ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
118/2015/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày
03 tháng 04 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN TIẾP CẬN ĐIỆN NĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12
ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày
18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày
31/12/2013 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định,
phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;
Căn cứ Thông tư số 33/2014/TT-BCT ngày
10/10/2014 của Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp
cận điện năng;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số
11/TTr-SCT ngày 13/3/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số thủ tục
liên quan đến tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố và các tổ chức,
cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ, các Đoàn thể nhân dân tỉnh;
- TAND, VKSND, Cục THADS tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, các phòng, Trung tâm;
+ Lưu: VT, TPKT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Văn Hạnh
|
QUY ĐỊNH
MỘT
SỐ THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN TIẾP CẬN ĐIỆN NĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
118/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về một số thủ tục liên quan đến
tiếp cận điện năng đối với khách hàng sử dụng điện có đề nghị đấu nối vào lưới điện
trung áp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, bao gồm: thủ tục xác nhận sự phù hợp với
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh; thủ tục thẩm định hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch
phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ; thủ tục thỏa thuận vị trí cột điện,
trạm điện và hành lang lưới điện; thủ tục cấp phép thi công xây dựng công trình
điện; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác quản
lý, đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các khách hàng sử dụng điện có nhu cầu đấu nối
vào lưới điện trung áp.
2. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch
chuyên ngành bao gồm quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia và quy hoạch phát triển
điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Quy hoạch phát triển điện lực được
lập, phê duyệt để làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện lực và được
điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Quy hoạch
phát triển điện lực phải hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát
điện gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và có tính đến quy hoạch
khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Lưới điện trung áp là phần lưới điện bao
gồm các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 1000V đến 35kV.
3. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị
điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán
lẻ điện, mua buôn điện từ đơn vị phân phối hợp để bán lẻ điện cho khách hàng sử
dụng điện.
4. Công trình điện là tổ hợp các phương tiện,
máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện,
truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện, hệ thống
bảo vệ, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, đất sử dụng cho công trình điện và
công trình phụ trợ khác.
5. Thỏa thuận đấu nối là văn bản thỏa thuận
giữa đơn vị phân phối điện và khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm
riêng để đấu nối các trang thiết bị điện của khách hàng vào lưới điện phân phối.
6. Chủ đầu tư công trình điện là người sở hữu
vốn hoặc người được cấp có thẩm quyền giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây
dựng công trình điện.
Điều 4. Nguyên tắc chung
1. Các công trình điện khi đầu tư xây dựng phải phù
hợp với Quy hoạch phát triển điện lực. Đối với các công trình điện không có
trong Quy hoạch phát triển điện lực, chỉ
được đầu tư xây dựng khi được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh Quy hoạch bằng
văn bản.
2. Quá trình thực hiện các thủ tục hành chính tại
Quy định này phải đảm bảo đúng thẩm quyền, trách nhiệm, công khai, minh bạch.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Xác nhận sự phù hợp với
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh
Trước khi triển khai xây dựng công trình điện, chủ
đầu tư phải đề nghị Sở Công Thương có ý kiến về sự phù hợp với Quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh.
1. Chủ đầu tư công trình điện có văn bản (theo mẫu phụ lục 1) gửi Sở Công Thương đề nghị kiểm
tra, xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày
nhận được văn bản, Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và trả lời
bằng văn bản về sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh của công
trình.
Điều 6. Điều chỉnh Quy hoạch
phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ
Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các công trình điện chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh vào Quy hoạch. Sở Công
Thương có trách nhiệm thẩm định hồ sơ các dự án đầu tư xây dựng công trình điện
chưa có trong Quy hoạch trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh.
