Quyết định 1317/QĐ-UBND.HC năm 2016 về phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến 2020 tầm nhìn 2030

Số hiệu 1317/QĐ-UBND.HC
Ngày ban hành 11/11/2016
Ngày có hiệu lực 11/11/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Châu Hồng Phúc
Lĩnh vực Thương mại,Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1317/QÐ-UBND.HC

Đồng Tháp, ngày 11 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 9 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 135/BC-SKHĐT ngày 08 tháng 11 năm 2016 về việc thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2366/TTr-SKHĐT ngày 08 tháng 11 năm 2016;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp phù hợp với tổng thể phát triển công nghiệp của vùng, của cả nước, tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; Thể hiện những thế mạnh và nét đặc thù riêng với các thế mạnh về vùng nguyên liệu nông thủy sản, tập quán truyền thống sản xuất công nghiệp và các hạn chế về vị trí, khả năng huy động nguồn lực nội sinh của Tỉnh.

- Phát triển nhanh nhưng phải bảo đảm tính đồng bộ, cân đối, hiệu quả giữa sản xuất công nghiệp với xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở tồn trữ, thương mại hóa, đô thị vệ tinh dịch vụ công nghiệp. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các ngành công nghiệp chủ lực với các ngành phụ trợ. Bảo đảm đồng bộ giữa đầu tư vào các vùng - lĩnh vực phát triển mới kết hợp rà soát, điều chỉnh, sắp xếp, tái cấu trúc các vùng - lĩnh vực đã phát triển, giữa phát triển quy mô sản xuất và tăng cường hàm lượng công nghệ.

- Phát huy tối đa nội lực (vốn, tay nghề, quản lý, nguyên liệu) kết hợp tích cực thu hút đầu tư ngoại lực nhằm tăng trưởng nhanh và thu hút vốn, công nghệ, mở rộng thị trường.

- Xây dựng tiến độ hợp lý thu hút đầu tư công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp tiên tiến, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ. Phát triển công nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh nhằm đảm bảo không làm thiệt hại và tổn thương đến môi trường, kinh tế nông nghiệp, du lịch và quốc phòng an ninh; đồng thời từng bước gia tăng hiệu quả sản xuất bền vững.

II. Định hướng phát triển

1. Định hướng tổng quát tầm nhìn đến 2030

- Về định hướng chính, phát triển công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch với vị trí vai trò là một trong các lĩnh vực kinh tế động lực thúc đẩy phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của Tỉnh, với tốc độ tăng trưởng cao và hợp lý trong từng giai đoạn, hàm lượng công nghệ và độ thân thiện với môi trường ngày càng gia tăng nhằm đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của Tỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng tăng trưởng xanh. Định hướng phát triển phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không có trọng tâm và trùng lấp, thiếu tính liên kết với các tỉnh trong vùng.

- Về cơ cấu ngành, trên cơ sở phát triển phù hợp với vị trí địa lý, tiềm năng về tài nguyên, khả năng huy động nguyên liệu, nhân lực, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của Tỉnh và trên cơ sở tích cực thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả đầu tư về vốn, công nghệ, lao động chất lượng cao, định hướng tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm, công nghiệp sản xuất trang phục giày da xuất khẩu kết hợp với sản xuất nguyên liệu - linh kiện, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mới và phục vụ logistics, công nghiệp cơ khí chế tác phục vụ nông nghiệp và máy chế biến nông sản thực phẩm với quy mô, tốc độ hợp lý, đặc biệt chú trọng phát triển đa dạng các loại hình công nghiệp hỗ trợ.

- Về nhiệm vụ trọng tâm, rà soát, quy hoạch hợp lý, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp kết hợp với các khu dân cư, khu đô thị dịch vụ công nghiệp và các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; Kết hợp các doanh nghiệp hiện có trong chuỗi giá trị công nghiệp theo hướng phát triển cụm liên ngành nhằm làm đầu tàu phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn Tỉnh. Đồng thời, phát triển công nghiệp trên các địa bàn còn lại theo hướng hỗ trợ, vệ tinh cho các vùng kinh tế công nghiệp động lực này.

- Về thu hút và vận dụng các nguồn lực phát triển, một mặt phát huy tối đa nội lực, vận động nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng; mặt khác tích cực tạo và duy trì môi trường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và các lĩnh vực hỗ trợ công nghiệp gắn liền với thị trường trong nước và quốc tế.

- Về định hướng phát triển đồng bộ với các ngành và lĩnh vực khác, tích cực ứng dụng triển khai công nghệ theo hướng sạch và xanh, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, kiểm soát và hạn chế tối đa các tác động môi trường; Xây dựng và phát triển bền vững các vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo nền tảng cơ sở về nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp (chủ yếu là lúa, cá da trơn, rau màu, trái cây, súc sản); Tích cực phát triển ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ nhằm hỗ trợ hình thành các khu, cụm công nghiệp, các vùng kinh tế công nghiệp động lực và mở rộng quan hệ thị trường tiêu thụ công nghệ phẩm; Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển công nghiệp, quan trọng nhất là hệ thống giao thông thủy, bộ đáp ứng yêu cầu vận tải công nghiệp, hệ thống cấp điện, nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc cho các khu, cụm công nghiệp; Hệ thống kết cấu hạ tầng về giáo dục, y tế, văn hóa tại các khu dân cư và khu đô thị vệ tinh dịch vụ công nghiệp.

2. Định hướng cụ thể đến năm 2020

- Rà soát, quy hoạch phân bố lại các khu, cụm công nghiệp; Tổ chức xúc tiến đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, ưu tiên cho các lĩnh vực chịu tác động từ hội nhập TPP và các lĩnh vực khai thác hiệu quả các tiềm năng về nguyên liệu trên địa bàn Tỉnh. Tập trung vào ngành công nghiệp chế biến nông , thủy sản và thực phẩm, công nghiệp dược phẩm đồng thời từng bước đa dạng hóa các ngành, lĩnh vực thông qua thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất trang phục giày da, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và linh kiện máy chế biến nông sản thực phẩm; Tiếp tục cải thiện và tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tiến hành tái cấu trúc các doanh nghiệp trong và ngoài cụm công nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng từng bước phát triển cụm liên ngành trong chuỗi giá trị công nghiệp. Hạn chế việc xây dựng các cơ sở sản xuất ngoài khu cụm nhằm thuận lợi hơn trong việc cung cấp kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả sản xuất và kiểm soát môi trường. Quy hoạch phát triển các khu dân cư, khu đô thị vệ tinh dịch vụ công nghiệp phục vụ cho phát triển các khu, cụm công nghiệp.

- Đẩy mạnh và hỗ trợ ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm (ISO, SA, GMP, HACCP …). Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ máy nông nghiệp, máy chế biến nông thủy sản và thực phẩm. Thu hút đầu tư các ngành lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Sắp xếp, củng cố, cải tiến nâng cao năng lực xử lý môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có. Đồng thời có kế hoạch, tiến độ di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu vực đông dân cư ra các khu, cụm công nghiệp, kiểm tra và có biện pháp xử lý mạnh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển các hoạt động khuyến công, phổ biến thông tin về khoa học, kỹ thuật và thị trường, tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ tư vấn, thẩm định, cải tiến thích nghi, triển khai các công nghệ mới và phát triển hệ thống nghiên cứu & phát triển (R&D) trong doanh nghiệp.

[...]