Quyết định 13/QĐ-XĐGN năm 2007 về quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo do Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo ban hành

Số hiệu 13/QĐ-XĐGN
Ngày ban hành 16/12/2007
Ngày có hiệu lực 16/12/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 13/QĐ-XĐGN

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 11 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương tình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình giảm nghèo; Thủ trưởng cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TÌNH GIẢM NGHÈO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐ-BCĐGN ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Ban Chỉ đạo)

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II)

Nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo các chương trình giảm nghèo thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình giảm nghèo:

1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể thông qua các phiên họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban chỉ đạo khi được ủy quyền:

- Định kỳ 06 tháng, 01 năm, Ban Chỉ đạo tổ chức họp giao ban để kiểm điểm, đánh giá các hoạt động về thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch đã đề ra.

- Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước 05 ngày làm việc. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến thảo luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo.

- Các đề xuất của các thành viên Ban Chỉ đạo được thảo luận tập thể và theo kết luận của Ban Chỉ đạo. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo tại các phiên họp được thể hiện dưới hình thức thông báo của Văn phòng Chính phủ.

2. Hàng năm, Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động 02 Chương trình và từng dự án, chính sách của mỗi chương trình theo kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo (đồng thời gửi các Phó Trưởng Ban chỉ đạo).

Điều 3. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, ngoài việc đề xuất cơ chế, chính sách giảm nghèo thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành quản lý, còn có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những vấn đề được phân công, cụ thể:

1. Theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của các chính sách, dự án được phân công phụ trách.

2. Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý) báo cáo Ban Chỉ đạo về tiến độ, kết quả thực hiện các hoạt động, dự án thuộc Bộ, ngành và địa phương quản lý.

3. Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương tình tại địa phương được phân công mỗi năm ít nhất một lần và ủy quyền cho cán bộ kiểm tra, đánh giá tại địa phương được phân công tối thiểu mỗi quý 1 lần. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày kết thúc các đợt kiểm tra, các ủy viên Ban Chỉ đạo phải có báo cáo bằng văn bản gửi về Ban Chỉ đạo (thông qua 02 Văn phòng điều phối chương trình).

4. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong quá trình chỉ đạo thực hiện.

[...]