Quyết định 1275/2015/QĐ-UBND Quy định tạm thời về quản lý và thiết kế thi công đường lâm sinh, đường vận xuất lâm sản trong rừng sản xuất tỉnh Quảng Ninh
Số hiệu | 1275/2015/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/05/2015 |
Ngày có hiệu lực | 22/05/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký | Đặng Huy Hậu |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1275/2015/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 12 tháng 5 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 642/2015/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “V/v Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 904/TTr-NN&PTNT ngày 22 tháng 4 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về quản lý và thiết kế thi công đường lâm sinh, đường vận xuất lâm sản trong rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh; các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TẠM THỜI VỀ THIẾT KẾ THI CÔNG ĐƯỜNG LÂM SINH,
ĐƯỜNG VẬN XUẤT LÂM SẢN TRONG RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1275/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Quy định này chỉ áp dụng đối với các chủ rừng khi có thiết kế, thi công đường lâm sinh, đường vận xuất lâm sản bằng nguồn vốn tự có (sau đây gọi tắt là đường lâm nghiệp).
Chủ rừng là cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn (bản), hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài được Nhà nước giao hoặc cho thuê rừng và đất lâm nghiệp có hoạt động mở đường lâm nghiệp trong rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1. Kết cấu hạ tầng đường lâm nghiệp gồm công trình: Đường, bãi đỗ xe, bãi gỗ, các công trình phụ trợ khác phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường lâm nghiệp.
2. Đất của đường lâm nghiệp trong quy định này là phần đất được xây dựng trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất.
3. Hành lang an toàn đường lâm nghiệp là dải đất dọc hai bên của đường (kể cả bờ khe sông, suối, phần mặt nước dọc hai bên cầu,) nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1275/2015/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 12 tháng 5 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 642/2015/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “V/v Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 904/TTr-NN&PTNT ngày 22 tháng 4 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về quản lý và thiết kế thi công đường lâm sinh, đường vận xuất lâm sản trong rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh; các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TẠM THỜI VỀ THIẾT KẾ THI CÔNG ĐƯỜNG LÂM SINH,
ĐƯỜNG VẬN XUẤT LÂM SẢN TRONG RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1275/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Quy định này chỉ áp dụng đối với các chủ rừng khi có thiết kế, thi công đường lâm sinh, đường vận xuất lâm sản bằng nguồn vốn tự có (sau đây gọi tắt là đường lâm nghiệp).
Chủ rừng là cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn (bản), hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài được Nhà nước giao hoặc cho thuê rừng và đất lâm nghiệp có hoạt động mở đường lâm nghiệp trong rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1. Kết cấu hạ tầng đường lâm nghiệp gồm công trình: Đường, bãi đỗ xe, bãi gỗ, các công trình phụ trợ khác phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường lâm nghiệp.
2. Đất của đường lâm nghiệp trong quy định này là phần đất được xây dựng trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất.
3. Hành lang an toàn đường lâm nghiệp là dải đất dọc hai bên của đường (kể cả bờ khe sông, suối, phần mặt nước dọc hai bên cầu,) nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
4. Đường ôtô lâm nghiệp được phân thành 4 cấp.
- Đường cấp I: Lượng vận chuyển trên 45.000 tấn/năm là đường trục chính.
- Đường cấp II: Lượng vận chuyển từ 20.000 tấn đến dưới 45.000 tấn/năm là đường trục phụ.
- Đường cấp III: Lượng vận chuyển từ 8.000 tấn đến dưới 20.000 tấn/năm là đường nhánh chính.
- Đường cấp IV: Lượng vận chuyển đến 8.000 tấn/ năm là đường nhánh phụ.
5. Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp Huyện là: UBND huyện, thị xã, thành phố; UBND cấp Xã là: UBND xã, phường, thị trấn.
6. Cơ quan chuyên ngành quản lý đường lâm nghiệp của Tỉnh là: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ THIẾT KẾ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐƯỜNG LÂM NGHIỆP
Điều 4. Mục đích yêu cầu của làm đường lâm nghiệp
1. Đường lâm nghiệp được hình thành trên cơ sở san gạt (có bù chênh đào - đắp), gia cố địa hình tự nhiên (hoặc đường mòn đã có) nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện và người sử dụng; hạn chế sạt lở, sói mòn, rửa trôi đất, ảnh hưởng đến môi trường rừng; không thiết kế áo đường.
2. Sử dụng đường lâm nghiệp để vận chuyển phân bón, giống cấy trồng, vận chuyển gỗ và các lâm sản ngoài gỗ trong quá trình sản xuất; sử dụng đường lâm nghiệp kết hợp làm đường băng cản lửa, đường tuần tra bảo vệ rừng.
