ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số : 1195/QĐ-UB
|
Đà Lạt , ngày 07 tháng 11 năm 1995
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÂN CÔNG QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP
CHO UBND HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/ 6/ 1994;
- Căn cứ luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19/ 8/ 1991;
- Căn cứ Quyết định 307/LN-QĐ ngày 12/5/1995 của Bộ Lâm
nghiệp v/v Phân công quản lý đất lâm nghiệp cho Tỉnh Lâm đồng;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông Lâm Thủy tại tờ trình số
960 ngày 27 tháng 10 năm 1995 và biên bản làm việc giữa Sở Nông Lâm Thủy và
UBND huyện Đơn dương ngày 29 tháng 8 năm 1995 về việc xác định ranh giới rừng
và đất rừng phục vụ phân công quản lý đất lâm nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay phân công trách nhiệm cho UBND Huyện Đơn dương thực hiện việc qủan
lý nhà nước về đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng trên địa bàn ranh giới hành
chính của địa phương cụ thể như sau:
1/ – Diện tích đất lâm nghiệp : Tổng số : 39.134 ha
Trong đó :
- Diện tích đất có rừng : 31.412 ha
- Diện tích đất chưa có rừng : 7.722 ha
Phân theo 3 loại rừng:
a)-Diện tích rừng đặc dụng : 4.172 ha
Trong đó :
- Diện tích đất có rừng : 3.784 ha
- Diện tích đất chưa có rừng : 937 ha
b)- Diện tích rừng phòng hộ : 19.123ha
Trong đó :
- Diện tích đất có rừng : 15.031 ha
- Diện tích đất chưa có rừng : 4.092 ha
c)- Diện tích rừng sản xuất : 15.290 ha
Trong đó :
- Diện tích đất có rừng : 12.597 ha
- Diện tích đất chưa có rừng : 2.693 ha
2/- Diện tích trữ lượng rừng chia theo trạng thái (theo số
liệu kiểm kê rừng năm 1992).
2.1/- Rừng tự nhiên :Tổng số : 30.153 ha ; Trữ lượng gỗ :
3.197.139 m3 .
Lồ ô : ( 1.000c) : 7.614
Trong đó :
a)- Rừng gỗ lá rộng :
Diện tích : 6.538 ha ; Trữ lượng gỗ : 854.855 m3
b)- Rừng gỗ lá kim :
Diện tích : 9.542 ha ; Trữ lượng gỗ : 1.190.860 m3
c)- Rừng rụng lá :
Diện tích : 6.848 ha ; Trữ lượng gỗ : 456.524 m3
d)- Rừng hỗn giao lá rộng + lá kim :
Diện tích : 4.840 ha ; Trữ lượng gỗ : 663.024 m3
e)- Rừng hỗn giao lá kim + dầu :
Diện tích : 614 ha ; Trữ lượng gỗ : 31.876 m3
g)- Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa :
Diện tích : ………………ha ; Trữ lượng gỗ : …………………. m3
Lồ ô ( 1.000c) :……………………..
h)- Rừng tre nứa :
Diện tích : 1.771 ha ; Trữ lượng lồ ô ( 1.000c) : 7.614
2.2/- Rừng trồng :
Diện tích : 1.259 ha
3/- Diện tích đất lâm nhiệp đã giao cho các đơn vị Nhà nườc
(Lâm trường, Ban quản lý rừng, lực lượng vũ trang) nằm trên địa bàn :
Diện tích : 36.444 ha
Trong đó :
- Diện tích đất có rừng : 30.432 ha
- Diện tích đất chưa có rừng : 6.012 ha
4/- Diện tích đất lâm nhiệp còn lại trên địa bàn (nằm ngoài
diện tích đã giao cho các đơn vị Nhà nước).
Tổng số : 2.690 ha
Trong đó :
- Đất có rừng : 980 ha
- Đất chưa có rừng : 1.710 ha
Chia theo 3 loại rừng :
a)- Rừng đặc dụng : …………………ha
Trong đó :
- Đất có rừng : …………………ha
- Đất chưa có rừng : ……………….. ha
b)- Rừng phòng hộ : 2.485 ha
Trong đó :
- Đất có rừng : 911 ha
- Đất chưa có rừng : 1.574 ha
c)- Rừng sản xuất : 205 ha
Trong đó :
- Đất có rừng : 69 ha
- Đất chưa có rừng : 136 ha
( Có biểu chi tiết và bản đồ phân cấp quản lý 3 loại rừng tỷ
lệ 1/50.000 kèm theo)
Điều 2 : Trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của mình. UBND huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ quy hoạch của tỉnh và quy chế qủan lý 3
loại rừng tiên hành phân cấp quản lý rừng cho Ủy ban nhân dân cấp xã; Thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp đối với tất cả các cơ quan, đơn vị,
các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Kể cả các đơn vị trực thuộc
Trung ương ở tỉnh được giao đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn lãnh thổ. Đồng thời
tăng cường các biện pháp hữu hiệu để quản lý bảo vệ rừng; thường xuyên thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về rừng và đất rừng,hạn
chế tiến tới chấm dứt tình trạng phát rừng làm rẫy, cháy rừng, khai thác lâm
sản, săn bắt động vật rừng trái phép và các hoạt động gây hại đến tài nguyên
rừng. Đẩy mạnh phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo phương án, dự án được
duyệt, góp phần bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái tạo ra nhiều sản phẩm lâm
nghiệp, phục vụ nhu cầu xã hội, giải quyết việc làm thu hút lao động tại chỗ,
đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người vào làm nghề rừng, sản xuất nông lâm kết
hợp.
- Đối với diện tích đất lâm nghiệp có rừng chưa giao cho các
đơn vị Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội hoặc hộ gia đình, cá nhân thì UBND
Huyện, thị xã, Thành phố tiến hành giao cho đơn vị Kiểm lâm sở tại quản lý theo
Nghị định 39/CP ngày 18/5/1994 của Chính phủ.
- Đối với diện tích đất trống được quy hoạch là đất lâm
nghiệp phải có kế hoạch quản lý sử dụng hợp lý nhanh chóng phủ xanh bằng trồng
rừng, tái tạo phục hồi rừng, tăng cường độ che phủ của thảm thực vật thông qua
việc giao đất lâm nghiệp cho cá nhân hộ gia đình tại chỗ để sản xuất nghề rừng,
lâm nông kết hợp theo đúng quy định của Nhà nước.
- Việc khai thác sử dụng gỗ, củi, các đặc sản rừng khác phải
theo chủ trương kế hoạch của Nhà nước và phải được phép của ngành lâm nghiệp.
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích
khác không phải là lâm nghiệp phải thực hiện đúng theo luật đất đai, luật bảo
vệ phát triển rừng và các qui định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3: UBND tỉnh ủy nhiệm Sở Nông Lâm Thủy tiến hành thủ tục bàn giao trách
nhiệm quản lý rừng, đất rừng cho UBND Huyện Đơn Dương theo nội dung điều 1 và
điều 2 quyết định này trong thời hạn không qúa 2 tháng kể từ ngày ban hành
quyết định.
Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Huyện, Thành phố, thị
xã trong Tỉnh , Giám đốc Sở Nông lâm Thủy, Giám đốc Sở địa chính, Chi cục
Trường Chi Cục kiểm Lâm, Chủ nhiệm UB Kế hoạch Tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Chính
quyền Tỉnh và thủ trưởng các Sở Ban ngành cấp tỉnh có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.
|
TM . UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
ĐẶNG ĐỨC LỢI
|