Quyết định 2072/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2072/QĐ-TTg
Ngày ban hành 22/12/2017
Ngày có hiệu lực 22/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2072/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG CẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển và hệ thống kết cấu hạ tầng khác; việc phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các vùng và địa phương;

b) Phát triển hệ thống cảng cạn để đáp ứng nhu cầu tối ưu hóa vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu của từng khu vực và các hành lang kinh tế, đặc biệt là hợp lý hóa tổ chức vận tải đối với hãng công - ten - nơ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, giảm chi phí dịch vụ vận tải và logistics;

c) Ưu tiên hình thành và phát triển các cảng cạn có khả năng kết nối các phương thức vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường sắt nhằm phát triển vận tải đa phương thức, góp phần thực hiện tái cơ cấu vận tải theo hướng hợp lý hóa, gim thời gian, chi phí vận tải;

d) Phát triển hài hòa hệ thống cảng cạn vừa đáp ứng nhu cầu hỗ trợ trực tiếp tại chỗ đối với hệ thống cảng biển, vừa đáp ứng nhu cầu kết nối vận tải đa phương thức, tổ chức giao thông tại các khu vực hậu phương xa cảng biển;

đ) Khuyến khích huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư phát triển cảng cạn theo quy hoạch;

e) Phát triển cảng cạn theo hướng bền vững, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiết kiệm đất đai canh tác, bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát:

Từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức vận chuyển công - ten - nơ một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ùn tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị ln và khu vực có cng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020, phát triển hthống cảng cn có khả năng thông qua tối thiểu khoảng 15% - 20% nhu cầu hàng hóa vận tải công - ten - nơ thông qua hệ thống cảng biển, năng lực thông qua 4.035.000 - 6.845.000 TEU/năm, trong đó miền Bắc đạt 720.000 - 1.810.000 TEU/năm, miền Trung đạt 65.000 - 175.000 TEU/năm, miền Nam đạt 3.250.000 - 4.860.000 TEU/năm.

- Đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua tối thiu khoảng 25% - 30% nhu cầu hàng hóa vận tải công - ten - nơ thông qua hệ thống cảng biển, năng lực thông qua khoảng 12.000.000 - 17.600.000 TEU/năm, trong đó miền Bắc đạt khoảng 2.750.000 - 4.820.000 TEU/năm, miền Trung đạt khoảng 350.000 - 630.000 TEU/năm, miền Nam đạt khoảng 8.900.000 - 12.150.000 TEU/năm.

3. Nội dung quy hoạch

a) Khu vực miền Bắc: Quy hoạch phát triển cảng cạn tại các khu vực kinh tế, hành lang kinh tế, gồm:

- Khu vực kinh tế ven biển: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hóa của các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.

Ưu tiên các vị trí có khả năng kết ni thuận lợi với vận tải thủy nội địa, vận tải sông pha biển, vận tải đường sắt với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh; đến năm 2020 có tổng diện tích 50 - 70 ha, năng lực thông qua khoảng 80.000 - 200.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 80 - 100 ha, năng lực thông qua khoảng 500.000 - 850.000 TEU/năm.

- Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hóa của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Giang.

[...]