3. Đảm bảo điều kiện để khai thác, sử dụng lâu dài (ít nhất tương đương thời gian khai thác của 1 chu kỳ rừng trồng);
4. Đảm bảo cho xe trọng tải ≤ 7 tấn (đối với đường vận xuất) và xe máy (đối với đường bảo vệ rừng) lưu thông được an toàn.
Điều 5. Điều kiện để làm đường lâm nghiệp
1. Chủ rừng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, được Nhà nước giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp (đất lâm nghiệp được giao phải nằm trong quy hoạch là rừng sản xuất).
2. Tuyến đường được mở phù hợp quy hoạch rừng đã, đang hoặc sẽ phục vụ cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ rừng sản xuất cũng như hỗ trợ đầy đủ cho công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy các khu rừng;
3. Công trình đường lâm nghiệp phải thiết thực phục vụ cho nhu cầu quản lý bảo vệ rừng trước mắt và lâu dài; có tiềm năng tạo thu nhập hợp pháp khác cho dân cư địa phương nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào đất rừng.
Điều 6. Hồ sơ làm đường lâm nghiệp bao gồm
- Bản thuyết minh (theo Đề cương phụ lục 01).
- Bản đăng ký (theo phụ lục 02).
- Bản vẽ thiết kế thi công;.
Hồ sơ phải do cá nhân (hoặc tổ chức) có nghiệp vụ chuyên môn phù hợp hoặc thuê đơn vị tư vấn lập.
Điều 7. Tiêu chuẩn kỹ thuật làm đường lâm nghiệp
1. Thiết kế đường lâm nghiệp
a) Khi thiết kế phải nghiên cứu toàn diện để có một hướng tuyến đường an toàn, hiệu quả (hạn chế diện tích thấp nhất để chuyển làm đường) và có định hướng phát triển bền vững lâu dài;
b) Phối hợp giữa các yếu tố: Bình đồ êm thuận, cắt dọc, cắt ngang và tận dụng địa hình tự nhiên để tạo nên tuyến đường đều đặn đảm bảo tầm nhìn, ổn định nền đường và đảm bảo an toàn cho phương tiện và người sử dụng đường.
c) Cấp đường: Tương đương đường cấp VI miền núi, vận tốc thiết kế ≤ 20 km/h.
2. Mặt cắt ngang: 01 làn xe chạy tối thiểu rộng 3m, lề đường 1,25m, không có đường bên dành cho xe thô sơ và người đi bộ. Bố trí các điểm tránh xe hợp lý.
3. Độ dốc ngang mặt: Từ 3%-4% (đoạn đường thẳng). Độ dốc ngang lề từ 4%-5%. Dốc ngang trên đoạn đường cong phải tuân thủ quy định về siêu cao không quá 6%.
4. Bình đồ và mặt cắt dọc:
a) Tầm nhìn: Bảo đảm tầm nhìn tối thiểu hai chiều khi chạy xe là 20 m.
b) Trong đường cong nằm yêu cầu phải mở rộng phần xe chạy cho phù hợp với bán kính cong.
c) Độ dốc dọc: ≥ 10%; nơi địa hình khó khăn phức tạp ≥ 11%;
5. Nền đường.
a) Phải đảm bảo nền đường ổn định, duy trì được kích thước hình học, có đủ cường độ để chịu được các tác động của tải trọng xe và của các yếu tố thiên nhiên trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
b) Phải bảo đảm việc xây dựng nền đường ít phá hoại sự cân bằng tự nhiên vốn có và không tác động xấu đến môi trường.
c) Nền đường chủ yếu được hình thành trên cơ sở san gạt địa hình tự nhiên. Nền đường phải có độ chặt k ≥ 0,90.
d) Mái đường đắp (tùy theo địa chất, đất bụi, cát nhỏ) có ta luy 1/1,75 ÷ 1/2,00;
e) Mái đường đào (tùy theo địa chất, địa hình) có ta luy 1/1,5 ÷ 1/1,75.
6. Độ phẳng mặt đường (theo chỉ số IRI): Chỉ số độ gồ ghề ≤ 6 theo tiêu chuẩn độ bằng phẳng của mặt đường cấp thấp.
