Quyết định 1201/QĐ-BGTVT năm 2018 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 1201/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 11/06/2018
Ngày có hiệu lực 11/06/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Nguyễn Văn Công
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BGIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1201/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG CẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác cảng cạn;

Căn cứ Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét văn bản số 653/CHHVN-KHĐT ngày 12 tháng 02 năm 2018 và văn bản số 1696/CHHVN-KHĐT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc hoàn thiện hồ sơ và trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Trên cơ sở đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển.

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống các cảng cạn, cụm cảng cạn nhằm triển khai thực hiện hiệu quả, hợp lý phù hợp Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017.

- Quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn, cụm cảng cạn nhằm định hướng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện việc đầu tư, xây dựng khai thác cảng cạn một cách có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống giao thông vận tải của từng vùng, miền và địa phương. Các cụm cảng cạn gồm các cảng cạn nằm gần nhau, phục vụ cùng hành lang kinh tế, khu vực kinh tế và sử dụng chung kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực để đảm bảo nhu cầu thông qua hàng hóa.

- Đảm bảo tính kế thừa quá trình phát triển và tận dụng tối đa năng lực các cảng cạn hiện có để tiết kiệm nguồn lực xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp; phát triển các vị trí mới kết hợp với việc di dời một số cảng cạn hiện có để đảm bảo các điều kiện phát triển bền vững về quỹ đất, kết nối hợp lý các phương thức vận tải, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

- Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch cảng cạn với quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và quy hoạch vị trí các trung tâm logistics để giảm chi phí dịch vụ logistics.

2. Mục tiêu phát triển

- Giai đoạn đến năm 2025 (thời gian thực hiện trong giai đoạn đến năm 2025): Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 5.706.900 - 8.638.625 TEU/năm. Trong đó miền Bắc có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất 1.335.000 - 2.253.025 TEU/năm; miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 123.750 - 322.500 TEU/năm; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 4.248.150 - 6.063.100 TEU/năm.

- Giai đoạn đến năm 2030: Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 13.817.910 - 19.163.445 TEU/năm. Trong đó, miền Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 3.834.320 - 5.213.765 TEU/năm, các vị trí tiềm năng công suất khoảng 291.600 - 340.200 TEU; miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 510.750 - 911.250 TEU/năm, các vị trí tiềm năng công suất khoảng 162.000 TEU; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 9.472.840 - 13.020.430 TEU/năm, các vị trí tiềm năng công suất khoảng 975.000 TEU.

II. Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn đến năm 2020, định hướng đến 2030

1. Định hướng quy hoạch

1.1. Miền Bắc: Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn tại các khu vực kinh tế, hành lang kinh tế, cụ thể:

- Khu vực kinh tế ven biển: Giai đoạn đến năm 2020 tổng công suất khoảng 290.400 - 408.500 TEU/năm; đến năm 2030 tổng công suất khoảng 596.700 - 851.900 TEU/năm. Ưu tiên các vị trí kết nối thuận lợi bằng vận tải thủy nội địa, vận tải sông pha biển với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh; phạm vi phục vụ chủ yếu thành phố Hải Phòng, các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.

- Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn: Giai đoạn đến năm 2020 tổng công suất khoảng 200.500 - 420.200 TEU/năm; đến năm 2030 tổng công suất khoảng 561.800 - 575.370 TEU/năm. Ưu tiên các vị trí gắn liền với cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế (tại Lạng Sơn); phạm vi phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang và Bắc Ninh; kết nối chủ yếu với cảng biển Quảng Ninh và cảng biển Hải Phòng.

- Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai: Giai đoạn đến năm 2020 tổng công suất khoảng 216.300 - 346.950 TEU/năm; đến năm 2030 tổng công suất khoảng 507.500 - 916.500 TEU/năm. Ưu tiên các vị trí kết nối thuận lợi với vận tải đường sắt, vận tải thủy nội địa chủ yếu qua cảng biển Hải Phòng và cảng biển Quảng Ninh; phạm vi phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Giang.

- Khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội: Giai đoạn đến năm 2020 tổng công suất khoảng 71.250 - 135.375 TEU/năm; đến năm 2030 tổng công suất khoảng 180.500 - 218.500 TEU/năm; phạm vi phục vụ chủ yếu gồm thành phố Hà Nội và các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

- Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội: Giai đoạn đến năm 2020 tổng công suất khoảng 522.800 - 874.500.000 TEU/năm; đến năm 2030 tổng công suất khoảng 1.619.720 - 2.051.670 TEU/năm; ưu tiên các vị trí có thể kết nối với đường thủy nội địa, đường sắt hiện có hoặc theo quy hoạch; phục vụ chủ yếu gồm thành phố Hà Nội và các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên và Bắc Kạn.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