1. Đối với các dự án điện không
có trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ
gửi Sở Công Thương đề nghị thẩm định, trình UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh.
a) Trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ điều chỉnh
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ thực hiện theo khoản 2, Điều
25 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương Quy
định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch
phát triển điện lực.
b) Mẫu tờ trình đề nghị
điều chỉnh Quy hoạch theo phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định hồ sơ điều chỉnh
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, trình UBND
tỉnh phê duyệt.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày
nhận được Báo cáo thẩm định của Sở Công Thương, UBND tỉnh có ý kiến bằng văn bản
về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
Điều 7. Thỏa thuận vị trí cột
điện, trạm điện và hành lang lưới điện
1. Chủ đầu tư công trình điện phải tiến hành thỏa
thuận vị trí đặt cột điện, trạm điện và hướng tuyến dây dẫn điện với UBND cấp huyện trước khi tiến hành xây dựng
công trình điện. Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ gửi UBND cấp huyện đề nghị
thỏa thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện.
a)
Trường hợp công trình điện nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ do UBND cấp huyện quản lý thì trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ thực
hiện theo khoản 1, Điều 18 Quyết định số 124/2012/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm
2012 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (sau đây viết tắt là Quyết định
số 124/2012/QĐ-UBND).
b) Trường hợp công trình điện nằm ngoài phạm vi bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do UBND cấp
huyện quản lý, hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thỏa thuận vị trí cột điện, trạm điện
và hành lang lưới điện (theo mẫu phụ lục 3);
thuyết minh và bản vẽ sơ bộ công trình.
2. Đối với công trình điện vượt đường hoặc nằm
trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc quốc lộ ủy thác
và đường tỉnh đang khai thác, chủ đầu tư phải đề nghị Sở Giao thông vận tải thỏa
thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
a) Trường hợp công trình điện vượt đường và nằm
ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hồ sơ gồm: Văn bản đề
nghị thỏa thuận (theo mẫu phụ lục 3);
phương án thi công đảm bảo an toàn giao thông (kèm bản vẽ thiết kế phần vượt đường).
b) Trường hợp công trình điện
nằm trong hành lang giao thông đường bộ thuộc quốc lộ ủy thác thì trình tự, thủ
tục và thành phần hồ sơ thực hiện theo các khoản 1, 2, 3 Điều 13 Thông tư số
39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010
của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
(sau đây viết là Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT).
c) Trường hợp công trình điện nằm
trong hành lang giao thông đường bộ thuộc đường tỉnh thì trình tự, thủ tục và
thành phần hồ sơ thực hiện theo khoản 1, 2, 3 Điều 11 Quyết định số
124/2012/QĐ-UBND.
3. Đối với công trình điện vượt
đê, vượt sông hoặc nằm trong hành lang đê điều, chủ đầu tư phải tiến hành thỏa
thuận với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vị trí cột điện, trạm điện
và hành lang lưới điện. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thỏa thuận (theo mẫu phụ lục 3); thuyết minh và bản vẽ thiết kế xây dựng
công trình (phần vượt đê, vượt sông hoặc nằm trong hành lang đê điều).
4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc (đối với
lưới điện trung áp trên không) và 07 (bảy) ngày làm việc (đối với lưới điện
trung áp ngầm) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện có trách nhiệm ban hành văn bản
thỏa thuận vị trí cột điện, trạm điện, hành lang lưới điện và xác nhận vào bản
vẽ mặt bằng công trình.
Điều 8. Cấp phép thi công xây dựng
công trình điện
Trước khi tiến hành xây dựng công trình điện nằm
trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chủ đầu tư phải đề
nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công xây dựng công trình điện.
1. Đối với công trình điện xây
dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc quốc lộ ủy
thác và đường tỉnh đang khai thác, chủ đầu tư phải tổ chức lập 01 bộ hồ sơ gửi
Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình điện.
a) Trường hợp công trình điện nằm trong hành lang
giao thông đường bộ thuộc quốc lộ ủy thác thì trình tự, thủ tục và thành phần hồ
sơ thực hiện theo Điều 14 Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT.
b) Trường hợp công trình điện nằm trong hành lang
giao thông đường bộ thuộc đường tỉnh đang khai thác thì trình tự, thủ tục và
thành phần hồ sơ thực hiện theo Điều 12 Quyết định số 124/2012/QĐ-UBND.