7. Các công trình thoát nước.
a) Thoát nước dọc (rãnh biên): Có tiết diện hình thang (rãnh đất) hoặc tam giác (rãnh đá), chiều sâu tính từ mặt nền tối thiểu 0,3m, độ dốc lòng rãnh ≥ 0,5%. Tận dụng địa hình để bố trí tháo nước dọc ra chỗ trũng (sông, suối …) gần đường.
b) Rãnh đỉnh: Tùy theo địa hình của tuyến đường để thiết kế làm rãnh đỉnh cắt nước không cho đổ trực tiếp vào nền rãnh biên. Rãnh dẫn nước chỉ áp dụng trong trường hợp đảm bảo an toàn cho đoạn đường trong khu rừng có giá trị cao cần phải được bảo vệ.
8. Công trình vượt qua dòng chảy: Tại các lý trình cần vượt qua dòng chảy, khi thiết kế áp dụng phương án cống (khẩu độ ≥ 0,75m, độ dốc 2-3% để tránh lắng đọng bùn đất), đường ngầm hoặc đường tràn.
9. An toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
9.1. An toàn giao thông:
a) Khi đường ô tô lâm nghiệp giao nhau với đường dây hạ thế, đường dây điện báo, điện thoại phải đảm bảo yêu cầu: Khoảng cách từ mặt đường đến điểm võng thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn 5 m.
b) Khi đường ô tô lâm nghiệp chạy song song với đường dây hạ thế, đường dây điện báo, điện thoại phải đảm bảo yêu cầu: Khoảng cách từ chân cột tới mép nền đường phải lớn hơn chiều cao cột. Trong điều kiện địa hình dốc, cao, chật hẹp, khoảng cách này có thể giảm nhưng không nhỏ hơn 1,5 m.
c) Khi đường ô tô lâm nghiệp cắt qua hoặc song song với đường dây cao thế, thì khoảng cách đường theo quy định cụ thể dưới đây:
Tính chất giao nhau |
Điện áp dây tải (KV) |
|||
2÷20 |
35÷110 |
150 |
220 |
|
Chiều cao từ mặt đường đến đường dây (m) |
7 |
7 |
7,5 |
8 |
Khoảng cách từ chân cột đến lề đường (m) |
25 |
25 |
25 |
25 |
Khoảng cách từ bộ phận gần nhất của cột điện đến lề đường trong điều kiện địa hình dốc, cao, chật hẹp, không được nhỏ hơn (m) |
5 |
5 |
5 |
5 |
9.2. Bảo vệ môi trường:
Bảo vệ môi trường là nội dung bắt buộc ngay từ khi lập dự án, trong quá trình khảo sát, thiết kế và xây dựng phải phù hợp với Tiêu chuẩn 22 TCN 242-98.
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ RỪNG KHI LÀM ĐƯỜNG LÂM NGHIỆP
Điều 8. Lập hồ sơ mở đường lâm nghiệp
Khi có nhu cầu cần mở đường lâm nghiệp trên lâm phần được giao quản lý sử dụng, chủ rừng phải lập hồ sơ thiết kế làm đường đảm bảo theo các quy định của chương II Quy định này.
Hồ sơ mở đường lâm nghiệp gồm 02 bộ và phải được gửi đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thẩm định, kiểm tra, giám sát thi công, cụ thể: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư gửi 01 bộ hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm; Chủ rừng là tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm.
1. Khi mở đường lâm nghiệp có đấu nối với đường quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ, chủ rừng phải lập hồ sơ xin đấu nối theo quy định của Quyết định số 642/2015/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “V/v Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
2. Thực hiện việc bồi thường, trồng rừng thay thế khi mở đường lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, rừng trồng bằng ngân sách Nhà nước khi thiết kế thi công mở đường lâm nghiệp trên diện tích được giao quản lý theo quy định hiện hành.
3. Chấp hành việc kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên môn khi được yêu cầu kiểm tra.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng, quy hoạch sử dụng đất; phối hợp với cơ quan chuyên môn của Sở Giao thông vận tải thẩm tra, kiểm tra, hướng dẫn thiết kế, giám sát việc thi công mở đường của các tổ chức.
2. Chỉ đạo kiểm tra, xử lý hoặc tham mưu cho UBND Tỉnh xử lý các hành vi vi phạm trong việc mở đường lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Đất đai 2013, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Luật Xây dựng năm 2015.
3. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh về tình hình mở đường lâm nghiệp trong rừng sản xuất trên toàn Tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải.
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định, kiểm tra, hướng dẫn chủ rừng lập hồ sơ thiết kế, giám sát việc thi công mở đường lâm nghiệp trong rừng sản xuất trên địa bàn Tỉnh.
