Quyết định 1308/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu | 1308/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/07/2012 |
Ngày có hiệu lực | 06/07/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Lê Tiến Phương |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1308/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 06 tháng 7 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tại Tờ trình số 33/TTr-SVHTTDL ngày 26 tháng 4 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2012 của
UBND tỉnh Bình Thuận)
Quy chế này quy định cụ thể việc phối hợp quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch.
1. Các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, lãnh thổ đối với hoạt động du lịch ở tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch và kinh doanh các loại hình dịch vụ bổ trợ du lịch trên địa bàn tỉnh.
1. Việc phối hợp quản lý Nhà nước dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm có sự thống nhất trong công tác quản lý, đảm bảo quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác phối hợp quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch ở địa bàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và theo phân cấp của UBND tỉnh.
4. Các cơ quan quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của mình.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1308/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 06 tháng 7 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tại Tờ trình số 33/TTr-SVHTTDL ngày 26 tháng 4 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2012 của
UBND tỉnh Bình Thuận)
Quy chế này quy định cụ thể việc phối hợp quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch.
1. Các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, lãnh thổ đối với hoạt động du lịch ở tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch và kinh doanh các loại hình dịch vụ bổ trợ du lịch trên địa bàn tỉnh.
1. Việc phối hợp quản lý Nhà nước dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm có sự thống nhất trong công tác quản lý, đảm bảo quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác phối hợp quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch ở địa bàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và theo phân cấp của UBND tỉnh.
4. Các cơ quan quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của mình.
Trong quy chế này, ngoài các từ ngữ được giải thích theo Điều 4 của Luật Du lịch, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh dịch vụ bổ trợ du lịch: là hoạt động kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch ở bên ngoài cơ sở lưu trú du lịch, bao gồm:
- Kinh doanh nhà hàng, tiệm ăn, quán bar phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch;
- Kinh doanh massage, spa và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác phục vụ khách du lịch;
- Kinh doanh dịch vụ thể thao: jetsky, lướt ván diều, lướt ván buồm, dù lượn… phục vụ khách du lịch;
- Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch;
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trang sức, quà tặng, các mặt hàng đặc sản như nước mắm, mực khô, hải sản chế biến, bánh rế, thanh long… phục vụ khách du lịch;
- Kinh doanh dịch vụ cho khách du lịch thuê xe ô tô, mô tô;
- Kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật phục vụ khách du lịch.
2. Khu du lịch cộng đồng: là khu vực có tài nguyên du lịch mà du khách và dân cư địa phương có quyền đến tham quan, nghỉ ngơi, giải trí tự do, chỉ trả tiền khi sử dụng dịch vụ hoặc nộp lệ phí vệ sinh (nếu có).
Điều 5. Quản lý tài nguyên du lịch
1. Quản lý tài nguyên du lịch tự nhiên:
UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên ở địa bàn gồm các thắng cảnh, hệ sinh thái, hồ, thác, bãi biển, mặt biển phục vụ mục đích du lịch; trường hợp tài nguyên du lịch nằm trong khu vực được UBND tỉnh giao cho một tổ chức, thì tổ chức đó có trách nhiệm quản lý, bảo vệ.
Trong trường hợp cần sử dụng không gian, mặt bằng, mặt nước, bãi biển để tổ chức các hoạt động, sự kiện vì mục đích chung, UBND tỉnh có thông báo trưng dụng cụ thể, UBND huyện, thị xã, thành phố hoặc tổ chức được giao quản lý phải nghiêm túc chấp hành.
2. Quản lý tài nguyên du lịch nhân văn:
a) UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử, di tích cách mạng, kiến trúc và các công trình khác có thể phục vụ cho mục đích du lịch ở địa bàn; trường hợp tài nguyên du lịch nói trên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc UBND tỉnh giao cho một tổ chức, thì tổ chức đó có trách nhiệm quản lý, khai thác;
b) Đối với các tài nguyên du lịch nhân văn thuộc sở hữu cá nhân, UBND tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức khai thác phục vụ du lịch nhưng phải đăng ký kinh doanh theo quy định và thông báo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 6. Quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch
1. UBND tỉnh giao UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác các điểm du lịch địa phương, khu du lịch cộng đồng trên địa bàn; trường hợp điểm du lịch, khu du lịch cộng đồng đã được UBND tỉnh giao cho một tổ chức, thì tổ chức đó có trách nhiệm quản lý, khai thác.
2. UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án đầu tư khai thác điểm du lịch địa phương, khu du lịch cộng đồng trình UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện sau khi lấy ý kiến thống nhất của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thành lập Ban quản lý và xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của Ban quản lý để thực hiện việc quản lý, khai thác điểm du lịch ở địa phương.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Tham mưu UBND tỉnh công nhận các khu du lịch địa phương và mô hình quản lý, khai thác các khu du lịch địa phương;
b) Hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố việc tổ chức quản lý, khai thác các điểm du lịch địa phương, khu du lịch cộng đồng đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 7. Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ du lịch
1. Trách nhiệm quản lý:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ văn hóa, nghệ thuật và các dịch vụ thể thao phục vụ khách du lịch như: mô tô nước, lướt ván diều, lướt ván buồm, dù lượn, du thuyền, xe địa hình… và các dịch vụ thể thao khác;
b) Sở Công thương có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh nhà hàng, tiệm ăn, quán bar, các cơ sở kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trang sức, quà tặng, các mặt hàng đặc sản phục vụ khách du lịch bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch;
c) Sở Y tế có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh massage, spa và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác phục vụ khách du lịch bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch;
d) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng ô tô, tàu, thuyền;
đ) UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ cho khách du lịch thuê xe ô tô, mô tô bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch; dịch vụ cho thuê phao bơi ở các bãi tắm ven biển, hoạt động hàng rong ở các khu du lịch trên địa bàn.
2. Trách nhiệm phối hợp:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp các sở quản lý chuyên ngành thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ phục vụ khách du lịch bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch.
1. Quản lý khách lưu trú:
a) Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có trách nhiệm cập nhật thông tin khách lưu trú; thực hiện đăng ký, khai báo khách lưu trú đúng quy định và bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản đối với khách lưu trú tại cơ sở.
Trường hợp khách bị tai nạn nghiêm trọng, cơ sở lưu trú phải báo ngay cho Công an địa phương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hỗ trợ thực hiện các thủ tục cần thiết;
b) Khi nhận được tin báo khách du lịch bị tai nạn nghiêm trọng, cơ quan Công an địa phương phải kịp thời cùng cơ sở thực hiện các thủ tục cần thiết.
2. Quản lý khách tham quan:
a) Đơn vị kinh doanh lữ hành có trách nhiệm bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản đối với khách tham gia các chương trình tham quan do đơn vị tổ chức;
b) Ban Quản lý khu du lịch, điểm du lịch có trách nhiệm hướng dẫn khách thực hiện các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho khách tham quan trong phạm vi quản lý của đơn vị. Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại và liên hệ ngay với cơ quan chức năng để hỗ trợ việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu đối với khách tham quan khi xảy ra sự cố.
Điều 9. Quản lý an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông
1. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh nội bộ và trật tự xã hội; phòng chống cháy nổ, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông ở các tuyến, khu, điểm du lịch và trong các sự kiện văn hóa, thể thao phục vụ du lịch;
b) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế; người nước ngoài cư trú, làm việc, hoạt động trong lĩnh vực du lịch;
c) Chủ trì quản lý việc thực hiện đăng ký khách lưu trú;
d) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định Nhà nước về an ninh và trật tự an toàn xã hội liên quan đến hoạt động du lịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
Kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán hàng rong, chống các hành vi cò mồi, tranh giành khách, lừa đảo trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ du lịch ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Phối hợp Công an tỉnh phổ biến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch thực hiện các quy định Nhà nước về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;
b) Thông báo, cung cấp cho Công an tỉnh các thông tin, tài liệu liên quan phục vụ công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở các khu, tuyến, điểm du lịch và trong các sự kiện văn hóa, thể thao phục vụ du lịch.
Điều 10. Quản lý môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Sở Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, quy định Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm;
b) Chủ trì phối hợp với UBND địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện kế hoạch phòng, chống và khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch; kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường ở các địa bàn du lịch.
2. Sở Y tế có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở lưu trú du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh các mặt hàng đặc sản phục vụ khách du lịch;
b) Kiểm tra, xử lý các trường hợp du khách bị ngộ độc thực phẩm tập thể.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
Chỉ đạo Ban Quản lý khu du lịch hoặc UBND xã, phường nơi không có Ban Quản lý khu du lịch phối hợp với các cơ quan chuyên môn kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở địa phương; kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, hộ gia đình bán thức ăn, thức uống phục vụ khách du lịch ở các bãi biển, khu du lịch cộng đồng.
