ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
13 /2010/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 22 tháng 4 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐỐI ỨNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐỐI ỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật Ngân sách nhà nước hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc
ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
Theo đề nghị của Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng tại Công văn số 457/STC-HCSN
ngày 17 tháng 3 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về vốn đối ứng, quản lý và sử dụng vốn
đối ứng trong hoạt động tiếp nhận nguồn viện trợ không hoàn lại trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thực hiện sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết
định số 160/2001/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại
vụ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã căn cứ Quyết định này thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TVTU, TT-HĐND tphố (để b/c);
- Bộ Tài chính (để b/c);
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tphố;
- CT và các PCT UBND tphố;
- UBMTTQVN tphố;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo tphố;
- Lưu VT-LT, KTTH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Duy Khương
|
QUY ĐỊNH
VỀ VỐN ĐỐI ỨNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI ỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TIẾP NHẬN NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 13 /2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm
2010 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
1. Vốn đối ứng nêu tại Quy định
này được áp dụng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc địa
phương quản lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là các cơ quan, đơn vị)
có tham gia vận động, đàm phán, ký kết thỏa thuận và trực tiếp tiếp nhận, quản
lý sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi Chính phủ nước
ngoài (viết tắt là PCPNN), các tổ chức khác và cá nhân người nước ngoài; kể cả
người Việt Nam định cư ở nước ngoài (gọi tắt là nhà tài trợ) thuộc nguồn thu của
ngân sách địa phương.
2. Vốn đối ứng nêu tại Quy định
này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Nguồn viện trợ là hỗ trợ phát
triển chính thức ODA;
b) Các khoản viện trợ mà trong
văn bản thoả thuận, cam kết, các nhà tài trợ không quy định bên nhận tài trợ phải
đóng góp vốn đối ứng;
c) Các khoản viện trợ không nằm
trong các lĩnh vực tại khoản 1, Điều 2 Quy định này;
d) Các khoản viện trợ thuộc thẩm
quyền phê duyệt của các tổ chức ngoài nhà nước của Việt Nam.
Điều 2. Điều
kiện được bố trí vốn đối ứng
1. Các khoản viện trợ vào các
lĩnh vực: Y tế; Giáo dục; Bảo vệ môi trường; Nông nghiệp và phát triển nông
thôn; Khôi phục ngành nghề truyền thống; Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân
tộc, Xây dựng cơ sở hạ tầng; nâng cao vai trò phụ nữ; bảo vệ và chăm sóc trẻ
em; Hỗ trợ người nghèo; Giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội.
2. Đối với các khoản viện trợ
theo chương trình, dự án: Trong văn bản cam kết hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ
có quy định cụ thể bên tiếp nhận viện trợ phải đóng góp vốn đối ứng và được
UBND thành phố phê duyệt chủ trương bố trí vốn đối ứng trong Quyết định phê duyệt
chương trình, dự án.
3. Đối với các khoản viện trợ
phi dự án: Trong văn bản cam kết hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ có quy định cụ
thể bên tiếp nhận viện trợ phải đóng góp vốn đối ứng và được UBND thành phố phê
duyệt chủ trương bố trí vốn đối ứng trong Quyết định phê duyệt tiếp nhận viện
trợ.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nội
dung chi được bố trí vốn đối ứng
1. Chi các nội dung thực hiện
chương trình, dự án mà trong văn bản cam kết, thỏa thuận đã thống nhất bên nhận
viện trợ phải đóng góp để cùng thực hiện chương trình, dự án với nhà tài trợ.
2. Chi cho công tác vận chuyển,
bảo quản, lưu kho, lưu bãi hàng viện trợ, chi phí quản lý liên quan trực tiếp đến
việc tiếp nhận hàng viện trợ và chi nộp thuế (nếu có).
3. Trường hợp theo yêu cầu thực
tế của từng dự án, chương trình viện trợ nếu có chi phí đối ứng ngoài các nội
dung chi nêu trên, UBND thành phố sẽ xem xét và quyết định theo từng trường hợp
cụ thể.
Điều 4. Bố
trí kinh phí đối ứng
1. Đối với vốn đối ứng để cùng với
nhà tài trợ thực hiện chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án, mức
vốn đối ứng bố trí tối đa với tỷ lệ là 20% tổng giá trị tài trợ của chương
trình, dự án mà nhà tài trợ đã đề nghị trong văn bản cam kết, thỏa thuận; trong
đó, tỷ lệ vốn đối ứng cụ thể theo mức vốn được tài trợ như sau:
a) Đối với chương trình, dự án
có tổng mức vốn được tài trợ dưới 01 tỷ đồng, tỷ lệ vốn đối ứng tối đa là 20%.
b) Đối với chương trình, dự án
có tổng mức vốn được tài trợ từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng, tỷ lệ vốn đối ứng
tối đa là 15%.
c) Đối với chương trình, dự án
có tổng mức vốn được tài trợ từ 05 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ vốn đối ứng tối đa là
10%.
2. Vốn đối ứng do nhà tài trợ thỏa
thuận vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 1, Điều này thì các đơn vị tiếp nhận viện
trợ có trách nhiệm huy động từ các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp
luật để thực hiện. Trong trường hợp đặc biệt, UBND thành phố sẽ xem xét quyết định
mức hỗ trợ cụ thể để đối ứng vốn viện trợ.
