Quyết định 1277/QĐ-UBND năm 2022 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 1277/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/04/2022
Ngày có hiệu lực 14/04/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Đầu Thanh Tùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1277/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Thông báo số 124-TB/VPTU ngày 24/02/2022 của Văn phòng Tỉnh ủy, thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; Công điện số 08-CĐ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh) tại Tờ trình số 1321/TTr-SYT ngày 31/3/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Các nội dung về công tác phòng, chống dịch COVID-19 không đề cập tại Quyết định này được thực hiện theo các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi có thông báo mới và thay thế Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Y tế (để b/c);
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Các đ/c Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy (để c/đ);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh;
- Thành viên BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh;
- Đồng chí Bí thư các huyện, thị, thành ủy (để c/đ);
- Đài PTTH tỉnh, Báo Thanh Hóa;
- Lưu: VT, THKH, VXsln.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đầu Thanh Tùng

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

“THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1277/QĐ-UBND ngày 14 tháng 04 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. QUAN ĐIỂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp, quản lý chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền; huy động cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở; tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành; kết hợp hài hòa phương châm “bốn tại chỗ” và hỗ trợ từ các cấp, các ngành; bám sát thực tiễn, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.

2. Huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; huy động các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức thiện nguyện, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác phòng, chống dịch; lấy người dân là chủ thể, là trung tâm, là động lực, là mục tiêu, mọi hoạt động đều hướng về người dân để tạo sự đồng thuận.

3. Đặt mục tiêu bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; bảo đảm cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ban đầu ngay từ cơ sở, gần nhất, sớm nhất, nhanh nhất; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi đối với người dân. Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện 5K hoặc các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và tiêm chủng vắc xin toàn dân, miễn phí.

4. Bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

5. Tăng cường tính tự chủ, chủ động trong phòng, chống dịch; tăng cường năng lực phòng, chống dịch cho các cấp, đặc biệt là tuyến cơ sở; Bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn toàn tỉnh.

[...]