Điều 11. Quản lý giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch
1. Sở Tài chính có trách nhiệm:
Tham mưu UBND tỉnh quy định các chính sách, biện pháp quản lý giá trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Công thương có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, quy định về ghi nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng…đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch;
b) Chủ trì phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ bổ trợ du lịch cạnh tranh không lành mạnh, chi hoa hồng một cách bất hợp lý cho lái xe, hướng dẫn viên để đưa khách du lịch đến ăn uống, mua sắm, sử dụng dịch vụ.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Tham mưu UBND tỉnh biện pháp bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch trong những ngày cao điểm, lễ, tết;
b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan có chức năng kiểm tra, xử lý tài xế, hướng dẫn viên các tour du lịch móc ngoặc với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, đòi chi hoa hồng một cách bất hợp lý nhằm đưa khách đến cơ sở để ăn uống, mua sắm, sử dụng dịch vụ tạo sự cạnh tranh không lành mạnh và gây thiệt hại cho khách du lịch;
c) Kiểm tra, kiểm soát về chất lượng dịch vụ phục vụ du khách của các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch.
1. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ trong hoạt động kinh doanh và kê khai nộp thuế theo quy định pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh du lịch;
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan, UBND các địa phương thực hiện việc quản lý thu thuế hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
Phối hợp Cục Thuế tỉnh trong việc quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch.
3. Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có trách nhiệm kê khai, đăng ký thuế và thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Điều 13. Quản lý thiết kế, xây dựng
Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ thiết kế, hồ sơ xin cấp phép xây dựng theo quy định; góp ý hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án đầu tư du lịch;
- Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng các công trình bảo đảm thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng.
Điều 14. Quản lý các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan phục vụ du khách
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch có tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan phục vụ khách du lịch.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
Xem xét, giải quyết cho các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí ở nơi công cộng, bãi biển… phục vụ nhu cầu của khách du lịch có trên 100 người tham gia trừ các hoạt động sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; hướng dẫn việc bảo đảm các mặt an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường… khi cho phép tổ chức.
Điều 15. Phối hợp quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp du lịch
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc cấp, gia hạn và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
Phối hợp Công an tỉnh định kỳ 6 tháng, năm cung cấp danh sách các doanh nghiệp du lịch có sử dụng lao động là người nước ngoài cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi quản lý.
3. Các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có trách nhiệm:
Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh.
Điều 16. Phối hợp trong chứng nhận đăng ký kinh doanh du lịch, kinh doanh dịch vụ bổ trợ du lịch
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh du lịch hiểu rõ điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành, đại lý lữ hành.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được tư vấn về quy mô xây dựng, số lượng, diện tích buồng, phòng phù hợp với loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch dự định đầu tư kinh doanh;
b) Ghi đúng tên ngành, nghề kinh doanh du lịch theo Luật Du lịch trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Cập nhật thông tin danh sách chứng nhận đăng ký kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch trên website chuyên ngành hoặc gởi bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chưa có website) cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Phòng Văn hóa và Thông tin địa phương để thống kê theo dõi, quản lý.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Có văn bản thông báo kịp thời các quy định mới của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch và các vấn đề cần phối hợp thực hiện cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân về đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch; điều kiện về kinh doanh lữ hành, đại lý lữ hành khi tiến hành đăng ký kinh doanh.
Điều 17. Phối hợp về thông tin, thống kê du lịch
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
- Cung cấp cho Công an tỉnh, Cục Thống kê, Cục Thuế tỉnh tình hình về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng quý và đột xuất khi có yêu cầu phục vụ công tác quản lý chuyên ngành;
- Có văn bản thông báo kịp thời các quy định mới trong lĩnh vực du lịch và các vấn đề cần phối hợp thực hiện trong công tác quản lý về du lịch cho các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan.
2. Cục Thống kê có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều tra, công bố số liệu thống kê du lịch hàng tháng, quý, năm; biên soạn và xuất bản các ấn phẩm phân tích hoạt động du lịch của tỉnh.
3. Công an tỉnh cung cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin, số liệu về lượng khách, cơ cấu khách du lịch do cơ sở lưu trú du lịch khai báo, tình hình an ninh trật tự xã hội ở các địa bàn du lịch… theo định kỳ hàng tháng và đột xuất khi có yêu cầu phục vụ công tác quản lý Nhà nước về du lịch.
4. Cục Thuế tỉnh cung cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin, số liệu liên quan về thu ngân sách, thuế từ hoạt động kinh doanh du lịch… định kỳ hàng quý và đột xuất khi có yêu cầu phục vụ công tác quản lý Nhà nước về du lịch.
Điều 18. Phối hợp về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch
1. Các sở quản lý chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch đảm bảo không trùng lặp về nội dung đối với một đơn vị, doanh nghiệp theo quy định;
- Thông báo bằng văn bản cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch vi phạm các quy định về an ninh trật tự, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế, niêm yết giá, khai báo khách lưu trú… sau các đợt thanh tra, kiểm tra.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan về các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ bổ trợ du lịch cho các cơ quan có chức năng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.
1. Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch, kinh doanh các loại hình dịch vụ bổ trợ
du lịch trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này; định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phản ảnh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 20. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong việc tổ chức thực hiện Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật./.