Quyết định 1303/QĐ-UBND năm 2011 về quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Số hiệu 1303/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/09/2011
Ngày có hiệu lực 20/09/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lại Thanh Sơn
Lĩnh vực Đầu tư,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1303/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V: PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

- Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

- Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (điều chỉnh) tại Báo cáo kết quả thẩm định số 01/BC-HĐTĐ ngày 25/7/2011; Sở Công Thương tại Tờ trình số 576/TTr- SCT ngày 05/9/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

(1) Quán triệt và vận dụng sáng tạo các đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước và của tỉnh, phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát triển công nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

(2) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; ưu tiên thu hút các dự án sản xuất có công nghệ hiện đại, sử dụng tiết kiệm đất đai, có giá trị gia tăng cao và có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh vào các khu công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường về địa bàn nông thôn.

(3) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sản xuất các sản phẩm tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách. Quan tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, tiết kiệm nguyên liệu. Từng bước giảm dần công nghiệp sơ chế thâm hụt lao động, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và chất xám cao...

(4) Chú trọng phát triển và mở rộng ngành nghề nông thôn trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có của từng vùng như: chế biến nông, lâm sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng…

(5) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp về hội nhập, sức cạnh tranh của sản phẩm đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài nhằm phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Phát triển công nghiệp nhằm tạo sự tăng trưởng kinh tế cao, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP của tỉnh, từ 19,7% năm 2010 lên 24-25% năm 2015 và 28-30% vào năm 2020, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng tích cực.

b) Mc tiêu c th

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp theo giá cố định 1994 bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 24,96%/ năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 24,14%/ năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 12.040 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 35.500 tỷ đồng.

3. Đnh hưng phát triển

- Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch nhằm tạo mặt bằng “sạch” cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp.

- Phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu tại chỗ như chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp và lợi thế cạnh tranh về lao động, mặt bằng so với địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như dệt may, gia công lắp ráp cơ khí, gỗ giấy, hóa chất. Đồng thời tranh thủ mọi cơ hội thu hút đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, điện tử tin học.

- Về định hướng ưu tiên theo ngành: Giai đoạn 2011-2020 tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau: Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp điện tử; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản-thực phẩm; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt may-da giày; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước; Công nghiệp khai thác mỏ.

- Về mô hình công nghiệp: Lựa chọn phát triển một số doanh nghiệp lớn ở các ngành có tiềm năng lợi thế: cơ khí, điện tử; chế biến nông, lâm sản; sản xuất điện năng... tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp gắn với ngành nghề nông thôn và làng nghề.

- Về công nghệ: Áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở công nghiệp đầu tư mới; dần nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp ở một số loại hình công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường.

- Về không gian, lãnh thổ: giai đoạn 2011-2020 phát triển công nghiệp theo 4 trục không gian phát triển chủ yếu gồm: trục Nam-Bắc gắn với quốc lộ 1A; trục Tây Nam-Đông Bắc gắn với quốc lộ 31; trục Tây-Nam gắn với quốc lộ 37 và trục Tây Bắc-Đông Nam gắn với tỉnh lộ 398 (284 cũ) nối với hành lang đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long. Trong đó xác định vùng trọng điểm phát triển công nghiệp là các huyện, thành phố có quy hoạch khu công nghiệp như: Bắc Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lục Nam.

[...]