2. Kiểm tra, chấp thuận đấu nối các tuyến đường lâm nghiệp và thực hiện các quy định liên quan đến giao thông đường bộ theo quy định của Quyết định số 642/2015/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
3. Chỉ đạo Thanh tra đường bộ, bộ phận chuyên môn kiểm tra và có ý kiến bằng văn bản đối với hồ sơ thiết kế và việc chấp hành các quy định của các chủ rừng là tổ chức khi thi công xây dựng đường lâm nghiệp liên quan đến giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Xử lý hoặc tham mưu xử lý các hành vi vi vi phạm theo thẩm quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND cấp Huyện.
1. Chỉ đạo UBND cấp Xã phối hợp với Hạt Kiểm lâm và các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục nhân dân các quy định về mở đường lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
2. Chỉ đạo các cơ quan thuộc huyện thực hiện các nhiệm vụ:
- Hạt kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, phối hợp các phòng chuyên môn của huyện thẩm định, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ thiết kế, giám sát việc thi công đường lâm nghiệp, kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất của các chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn (bản), hộ gia đình, cá nhân; theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện về tình hình mở đường lâm nghiệp trên địa bàn.
- Các Phòng chuyên môn (Phòng Kinh tế hạ tầng, phòng quản lý đô thị) có trách nhiệm phối hợp với Hạt kiểm lâm thẩm định, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ thiết kế và giám sát việc thi công đường lâm nghiệp của chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn (bản), hộ gia đình, cá nhân.
3. Chỉ đạo kiểm tra, chấp thuận đấu nối các tuyến đường lâm nghiệp và thực hiện các quy định liên quan đến giao thông đường bộ theo quy định của Quyết định số 642/2015/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
4. Chỉ đạo kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong việc mở đường lâm nghiệp trên địa bàn huyện quản lý theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Đất đai 2013, Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND cấp Xã.
1. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân thực hiện quy định về mở đường lâm nghiệp trên địa bàn xã quản lý.
2. Chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm địa bàn, Công an, Quân sự, Địa chính xã tăng cường thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, phát hiện và phối hợp với Hạt kiểm lâm, các đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản và xử lý các hành vi vi phạm mở đường lâm nghiệp theo thẩm quyền.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy định này chỉ áp dụng cho việc mở đường lâm nghiệp trong rừng sản xuất, không áp dụng cho đường lâm nghiệp trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
1. Những nội dung không đề cập trong Quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh mở đường Lâm nghiệp
(Kèm theo Quyết định số: 1275/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Đơn vị chủ
quản:……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH MỞ ĐƯỜNG LÂM NGHIỆP
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng …………………………………………………………..….
- Địa chỉ nơi cư trú…………………………………………………………..
- Giấy chứng nhận QSDĐ (hồ sơ thuê rừng và đất lâm nghiệp):…………...
……………………………………………………………………………………
II. Tình hình cơ bản khu mở đường
1. Vị trí khu vực mở đường:
Thuộc lô…………khoảnh,……… tiểu khu …………. và tuyến đường đi qua các lô……………...… khoảnh……………… tiểu khu…………………….
2. Diện tích được giao đất, giao rừng:…………..ha;
- Rừng tự nhiên:………………ha;
- Rừng trồng:………………….ha;
+ Nguồn vốn ngân sách Nhà nước:……… ha;
+ Nguồn vốn tự có:……………………… ha;
- Đất lâm nghiệp để trồng rừng:……………ha;
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật:
Dự kiến cấp đường đăng ký mở:…………………km;
Tổng chiều dài tuyến đường dự kiến mở…………km;
Tuyến đường đi qua rừng tự nhiên……..km; đi qua rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước …….km; đất lâm nghiệp để trồng rừng ……..km.
(Có bản vẽ thiết kế kèm theo)
IV. Thời gian thực hiện.
Dự kiến khởi công từ ngày……/……./……..
Hoàn thành công trình ngày:......./ ……/……..
Đơn vị tư vấn |
Chủ rừng /đơn vị đăng ký (ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
Phụ lục 2: Mẫu bản đăng ký mở đường Lâm nghiệp
(Kèm theo Quyết định số: 1275/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
----------------------
BẢN ĐĂNG KÝ MỞ ĐƯỜNG LÂM NGHIỆP
Kính gửi:......................................................................
- Tên chủ rừng, ……………………...………………......................………
- Địa chỉ cư trú:...............................................................................................
được .............................................giao quản lý, sử dụng ...........ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số .........ngày.....tháng.. năm........(hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, thuê rừng số……..ngày….tháng..... năm........của ................................................ ...............................................................................................................................)
Xin đăng ký mở đường lâm nghiệp tại lô…..….khoảnh……tiểu khu......;
Chiều dài tuyến đường đăng ký mở:……………km.
Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:........................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.
|
Chủ rừng (ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có) |