Quyết định 1185/QĐ-KTNN năm 2010 ban hành Đề án Triển khai phát triển Hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước theo Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020 do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành

Số hiệu 1185/QĐ-KTNN
Ngày ban hành 01/09/2010
Ngày có hiệu lực 01/09/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Kiểm toán Nhà nước
Người ký Vương Đình Huệ
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1185/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THEO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Triển khai phát triển Hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước theo Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo KTNN;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (để b/c);
- Ban công tác đại biểu của Quốc hội;
- Lưu VT, TCCB (03).

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Vương Đình Huệ

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THEO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
 (Ban hành theo Quyết định số 1185/QĐ-KTNN ngày 01/ 9/2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

I. Căn cứ xây dựng Đề án

- Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, cụ thể: Tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của KTNN theo mô hình quản lý tập trung thống nhất như hiện nay, gồm: các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các KTNN chuyên ngành, các KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thiện cơ cấu tổ chức của KTNN và tiến tới đến năm 2020 bộ máy tổ chức của KTNN đảm bảo đồng bộ, có đủ cơ cấu và lực lượng thực hiện nhiệm vụ, cụ thể như sau:

(1) Sắp xếp, củng cố lại các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành theo hướng giảm khâu trung gian; đảm bảo có bộ máy tham mưu gọn nhẹ, một đơn vị không thực hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ, giúp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của KTNN. Giai đoạn đến năm 2015 thành lập một số đơn vị sau:

+ Thanh tra KTNN (tương đương cấp vụ) để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo Luật Thanh tra trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

+ Vụ Thi đua - khen thưởng để thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra và phát động các phong trào thi đua khen thưởng trong toàn ngành khi đủ số cán bộ công nhân viên là 1.500 người theo quy định hiện hành.

+ Vụ Tài chính trên cơ sở phòng Tài vụ-Kế toán thuộc Văn phòng KTNN.

+ Phát triển các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực với biên chế, cơ cấu hợp lý và theo hướng chuyên quản, chuyên môn hóa đối tượng kiểm toán theo chuyên ngành hẹp và luân chuyển đối tượng kiểm toán, cụ thể:

(2) Giai đoạn đến năm 2015 thành lập thêm 02 KTNN chuyên ngành, nâng tổng số KTNN chuyên ngành lên thành 09 đơn vị để đủ năng lực kiểm toán các bộ, cơ quan trung ương.

(3) Giai đoạn đến năm 2015 thành lập thêm 04 KTNN khu vực và giai đoạn đến 2020 thành lập thêm 02 KTNN khu vực, nâng tổng số các KTNN khu vực của KTNN lên 15 đơn vị; riêng KTNN khu vực tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ kiểm toán ngân sách của 02 thành phố này.

(4) Phát triển các đơn vị sự nghiệp theo hướng tự chủ về tổ chức, tài chính theo chủ trương của Nhà nước về xã hội hoá hoạt động sự nghiệp nhằm đảm bảo sự chủ động phát huy vai trò của các đơn vị; tiếp tục củng cố và phát triển Trung tâm Tin học và Tạp chí Kiểm toán. Giai đoạn đến năm 2015 thành lập một số đơn vị:

+ Trung tâm Thông tin, tư liệu và thư viện thực hiện chức năng lưu trữ thông tin, tư liệu và thư viện phục vụ việc khai thác thông tin, tư liệu kiểm toán trong ngành và cho các cơ quan hữu quan.

+ Thành lập trường Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ kiểm toán và Viện Nghiên cứu khoa học kiểm toán trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ hiện nay.

+ Thành lập Thời báo Kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của xó hội về nõng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước thông qua hoạt động kiểm toán.

- Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước (các nghị quyết của Quốc hội liên quan đến tổ chức cán bộ của Kiểm toán Nhà nước, pháp luật về thanh tra nhà nước, pháp luật về thi đua - khen thưởng, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, pháp luật về báo chí, ...).

- Thực trạng tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước và nhu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn.

II. Nguyên tắc triển khai thực hiện

[...]