Quyết định 1184/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023

Số hiệu 1184/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/05/2023
Ngày có hiệu lực 30/05/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Võ Đức Trong
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1184/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 30 tháng 5 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH NĂM 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Danh mục nghề đào tạo, mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 và năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 68/TTr-SLĐTBXH ngày 11 tháng 5 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023”.

Điều 2. Giao Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục và Đào tạo; Công thương; Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Chính sách xã hội; Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Bộ NN&PTNT;
- TT.TU; TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP;
- P.KGVX, PKTTC;
- Lưu: VT, VP UBND tỉnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Đức Trong

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)

Thực hiện Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 và năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với hiệu quả giải quyết việc làm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn; chú trọng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; đào tạo nghề phục vụ phát triển công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ nông nghiệp, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đào tạo nghề quản trị hợp tác xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp; phát huy tốt tính hiệu quả và nhân rộng các mô hình điển hình trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục phát huy thực hiện lồng ghép đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo các cấp bậc nghề với các chương trình, đề án, dự án khác của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, gắn với các hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; đào tạo nghề gắn với chính sách an sinh xã hội, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội và góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.

2. Yêu cầu

[...]