Quyết định 126/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung bộ do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 126/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/10/2007
Ngày có hiệu lực 10/11/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Đường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị,Giáo dục

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 31 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÙNG BẮC TRUNG BỘ.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, xã hội vùng Bắc Trung bộ;

Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 và Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 02/3/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2097/TTr-SGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung bộ với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu của Đề án:

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo thành phố Vinh trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng Bắc Trung bộ.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên chuẩn hoá, hiện đại hoá; thoả mãn nhu cầu học tập của nhân dân; thành phố Vinh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học vững chắc; có 80% số trường mầm non, 100% trường tiểu học, 80% trường trung học cơ sở, 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; có 1-2 trường phổ thông trở thành trường trọng điểm quốc gia.

- Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề cân đối, đồng bộ, hiện đại; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực cho khu vực Bắc Trung bộ, cho cả nước và nước bạn Lào; có 1-2 trường đại học trở thành trường trọng điểm quốc gia; góp phần đưa các tỉnh trong khu vực đạt chỉ tiêu 300 sinh viên /1 vạn dân vào năm 2015 và 450 sinh viên /1 vạn dân vào năm 2020.

- Mở rộng xã hội hoá công tác giáo dục -đào tạo, phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập chiếm 90%, mẫu giáo 95%, tiểu học chiếm 3%, trung học cơ sở 4%, trung học phổ thông 40%, trung học chuyên nghiệp 60%, các cơ sở dạy nghề 65%, đại học, cao đẳng khoảng 50%.

2. Giải pháp

a) Nhóm giải pháp về qui hoạch hệ thống giáo dục và đào tạo

- UBND thành phố Vinh tổ chức việc qui hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn theo không gian qui hoạch của thành phố đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

- Sở Giáo dục và Đào tạo qui hoạch, sắp xếp hệ thống trường trung học phổ thông theo qui hoạch không gian thành phố Vinh mở rộng đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

- UBND tỉnh xây dựng qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn thành phố Vinh đến năm 2015.

b) Nhóm giải pháp về đầu tư, huy động vốn

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước; xây dựng chính sách và qui định cụ thể nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo; vận dụng chính sách học phí đáp ứng nhu cầu giáo dục -đào tạo; vận dụng chính sách học bổng, chính sách tín dụng đào tạo, tín dụng sinh viên linh hoạt; kêu gọi các nguồn vốn ODA và thu hút FDI; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo để huy động các nguồn lực xã hội và cộng đồng; đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, dịch vụ chuyển giao, chuyển nhượng khoa học, công nghệ trong các trường đại học, cao đẳng.

c) Nhóm giải pháp về phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục -đào tạo

Rà soát, sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông đảm bảo có cơ cấu đồng bộ, cân đối, đủ số lượng để bảo đảm học 2 buổi /ngày. Bổ sung biên chế đội ngũ giảng viên, giáo viên để tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các ngành học, cấp học. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực hiện tốt cơ chế khuyến khích, thu hút nhân tài về công tác tại thành phố nhằm bổ sung nguồn cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý cho các cơ sở giáo dục, đào tạo.

d) Nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất

- Đối với giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên:

Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường mầm non, phổ thông theo hướng chuẩn hoá, kiên cố hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia các ngành học, cấp học.

[...]