BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1285/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của
thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 77/2013/NĐ-CP
ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật phòng,
chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc
lá;
Căn cứ Quyết định số 229/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc
gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp
chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1285/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng cường việc thực thi Luật Phòng,
chống tác hại (sau đây viết tắt là PCTH) của thuốc lá và xây dựng môi trường
không khói thuốc.
2. Mục
tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức của
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc, các
quy định của Luật PCTH của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn.
Mục tiêu 2: Xây dựng môi trường không
khói thuốc và giám sát, đánh giá các hoạt động PCTH của thuốc lá của ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Mục tiêu 3: Tăng cường năng lực cho
các cán bộ được phân công làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định về tác hại thuốc lá, các quy định của Luật PCTH của thuốc lá và các
văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Các chỉ số
- 100% lãnh đạo các đơn vị thuộc và
trực thuộc Bộ LĐTBXH nhận thức sâu sắc về tác hại của thuốc lá, Luật PCTH của
thuốc lá và các quy định về thực hiện môi trường không thuốc lá.
- 80% Lãnh đạo của 63 Sở LĐTBXH nhận
thức sâu sắc về tác hại của thuốc lá, Luật PCTH của thuốc lá và các quy định về
thực hiện môi trường không thuốc lá.
- 70% cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động của cơ quan và các đơn vị trực thuộc Bộ hiểu biết về tác hại của
thuốc lá, Luật PCTH của thuốc lá và các quy định về thực hiện môi trường không
thuốc lá.
- 80% các đơn vị thuộc và trực thuộc
Bộ thực hiện nghiêm quy định nơi làm việc không khói thuốc.
- 100% cán bộ trực tiếp tham gia hoạt
động PCTH thuốc lá được tập huấn về các quy định của Luật và xây dựng môi trường
không khói thuốc.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo
1.1. Thành lập Ban Chỉ đạo PCTHTL của Bộ.
Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ
trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ.
Thời gian thực hiện: Tháng 9/2016.
1.2. Quán triệt, tăng cường triển khai các văn bản về PCTHTL
- Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng
cường quán triệt triển khai đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về PCTH của
thuốc lá như: Luật PCTH của thuốc lá năm 2012, Công ước khung về kiểm soát thuốc
lá, Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia PCTH của thuốc lá đến năm 2020”.
- Các đơn vị xây dựng, tổ chức thực
hiện kế hoạch PCTH thuốc lá, đưa nội dung PCTH của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động
của mình, quy định không hút thuốc lá nơi làm việc vào quy chế cơ quan, đơn vị.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị thuộc Bộ,
các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
- Phát huy vai trò của các tổ chức
Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,... trong việc tổ chức các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục, vận động và xây dựng các mô hình “Không khói thuốc
lá” trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị thực hiện: Các tổ chức đoàn thể.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
2. Công tác
thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức
- Xây dựng chương trình, kế hoạch về
thông tin, truyền thông về PCTH của thuốc lá và tổ chức triển khai thực hiện nhằm
nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về tác hại của thuốc lá. Lồng
ghép các hoạt động truyền thông về PCTH của thuốc lá vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật khác.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị thuộc Bộ,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều
hình thức cho tất cả các đối tượng trong các cơ quan, đơn vị về tác hại của thuốc lá; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá; môi trường sống không có
khói thuốc lá; chính sách, pháp luật về PCTH của thuốc lá đảm bảo phù hợp các nhóm đối tượng.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị trực thuộc
Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung
ương.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
- Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền
và tăng thời lượng phát sóng, đưa tin bài, ảnh trên báo chí, website của Bộ, xây dựng các biển báo, pano, tờ rơi về xây dựng môi trường
không khói thuốc lá nơi làm việc để treo tại nơi làm việc.
Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ
trì, phối hợp với Trung tâm thông tin, các báo, tạp chí của ngành.
Thời gian thực hiện: theo đơn đặt
hàng.
- Tập huấn hướng dẫn thực thi Luật
phòng, chống tác hại của thuốc lá và phổ biến tác hại của
thuốc lá cho cán bộ, công chức, người lao động trong Bộ.
Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ
trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ.
Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch của
Bộ.
- Tập huấn hướng dẫn thực thi Luật
phòng, chống tác hại của thuốc lá và phổ biến tác hại của
thuốc lá cho cán bộ, công chức thuộc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
thuộc 63 tỉnh/thành phố.
Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ
trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương.
Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch của
Bộ.
3. Công tác
thanh tra, kiểm tra
- Phát huy vai trò của Thanh tra nhân
dân, Đoàn Thanh niên Bộ và các đoàn thể thuộc Bộ trong việc giám sát thực hiện
các quy định của pháp luật về PCTH của thuốc lá và vận động các cán bộ, công chức,
người lao động thuộc Bộ từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá.
Đơn vị thực hiện: Các tổ chức, đoàn
thể của Bộ.
Thời gian thực hiện: Thực hiện hàng
tháng.
- Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về công tác PCTH của thuốc lá: Kiểm tra việc thực
hiện quy định về các quy định thực hiện nơi làm việc không thuốc lá và Luật
PCTH của thuốc lá đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại
các đơn vị làm việc tại số 02 Đinh Lễ, 37B Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Khu Liên cơ D25, 35 Trần Phú, 41B Lý Thái Tổ và các cán bộ công chức trực
thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế phối hợp
với các đơn vị thuộc Bộ.
4. Kinh phí thực
hiện:
Hàng năm các cơ quan, đơn vị thuộc và
trực thuộc Bộ, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tự
bố trí kinh phí phù hợp cho công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại cơ quan,
đơn vị mình.
Hàng năm, Vụ Pháp chế xây dựng dự
toán kinh phí gửi Văn phòng Bộ để tổng hợp đề nghị Bộ bố
trí ngân sách để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng,
chống tác hại thuốc lá tại Kế hoạch này./.