2. Đối với công trình điện xây
dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do UBND cấp huyện
quản lý, chủ đầu tư phải tổ chức lập 01 bộ hồ sơ gửi UBND cấp huyện đề nghị cấp
phép thi công xây dựng công trình điện. Trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ
thực hiện theo khoản 1, Điều 18 Quyết định số 124/2012/QĐ-UBND.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc (đối với lưới điện trung áp trên không) và 07 (bảy) ngày
làm việc (đối với lưới điện trung áp ngầm) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở
Giao thông vận tải, UBND cấp huyện có
trách nhiệm hoàn thành việc cấp phép thi công xây dựng công trình điện theo thẩm
quyền.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Kiểm tra, xử lý vi phạm
1. Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp
huyện và các cơ quan quản lý liên quan có trách nhiệm kiểm tra, xử lý theo thẩm
quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý, đầu tư xây
dựng các công trình điện trên địa bàn tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng nội
dung của Quy định này, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy
định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý, đầu tư xây dựng các công trình điện
và các quy định hiện hành khác của pháp luật có liên quan.
Điều 10. Trách nhiệm của Chủ đầu
tư
1. Tuân thủ Quy hoạch phát triển điện lực đã được
phê duyệt; xác định chính xác hướng tuyến, diện tích đất cần sử dụng, đề xuất
phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các tổ chức, cá nhân
có công trình, nhà ở, vật kiến trúc, cây cối hoa màu trong ranh giới diện tích
đất cần sử dụng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình điện để
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thỏa
thuận, quyết định.
2. Thực hiện đúng nội dung của Giấy phép xây dựng,
Giấy phép thi công xây dựng công trình điện.
3. Đối với các công trình điện được xây dựng trong
các khu, cụm công nghiệp thì chủ đầu tư không phải thực hiện các thủ tục tại Điều
7, Điều 8 của Quy định này.
Điều 11. Trách nhiệm của các Sở,
Ngành và UBND huyện, thành phố
1. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các ngành,
UBND huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, báo
cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình điện, đánh giá,
đối chiếu và đề xuất xử lý việc đầu tư xây dựng công trình điện không phù hợp
hoặc không có trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt.
2. Sở Giao thông vận tải: Thực hiện rà soát, trình
Chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành
chính về thỏa thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện; thủ tục
cấp phép thi công xây dựng đối với công trình điện vượt đường giao thông, công
trình điện nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ do Sở quản lý.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu
cho Chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính về thỏa thuận vị trí cột điện,
trạm điện và hành lang lưới điện đối với công trình điện vượt đê, vượt sông và
trong hành lang đê điều do Sở quản lý.
4. Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố
a) Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư công trình điện
lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường
thiệt hại về đất đai, tài sản theo quy định của pháp luật.
b) Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trên địa bàn
về việc cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình điện, bảo vệ diện tích đất cần
sử dụng để đầu tư xây dựng công trình điện
(trong đó có hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện, đặc biệt là lưới điện
cao áp); kịp thời xử lý các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép diện
tích đất cần sử dụng để đầu tư xây dựng công trình điện.
Điều 12. Điều khoản thi hành
1. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh
chỉ đạo, đôn đốc thực hiện việc đầu tư xây dựng
công trình điện đồng bộ, phù hợp với việc
đầu tư phát triển các dự án, chương trình theo quy hoạch từng ngành, từng địa
phương và theo Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu
có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh kịp
thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND
tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 1
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN ĐIỆN LỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 118/2015/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 của
UBND tỉnh Bắc Giang)
(TÊN CƠ QUAN ĐỀ
NGHỊ)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../…..
