mềm khác trong nền tảng
để tiến hành phân tích dữ liệu và tổng hợp dữ liệu.
- Cung cấp các dữ
liệu quan trọng khác cho các hệ thống liên quan để xử lý.
- Khả năng hiển thị
dữ liệu trên các Dashboard giám sát và theo dõi hệ thống để kịp thời xử lý
các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành hệ thống.
- Cung cấp các thông
tin dữ liệu báo cáo hoạt động toàn bộ các thành phần trong hệ thống.
- Cung cấp các tính
năng cảnh báo giám sát qua nhiều kênh kết nối khác nhau như email, tin nhắn
để kịp thời xử lý.
- Giám sát được tình
hình hoạt động của các thành phần phần mềm hệ thống như trạng thái dừng hoạt
động, đang hoạt động; giám sát thông tin về CPU, bộ nhớ; giám sát tình hình
hoạt động của các dịch vụ được triển khai trên hệ thống.
|
VI. YÊU CẦU PHI CHỨC NĂNG
1. Yêu cầu hiệu năng
Hệ thống cần được
thiết kế, triển khai đảm bảo hiệu năng trong quá trình hoạt động hệ thống.
Các tiêu chí về hiệu năng cần có công thức định cỡ theo mức độ sử dụng thực tế
của hệ thống. Đưa ra được các tiêu chí để đánh giá hiệu năng hoạt động hệ thống
cũng như khả năng mở rộng kiến trúc theo chiều rộng và chiều ngang để đảm
bảo hoạt động của hệ thống trong thời gian lâu dài:
TT
|
Tiêu chí kỹ thuật
|
Yêu cầu mức độ đáp ứng
|
1
|
Thời gian phản hồi
trung bình
|
Đảm bảo hệ thống
có thời gian phản hồi trung bình dưới 3 giây đối với mỗi luồng API chính và không bao
gồm các luồng đặc thù (như gửi file dung lượng lớn, báo cáo, thống kê).
|
2
|
Thời gian phản hồi
chậm nhất
|
Đảm bảo hệ thống
có thời gian phản hồi chậm nhất 30 giây.
|
3
|
Kết nối hoạt động
của hệ thống
|
Bên tư vấn và bên
xin ý kiến tư vấn phải bảo đảm đường truyền thông suốt, liên tục trong
thời gian hoạt động y tế từ xa.
|
4
|
Thời gian hoạt động
liên tục
|
Đảm bảo hệ thống
hoạt động liên tục 24/7
|
5
|
Yêu cầu hạ tầng kỹ
thuật công nghệ thông tin
|
1.Hội chuẩn tư vấn chẩn
đoán hình ảnh từ xa
- Băng thông đường
truyền tối thiểu tại các điểm kết nối tham gia là 4Mbps. Đối với điểm kết
nối là trung tâm kết nối thì yêu cầu tối thiểu băng thông là: (n-1) x 4Mbps,
trong đó n là số điểm kết nối trực tuyến.
4. Đào tạo chuyển
giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa
- Có phòng hoặc hội
trường phù hợp với quy mô, nội dung đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh,
chữa bệnh từ xa
- Băng thông tối
thiểu của hệ thống đường truyền tại mỗi điểm kết nối sử dụng công nghệ HD là 2Mbps. Băng thông
tối thiểu của điểm điều khiển trung tâm với số điểm kết nối nhiều hơn 02
điểm sử dụng công nghệ HD
là (n-n1)x2Mbps, trong đó n là số điểm kết nối trực tuyến, n1 là số điểm kết nối
trong mạng nội bộ, (n-n1) là số điểm kết nối bên ngoài mạng nội bộ.
- Bảo đảm ít nhất
01 điểm kết nối có hệ thống ghi dữ liệu.
5. Hệ thống ghi dữ
liệu phải có dung lượng lưu trữ tối thiểu 10 năm.
|
2. Yêu cầu về an toàn bảo mật
Phương án bảo đảm an
toàn thông tin cho hệ thống thông tin phục vụ nền tảng hỗ trợ tư vấn khám,
chữa bệnh từ xa phải đáp ứng các yêu cầu an toàn tối thiểu tại thông tư số 03/2017/TT-BTTTT
ngày 24/04/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng
dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 về bảo
đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, yêu cầu an toàn cơ bản tại tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017.
Phương án giám sát an
toàn thông tin phải đáp ứng các quy định tại Thông tư số 31/2017/TT-BTTTT ngày
15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoạt động giám sát an
toàn hệ thống thông tin.
Hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin và biện pháp bảo đảm an toàn bảo mật thông tin phải đáp ứng
đầy đủ quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014
của Bộ Y tế quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng./.