THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
UBND QUẬN PHÚ NHUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 124/2006/QĐ-UBND
|
Phú
Nhuận, ngày 25 tháng 01 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 16/2005/NĐ-CP
ngày 7/2/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 80/2005/NĐ-CP
ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng;
Căn cứ Thông tư số 03/2003/TT-BKH
ngày 19/5/2003 của Bộ Kế họach và Đầu tư về việc hướng dẫn công tác giám sát,
đánh giá đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 10/2005/TT-BTC
ngày 2/2/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài
chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
109/2005/QĐ-UB ngày 20/6/2005 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định về
công tác quản lý các dự án đầu tư trong nước;
Căn cứ Quyết định số
52/2005/QĐ-UBND ngày 30/3/2005 của UBND Thành phố về ban hành Quy định trình tự,
thủ tục phá dỡ công trình xây dựng hư hỏng;
Căn cứ công văn số 1142/UB-ĐT ngày
24/2/2005 của UBND Thành phố về công tác quản lý nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng tại các cơ quan được UBND Thành phố phân cấp;
Căn cứ công văn số 838/UB-TM ngày
20/2/2004 của UBND Thành phố về sửa chữa nhỏ trong các cơ quan, đơn vị HCSN;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài
chánh-Kế hoạch Quận
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tổ
chức thực hiện và quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn quận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
974/2003/QĐ-UB ngày 9/12/2003 của UBND Quận về việc ban hành Quy trình thực hiện
quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn quận.
Điều 3. Chánh văn phòng HĐND-UBND Quận, Trưởng phòng Tài
chánh- Kế hoạch, Trưởng phòng Quản lý đô thị, TrƯởng Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Giám đốc Ban Quản lý dự án ĐTXDCT, Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt
bằng, Giám đốc Công ty Công trình đô thị, Thủ trưởng các đơn vị - ban ngành thuộc
quận quản lý, Chủ tịch UBND 15 Phường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- UBND Thành phố (báo cáo);
- Sở Tư pháp Thành phố (để kiểm tra);
- TT/HĐND-UBND Quận;
- Kho bạc Nhà nước Phú Nhuận (thực hiện);
- Lưu: VT, P.TC-KH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
CHỦ TỊCH
Phạm Công Nghĩa
|
QUY ĐỊNH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
(Kèm theo Quyết định số 124/2006/QĐ-UBND Ngày 25 tháng 01 năm 2006 của UBND
Quận Phú Nhuận)
Thực hiện Quyết định số
109/2005/QĐ-UBND ngày 20/6/2005 của UBND Thành phố về Quy định công tác quản lý
các dự án đầu tư trong nước; để công tác tổ chức thực hiện quản lý dự án đầu tư
sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có tính ngân sách nhà nước trên địa bàn quận
được chuyển biến mạnh về chất và rút ngắn thời gian, UBND Quận hướng dẫn cụ thể
về Quy định tổ chức thực hiện và quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn quận như
sau:
CHƯƠNG 1
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
áp dụng
- Các dự án đầu tư và xây dựng công
trình thuộc thẩm quyền quyết định của Thành phố do UBND Quận ủy quyền cho Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình Quận làm chủ đầu tư.
- Các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư
ngân sách thành phố tập trung ủy quyền cho UBND Quận quyết định đầu tư.
- Các dự án đầu tư và xây dựng - sửa
chữa cải tạo công trình thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Quận.
- Các dự án đầu tư và xây dựng công
trình thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Quận theo phương thức Nhà nước và
nhân dân cùng làm (tỷ lệ vốn ngân sách chiếm từ 30% trở lên trong tổng mức vốn
đầu tư của dự án; tổng mức đầu tư chưa tính phần giá trị đất của nhân dân tự
nguyện đóng góp cho công trình).
- Các dự án đầu tư sửa chữa nhỏ,
không thay đổi công năng kiến trúc, kết cấu cơ bản của công trình sửa chữa thuộc
thẩm quyền quyết định đầu tư của thủ trưởng các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp,
UBND Phường...(tổng mức vốn đầu tư của dự án dưới 100 triệu đồng).
Điều 2. Phân loại
dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư và xây dựng-sửa chữa cải tạo
công trình.
UBND Quận quản lý nhà nước các dự án đầu
tư thông qua các quyết định phân theo các loại dự án như sau:
2.1 Công trình xây dựng - sửa chữa
cải tạo thuộc nguồn vốn đầu tư tập trung của Thành phố: giao Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình Quận làm chủ đầu tư thực hiện trực tiếp thông qua
tổ công trình trọng điểm của Quận về thiết kế sơ bộ trước khi gửi lên các cấp
thẩm quyền Thành phố hoặc UBND Quận nếu được Thành phố ủy quyền quyết định đầu
tư.
2.2 Công trình xây dựng - sửa chữa
cải tạo thuộc nguồn vốn đầu tư phân cấp Quận quản lý: giao Ban Quản lý đầu
tư xây dựng công trình Quận làm chủ đầu tư thực hiện quá trình đầu tư với các
quyết định:
. Quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư
hàng năm và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vào các tháng 6, 11... của UBND Quận;
. Quyết định phê duyệt đầu tư dự án của
UBND Quận, dựa trên kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi
công) do Phòng Quản lý đô thị Quận thực hiện đối với dự án có mức vốn từ 5
(năm) tỷ đồng trở xuống; dự án có mức vốn trên 5 (năm) tỷ đồng thực hiện theo
Điều 13.1 của Quyết định 109/2005/QĐ-UBND ngày 20/6/2005 của UBND Thành phố.
. Quyết định thanh lý tháo dỡ nhà thuộc
trụ sở làm việc, các công trình gắn liền với đất để xây dựng trụ sở mới của
UBND Quận;
. Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
do chủ đầu tư tổ chức thực hiện;
. Kế hoạch đấu thầu, kết quả chỉ định
thầu, kết quả đấu thầu của dự án do UBND Quận phê duyệt;
. Quyết toán vốn đầu tư công trình do
UBND Quận phê duyệt.
2.3 Công trình duy tu - sửa chữa cải
tạo thuộc nguồn vốn duy tu phân cấp quận quản lý và kinh phí khấu hao cơ bản sửa
chữa nhà do Nhà nước quản lý, UBND Quận giao cho Cty Công trình đô thị Quận
làm chủ đầu tư thực hiện dự án với các quyết định như ở mục (2.2).
2.4 Công trình sửa chữa nhỏ có tổng
mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng thuộc kinh phí chi thường xuyên hoặc nguồn
thu để lại của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng được UBND Quận ủy quyền cho thủ
trưởng cơ quan, đơn vị tự quyết định sửa chữa nhưng cơ quan, đơn vị phải đảm bảo
có các thủ tục quy định như ở mục (2.2); thay tờ trình thẩm định bằng kết quả
kiểm tra bản vẽ thiết kế thi công của Phòng Quản lý đô thị Quận thực hiện và
đánh giá tổng thể dự án của Phòng tài chánh - Kế hoạch Quận; thay cấp thẩm quyền
ra quyết định là Thủ trưởng đơn vị hoặc Chủ tịch UBND Phường.
*. Đối với một số dự án về mua sắm,
lắp đặt trang thiết bị, quy hoạch ngành... UBND Quận sẽ quyết định lựa chọn
đơn vị làm chủ đầu tư trước khi lập dự án đầu tư phù hợp với quy định của Luật
ngân sách nhà nước.
*. Riêng đối với những công trình
xây dựng - sửa chữa cải tạo có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng do Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình Quận làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình Quận tự tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công,
Phòng Quản lý đô thị Quận chỉ kiểm tra về quy họach và quy chuẩn xây dựng.
CHƯƠNG 2
CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI
VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHẢI THỰC HIỆN
Điều 3. Nội
dung ghi kế hoạch vốn đầu tư:
- Đối với các dự án thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư của UBND Thành phố, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình trình trực tiếp UBND Quận ký văn bản gửi các cơ quan thẩm quyền thuộc
Thành phố để ghi vốn kế hoạch năm cho các công trình trên địa bàn Quận, đồng thời
gởi Phòng Tài chánh - Kế hoạch Quận để tổng hợp chung toàn Quận.
- Đối với các dự án thuộc thẩm quyền
quyết định của UBND Quận, Phòng Tài chánh - Kế hoạch Quận có trách nhiệm tổng hợp
nhu cầu vốn đầu tư của các đơn vị (có phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên, cân đối
nguồn vốn, chủ đầu tư....), trình UBND Quận để thông qua Hội đồng nhân dân Quận
và ban hành quyết định giao kế hoạch hàng năm và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch
vào các tháng 6,11...
Tiêu chí đánh giá để các dự án được ghi kế họach vốn theo thứ tự ưu tiên như sau:
. Chống xuống cấp (hư hỏng nặng không
đảm bảo an toàn, thấm, dột, nguy hiểm, an toàn về PCCC...);
. Phù hợp với quy họach;
. Phù hợp với công năng (quy trình
làm việc, diện tích, phương pháp giảng dạy...);
. Phù hợp mỹ quan, môi trường...
Điều 4. Nội dung
công tác chuẩn bị đầu tư:
4.1 Chuẩn bị thực hiện dự án:
- Các dự án phải lập Báo cáo dự án đầu
tư (mục 3.1 của Quyết định 109/2005/QĐ-UBND ngày 20/6/2005 của UBND Thành phố):
thời gian thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, không quá 4 tháng.
- Các dự án phải lập Báo cáo kinh tế
- kỹ thuật (mục 3.2 của Quyết định 109/2005/QĐ-UBND ngày 20/6/2005 của UBND
Thành phố): thời gian thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, không quá 3 tháng.
4.2 Thẩm định dự án và quyết định
đầu tư:
- Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm định
thiết kế cơ sở (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật) của Phòng Quản lý đô thị Quận
(không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), chuyển
Phòng Tài chánh - Kế hoạch Quận đánh giá tổng thể dự án đầu tư và trình UBND Quận
ra Quyết định đầu tư dự án (không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ).
- Về cung cấp cho nhà đầu tư hồ sơ địa
chính, các thông tin về đất đai, trích lục bản đồ địa chính... Phòng Tài nguyên
và Môi trường Quận sẽ cung cấp trong thời gian không quá 5 ngày làm việc,
kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp khu đất không nằm trọn lô thửa
hoặc khu đất chưa có bản đồ địa chính thì Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận
thông báo cho chủ đầu tư thuê đơn vị có chức năng thực hiện việc đo đạc hoặc lập
bản đồ địa chính theo quy định.
4.3 Lập thiết kế kỹ thuật, dự
toán, tổng dự toán công trình:
Sau khi UBND Quận ban hành Quyết định
đầu tư dự án, chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán theo quy định tại Điều 16 của
Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ.
Thời gian thực hiện hoàn thành việc lập,
thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán không quá 2 tháng đối với dự án có tổng mức
vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên; không quá 1 tháng đối với dự án có
tổng mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng.
Điều 5. Về công
tác quản lý nhà nước đấu thầu:
Thực hiện theo Điều 19 của Quyết định
109/2005/QĐ-UBND ở mục 19.4 về phân cấp cho Chủ tịch UBND Quận - Huyện và mục
19.5 về trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình quản lý và thực hiện công
tác đấu thầu.
Điều 6. Nội dung
quản lý về chất lượng công trình xây dựng:
6.1 Quản lý chất lượng công trình
Nội dung quản lý chết lượng công
trình xây dựng trên địa bàn quận thực hiện đúng theo Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
6.2 Quản lý Nhà nước về chất lượng
công trình
- Phòng Quản lý đô thị Quận là đơn vị
tham mưu UBND Quận quản lý nhà nước về chất lượng công trình của các dự án do
UBND Quận quyết định đầu tư. Có kế hoạch kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra
chất lượng công trình cho UBND Quận, đồng thời gửi về Phòng Tài chánh - Kế hoạch
Quận để làm căn cứ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công trình.
Các đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm
gửi cho Phòng Quản lý đô thị Quận về tiến độ thi công khi công trình chuẩn bị
khởi công và thực hiện việc báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình
(theo mẫu số 4 của Thông tư 12/TT-BXD).
- Trong trường hợp có phản ánh văn bản
của cá nhân, tổ chức hoặc báo đài về chất lương công trình cụ thể, chậm nhất
trong 3 ngày làm việc, Phòng Quản lý đô thị Quận phải thực hiện việc kiểm
tra hiện trường và sau kiểm tra, có các biện pháp xử lý (nếu có vi phạm); kết
quả kiểm tra phải báo cáo ngay cho UBND Quận hoặc các cơ quan chức năng Thành
phố theo quy định.
- Quản lý tiến độ, khối lượng thi
công, an toàn lao động, môi trường xây dựng, quy trình bảo hành, bảo trì công
trình... thực hiện theo Nghị định 16/CP và Nghị định 209/CP.
Điều 7. Về điều
chỉnh dự án:
Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi
quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ
đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi
thiết kế cơ sở về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt
tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình UBND Quận quyết định
xem xét. Những nội dung thay đổi sẽ được thẩm định lại.
Điều 8. Về thanh
toán vốn đầu tư:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm giao hồ
sơ ban đầu đến Kho bạc nhà nước để có cơ sở kiểm soát ngay từ khi có Quyết định
của UBND Quận phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn đầu tư.
- Kho bạc nhà nước tiến hành kiểm
tra, thanh toán khối lượng giải ngân cho chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định:
. Hồ sơ tạm ứng kinh phí của các dự
án quy hoạch, kiến thiết cơ bản, chuẩn bị đầu tư...: không quá 2 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
. Hồ sơ tạm ứng kinh phí xây lắp, lắp
đặt thiết bị...: không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
. Hồ sơ thanh toán kinh phí của các dự
án quy hoạch, kiến thiết cơ bản, chuẩn bị đầu tư, giá trị xây lắp, thiết bị... không
quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
khi nhận đủ hồ sơ quyết toán đầu tư dự án công trình hoàn thành, Kho bạc
nhà nước kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vốn đầu tư đã cấp phát và thanh toán cho
dự án; đồng thời có nhận xét, kiến nghị với UBND Quận (Phòng Tài chánh - KH Quận
được UBND Quận ủy quyền tiếp nhận) về quá trình kiểm soát thanh toán cho dự án
theo Mẫu 08/QTDA do chủ đầu tư lập (4 liên).
- Trong vòng 7 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thanh toán lần cuối
cho chủ đầu tư theo quy định.
Điều 9. Về quyết
toán vốn đầu tư:
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ
sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành kể từ khi công trình hoàn thành, đưa
vào khai thác sử dụng:
. Dự án phải lập báo cáo dự án đầu
tư: chậm nhất là 3 tháng;
. Dự án phải lập báo cáo kinh tế - kỹ
thuật: chậm nhất là 2 tháng.
- Phòng Tài chánh - Kế hoạch Quận chịu
trách nhiệm thẩm tra và trình UBND Quận phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công
trình (không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Thủ trưởng các phòng, ban, ngành, đơn vị thụ hưởng,
UBND 15 phường và chủ đầu tư phải tuân thủ đúng thời gian cho phép khi thực hiện
các nhiệm vụ theo quy định này; khi quá thời gian cho phép mà cơ quan được hỏi
không trả lời, thì xem như chấp thuận về vấn đề được hỏi ý kiến và phải chịu
trách nhiệm hoàn toàn những nội dung được hỏi ý kiến; cơ quan hỏi ý kiến thực
hiện các bước tiếp theo mà không chờ văn bản của cơ quan được hỏi.
Điều 11. Chủ đầu tư có trách nhiệm phải quy định rõ ràng
trong hợp đồng việc thực hiện các biện pháp chế tài đối với đơn vị tư vấn, đơn
vị thi công khi có gian dối, không đảm bảo chất lượng công trình, không đảm bảo
tiến độ thi công dự án.... Đối với các trường hợp chế tài về tài chính trong
các hợp đồng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Phòng Tài chánh - KH Quận phối hợp
với Kho bạc nhà nước thu các khoản phạt tiền vào ngân sách Quận.
Điều 12. Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thụ hưởng thực hiện
công khai tài chính các nội dung:
- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho dự
án và tổng mức đầu tư, tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo mẫu
số 05/CKTC-ĐTXD của Thông tư 10/2005/TT-BTC), thời điểm công khai chậm nhất là
30 ngày, kể từ ngày dự án được phê duyệt.
- Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp
có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt (theo mẫu số 02/CKTC-ĐTXD của Thông tư số
10/2005/TT-BTC); thời điểm công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả
lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
- Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự
án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo mẫu số 04/CKTC-ĐTXD của
Thông tư số 10/2005/TT-BTC); thời điểm công khai chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt.
Điều 13. Các đơn vị thụ hưởng cử người đại diện cơ quan
(công đoàn hoặc ban thanh tra nhân dân) cùng với chủ đầu tư tham gia giám sát
công trình theo quy định. Riêng các công trình có khoản đóng góp của nhân dân,
UBND Phường có trách nhiệm thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quyết định
số 80/2005/QĐ-TTG của Chính phủ.
Điều 14. Phòng Tài chánh - Kế hoạch Quận là cơ quan đầu
mối triển khai, hướng dẫn và theo dõi quá trình thực hiện Quy trình này; trường
hợp có vướng mắc trình UBND Quận xem xét quyết định.