V/v xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh
|
……….., ngày ……
tháng ……. năm 20…
|
Kính gửi: Sở Công
Thương Bắc Giang.
(Đơn vị) dự kiến đầu tư xây dựng (các) công
trình điện dưới đây:
1. Công trình: (Tên công trình)
- Thuộc dự án (nếu có):
- Địa điểm thực hiện:
- Thời gian thực hiện:
- Quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu:
2. Công trình: (Tên công trình)
- Thuộc dự án (nếu có):
- Địa điểm thực hiện:
- Thời gian thực hiện:
- Quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu:
…
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-UBND ngày .../.../20.... của UBND
tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định một số thủ tục liên quan đến tiếp cận điện
năng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, (Đơn vị)
đề nghị Sở Công Thương xem xét, xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh đối với các công trình điện nêu trên làm cơ sở để (Đơn vị) thực hiện đầu tư xây dựng công trình
theo quy định.
Địa chỉ liên hệ: …………………..
Số điện thoại: ………………..
Nơi nhận:
|
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP CỦA ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC 2
TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
118/2015/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)
(TÊN CƠ QUAN ĐỀ
NGHỊ)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………../TTr-
|
……, ngày … tháng
…. năm 20…..
|
TỜ TRÌNH
Về việc điều chỉnh
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Giang
Kính gửi:
|
- Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Giang;
- Sở Công Thương Bắc Giang.
|
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP
ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Điện lực và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT
ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương quy định
nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch
phát triển điện lực;
Căn cứ Quyết định số …./QĐ-BCT ngày
.../.../20... của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh Bắc Giang giai đoạn ….”;
(Đơn vị)
kính trình UBND tỉnh, Sở Công Thương xem xét điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh Bắc Giang giai đoạn.... cụ thể như sau:
1. Nội dung điều chỉnh, bổ sung:
STT
|
Quy hoạch được
duyệt
|
Quy hoạch đề
nghị điều chỉnh
|
1
|
|
|
2
|
|
|
2. Nguyên nhân điều chỉnh, bổ
sung:
3. Hồ sơ điều chỉnh:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh quy hoạch;
- 05 bộ Báo cáo điều chỉnh Hợp phần
quy hoạch phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV.
(Đơn vị)
kính trình UBND tỉnh, Sở Công Thương xem xét,
phê duyệt các nội dung điều chỉnh quy hoạch nói trên làm cơ sở để (Đơn vị)
triển khai thực hiện theo quy định.
Địa chỉ liên hệ: …………………
Số điện thoại: ………………….
Nơi nhận:
|
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP CỦA ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC 3
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THỎA THUẬN VỊ TRÍ CỘT ĐIỆN,
TRẠM ĐIỆN VÀ HÀNH LANG LƯỚI ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
118/2015/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)
(TÊN CƠ QUAN ĐỀ
NGHỊ)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …./….
V/v thỏa thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện
|
…….., ngày …
tháng … năm 20…
|
Kính gửi: (Cơ
quan quản lý).
Căn cứ Quyết định số …./QĐ-UBND ngày …./….../20.... của UBND
tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định một số thủ tục liên quan đến tiếp cận điện
năng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. (Đơn vị)
đề nghị (Cơ quan quản lý) thỏa/chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và
hành lang lưới điện như sau:
- Tên công trình:
- Thuộc dự án (nếu có):
- Địa điểm thực hiện:
- Thời gian thực hiện:
- Quy mô đầu tư xây
dựng chủ yếu:
(Có hồ sơ kèm theo bao gồm: ……………………………………………..).
(Đơn vị) đề nghị (Cơ quan quản lý) thỏa
thuận vị trí, hướng tuyến và hành lang công trình điện nêu trên làm cơ sở để (Đơn vị) thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định.
Địa chỉ liên hệ: ……………………..
Số điện thoại: …………………………
Nơi nhận:
|
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP CỦA ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
Cơ quan quản lý là một trong các cơ quan sau: Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện.