Quyết định 229/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 229/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/01/2013
Ngày có hiệu lực 25/01/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 229/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN NĂM 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 877/2004/QĐ/CTN ngày 11 tháng 11 năm 2004 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá;

Căn cứ Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong một số nhóm đối tượng sau:

+ Thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi): Từ 26% năm 2011 xuống 18% năm 2020;

+ Nam giới: Từ 47,4% năm 2011 xuống 39% năm 2020;

+ Nữ giới: Xuống dưới 1,4% năm 2020.

- Tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc.

2. Quan điểm:

a) Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá phải được sự quan tâm của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, có tính chất liên ngành.

b) Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá là giải pháp chủ đạo và phải được lồng ghép vào các chương trình, chiến lược về nâng cao sức khỏe đtăng cường nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, từ đó thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá trong cộng đồng.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống tác hại thuốc lá trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của các Bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn th, tchức xã hội, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng.

d) Tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại thuốc lá.

đ) Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong phòng, chống tác hại thuốc lá phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá:

[...]