Quyết định 1322/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1322/QĐ-TTg
Ngày ban hành 18/09/2012
Ngày có hiệu lực 18/09/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1322/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII;

Căn cứ Nghị quyết số 439/NQ-UBTVQH13 ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về việc thành lập Ban Soạn thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban soạn thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI TỔNG KẾT

1. Mục tiêu tổng kết

Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 qua 7 năm thi hành: (1) Làm rõ sự tác động của Bộ luật Dân sự tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến các quan hệ dân sự và quy định của Bộ luật dân sự; (2) Mối liên hệ giữa Bộ luật dân sự với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có liên quan; (3) Những thành công, cũng như những hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Bộ luật dân sự; làm rõ tính phù hợp, khả thi của các quy định hiện hành; xác định nhng vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được pháp luật điều chỉnh; (4) Đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể để xây dựng Bộ luật dân sự (sửa đổi), đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu tổng kết

Việc tổng kết cần được thực hiện nghiêm túc, toàn diện ở các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan ở trung ương và ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là địa phương); nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế, có đánh giá, tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành tích. Kết quả tổng kết phải xây dựng thành Báo cáo để gửi về Bộ Tư pháp.

3. Phạm vi tổng kết

Bộ luật dân sự năm 2005 cần được tổng kết một cách toàn diện trong giai đoạn từ khi Bộ luật có hiệu lực pháp luật (ngày 01 tháng 01 năm 2006) đến ngày 30 tháng 6 năm 2012.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔNG KẾT

1. Nội dung tổng kết

a) Đánh giá về sự tác động của Bộ luật dân sự với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến các quan hệ dân sự và các quy định của Bộ luật dân sự.

b) Đánh giá một số vấn đề lý luận với tư cách là cơ sở khoa học cho việc xây dựng Bộ luật dân sự.

c) Đánh giá toàn diện các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về những quy định chung, tài sản và quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự và hp đồng, thừa kế, những quy định về chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thông qua đó, nêu rõ những bt cập, hạn chế của Bộ luật, nguyên nhân của chúng; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn giao lưu dân sự cần được điều chỉnh.

d) Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa quy định của Bộ luật dân sự với quy định của các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.

2. Hình thức tổng kết

a) Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tùy theo tính chất và khối lượng công việc của mình mà quyết định tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Bộ luật dân sự hoặc chỉ xây dựng Báo cáo tổng kết về thi hành Bộ luật dân sự năm 2005.

b) Tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc về thi hành Bộ luật dân sự năm 2005.

3. Nội dung Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005

Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, đánh giá những kết quả đạt được của Bộ luật dân sự và thi hành Bộ luật dân sự đối với việc bảo đảm các quyền dân sự của cá nhân, tổ chức, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nói riêng;

[...]