Quyết định 1323/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

Số hiệu 1323/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/09/2015
Ngày có hiệu lực 16/09/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Trịnh Xuân Thanh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1323/QĐ-UBND

Hậu Giang, ngày 16 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm năm 2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hậu Giang;

Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Căn cứ Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Bộ Công Thương Quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương - Bộ Kế hoạch và Đầu Tư Hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực;

Căn cứ Công văn số 6012/BCT-CNĐP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1705/UBND-NCTH ngày 26 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc chủ trương lập 02 đề án: “Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp” và “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 75/TTr-SCT ngày 01 tháng 9 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển

Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển công nghiệp; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển giao thông vận tải; quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn,…trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Phát triển các cụm công nghiệp phải phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng, đa dạng về cơ cấu; gắn với nhu cầu thị trường; bảo vệ môi trường sinh thái và di tích lịch sử.

Phát triển các cụm công nghiệp phải đạt được hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng; phát triển công nghiệp hợp lý và bền vững.

Phát triển cụm công nghiệp phải trên cơ sở phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các địa phương; sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phải gắn với không gian công nghiệp cả nước; vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, nhằm tranh thủ các mối liên kết và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, hợp tác với khu vực và quốc tế.

Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh phải lấy mục tiêu khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và hạ tầng tại địa phương; ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý; phục vụ nhu cầu di dời và mở rộng mặt bằng sản xuất, để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản tại khu vực nông thôn.

Phát triển cụm công nghiệp phải trên cơ sở giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, gắn với phát triển công nghiệp nông thôn để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị; từng bước thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị.

Phát triển cụm công nghiệp phải liên kết với các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, gắn với dịch vụ thương mại; phát triển hợp lý giữa các vùng, miền.

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp và các dịch vụ bằng các nguồn vốn của trung ương, địa phương và các thành phần kinh tế, nhằm đảm bảo phát triển công nghiệp hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng công nghiệp.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung:

[...]