3. Đối với chi phí đối ứng nêu tại
khoản 2, Điều 3 Quy định này được xác định căn cứ vào hồ sơ, tài liệu và nhu cầu
thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ có liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận khoản
viện trợ theo chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án đề nghị bố
trí vốn đối ứng.
Điều 5. Lập
và tổng hợp dự toán kinh phí đối ứng
1. Hàng năm, cùng với việc lập dự
toán ngân sách, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào văn bản thỏa thuận, cam kết với
nhà tài trợ và Quyết định phê duyệt các dự án, chương trình viện trợ, các khoản
viện trợ phi dự án của UBND thành phố để lập dự toán kinh phí vốn đối ứng theo
từng chương trình, dự án cụ thể và tổng hợp cùng với dự toán thu, chi ngân sách
năm của đơn vị mình, gửi cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo phân cấp.
Trên cơ sở đó, cơ quan tài chính các cấp tổng hợp cùng với dự toán ngân sách
năm để trình UBND cùng cấp phê duyệt và giao dự toán.
2. Trường hợp đối với các chương
trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án phát sinh đột xuất sau thời điểm lập
dự toán ngân sách hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào văn bản thỏa thuận,
cam kết với nhà tài trợ và Quyết định phê duyệt các dự án, chương trình viện trợ,
các khoản viện trợ phi dự án của UBND thành phố để lập dự toán bổ sung gửi cơ
quan chủ quản, tổng hợp gửi cơ quan tài chính các cấp để tổng hợp trình UBND
cùng cấp xem xét, phê duyệt bổ sung dự toán.
Điều 6. Nguồn
kinh phí bố trí vốn đối ứng
1. Nguồn ngân sách thành phố đối
với các dự án, chương trình và khoản viện trợ phi dự án thuộc thành phố quản
lý.
2. Nguồn ngân sách của các quận,
huyện đối với các dự án, chương trình và khoản viện trợ phi dự án thuộc quận,
huyện quản lý.
3. Nguồn vận động đóng góp của
các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp dân cư (kể cả sức lao động để thực hiện dự
án theo cam kết) theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Cấp
phát, quản lý và thanh quyết toán kinh phí đối ứng
1. Về cấp phát, kiểm soát và
thanh toán: Thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện hành
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Về quyết toán:
a) Các cơ quan, đơn vị có trách
nhiệm tổng hợp vào quyết toán hàng quý, năm của cơ quan, đơn vị mình theo quy định
về quyết toán ngân sách hiện hành và gửi cơ quan chủ quản tổng hợp gửi cơ quan
tài chính theo phân cấp.
b) Khi kết thúc dự án, chương
trình và các khoản viện trợ phi dự án, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổng
hợp quyết toán kinh phí đối ứng vào tổng quyết toán của dự án, chương trình để
báo cáo cơ quan chủ quản, tổng hợp báo cáo các cấp thẩm quyền theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì thực hiện thẩm định,
xác định các dự án được bố trí kinh phí đối ứng và nhu cầu vốn đối ứng để đề xuất
UBND thành phố phê duyệt dự án, chương trình viện trợ và phê duyệt tiếp nhận viện
trợ đối với các khoản viện trợ phi dự án;
b) Hướng dẫn các đơn vị lập dự
toán kinh phí đối ứng theo dự án, chương trình và các khoản viện trợ phi dự án.
c) Phối hợp với Sở Tài chính kiểm
tra, đôn đốc và báo cáo định kỳ hàng năm UBND thành phố về tình hình và kết quả
triển khai thực hiện Quy định này.
2. Sở Ngoại vụ: Chịu trách nhiệm
làm đầu mối trong quan hệ và vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Đà
Nẵng.
3. Trách nhiệm của các đơn vị sử
dụng kinh phí đối ứng:
a) Lập dự toán hàng năm và đột
xuất (nếu có) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tài chính theo quy định; cung
cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và chứng từ có liên quan đến việc lập dự toán và xác
định nhu cầu vốn đối ứng theo các quy định tại Quy định này.
b) Thực hiện thanh toán với Kho
bạc nhà nước và quyết toán chi vốn đối ứng theo đúng quy định hiện hành và chịu
sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan thanh tra,
kiểm toán.
4. Kho bạc nhà nước: Thực hiện
kiểm soát chi trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí đối ứng theo đúng
quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện hành.
5. Sở Tài chính và Phòng Tài
chính - Kế hoạch các quận, huyện:
a) Sở Tài chính chủ trì phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện nếu đơn
vị thuộc quận, huyện quản lý) tổng hợp dự toán kinh phí đối ứng để tham mưu
UBND cùng cấp bố trí dự toán cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm và bổ
sung dự toán trong trường hợp những dự án, chương trình và các khoản viện trợ
phi dự án phát sinh đột xuất trong năm thực hiện.
b) Hướng dẫn các đơn vị quản lý,
sử dụng kinh phí đối ứng đúng mục đích, đúng chế độ và thanh quyết toán theo
quy định.
c) Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột
xuất việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đối ứng viện trợ tại các cơ
quan, đơn vị theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc đề nghị các
đơn vị phản ảnh về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp.