Quyết định 1237/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 1237/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/07/2024
Ngày có hiệu lực 29/07/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Võ Ngọc Hiệp
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1237/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 29 tháng 7 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 10/7/2023 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 26/5/2024 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI điều chỉnh mục tiêu tại Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 10/7/2023 của Tỉnh ủy;

Căn cứ Kết luận số 897-KL/TU ngày 30/5/2024 của Tỉnh ủy Lâm Đồng liên quan đến việc thống nhất điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 299/NQ-HĐND ngày 12/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1752/SXD-HTKT ngày 22/7/2024 và hồ sơ, tài liệu kèm theo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên chương trình: Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

a) Chủ đầu tư: Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng.

b) Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.

c) Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Quảng Thanh.

2. Thành phần hồ sơ:

a) Phần thuyết minh (bao gồm các phụ lục kèm theo): Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt.

b) Phần bản vẽ, sơ đồ gồm:

- Hệ thống đô thị toàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

- Sơ đồ xác định vị trí các dự án công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.

3. Các nội dung của hồ sơ điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là điều chỉnh Chương trình):

a) Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trọng tâm là các khu vực dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2030 (1) và các đô thị có thay đổi, điều chỉnh tính chất đô thị theo Quy hoạch tỉnh, bao gồm: Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 05 xã huyện Bảo Lâm (Lộc An, Lộc Nam, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc), huyện Lạc Dương, huyện Đức Trọng, 03 huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) và các khu vực dự kiến quy hoạch là đô thị mới.

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Mạng lưới đô thị: Gồm các đô thị hiện hữu và khu vực dự kiến hình thành đô thị mới từ loại V đến loại I (gồm các thành phố, thị xã, thị trấn).

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng diện rộng: Gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình đầu mối kết nối các đô thị (hệ thống giao thông, các công trình đầu mối về cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, nghĩa trang, khu xử lý chất thải rắn, viễn thông...) và hệ thống hạ tầng xã hội diện rộng cấp vùng tỉnh trở lên (phục vụ toàn tỉnh hoặc vùng liên huyện).

[...]