Quyết định 1154/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 1154/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/05/2019
Ngày có hiệu lực 10/05/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1154/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 05 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ, QUY TRÌNH ĐIỆN TỬ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Thanh tra tỉnh (Có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm thiết lập quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP và các CV NV, TP;
- C
ng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KSNC.

CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH NỘI BỘ, QUY TRÌNH ĐIỆN TỬ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 10/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)

1. Thủ tục Tiếp công nhân

Thứ tự công việc

Đơn vị/ người thực hiện

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. TIẾP CÔNG DÂN THƯỜNG XUYÊN

Bước 1

Công chức phụ trách tiếp dân của Thanh tra tỉnh

Tiếp xúc và xử lý thông tin người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

20 phút làm việc

Bước 2

Công chức phụ trách tiếp dân của Thanh tra tỉnh

- Lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày;

- Giải thích cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và hướng dẫn công dân thực hiện quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

- Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp (nếu có).

30 phút làm việc

Bước 3

Công chức phụ trách tiếp dân của Thanh tra tỉnh

Phân loại, xác định thẩm quyền giải quyết:

- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh Thanh tra tnh:

+ Nếu công dân có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì lập Phiếu đề xuất thụ lý đơn.

+ Nếu công dân không có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì hướng dẫn công dân viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bng văn bản và yêu cầu công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ, trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng thì yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ.

- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh Thanh tra tỉnh thì hướng dẫn công dân đến cấp có thẩm quyền giải quyết.

30 phút làm việc

Bước 4

Công chức phụ trách tiếp dân của Thanh tra tỉnh

Xử lý một số công việc sau khi tiếp công dân:

- Hoàn tất hồ sơ, thủ tục tiếp công dân và cập nhật vào phần mềm tiếp công dân theo quy định.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

30 phút làm việc

16 giờ làm việc

II. TIP CÔNG DÂN ĐỊNH KỲ CỦA LÃNH ĐẠO THANH TRA TỈNH

Bước 1

Công chức phụ trách tiếp dân và lãnh đạo Thanh tra tỉnh được giao tiếp công dân

Tiếp xúc và xử lý thông tin người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Tùy thuộc vào scông dân đến.

Bước 2

Công chức phụ trách tiếp dân của Thanh tra tỉnh

Mời lần lượt công dân vào gặp Lãnh đạo Thanh tra tỉnh theo số thứ tự đã được đăng ký tại bộ phận thường trực trước khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Thanh tra tỉnh.

 

Các bước tiếp theo thực hiện như quy trình tiếp công dân thường xuyên nhưng dưới schủ trì của Lãnh đo Thanh tra tỉnh.

Tng thời gian giải quyết: 17 giờ 50 phút làm việc

2. Thủ tục Xử lý đơn thư

Thứ tự công việc

Đơn vị/ người thực hiện

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Bước 1

Văn thư/Bộ phận TNTKQ

Tiếp nhận và xử lý thông tin đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

08 giờ làm việc

Bước 2

Công chức, lãnh đạo Văn phòng và lãnh đạo Thanh tra tỉnh được phân công xử lý đơn thư

Phân loại và xử lý đơn thư:

- Đối với đơn đủ điều kiện xử lý:

+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền: Lập Phiếu đề xuất thụ lý đơn.

80 giờ làm việc

+ Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền: Ban hành văn bản hướng dẫn người gửi đơn gửi đến đúng cấp có thẩm quyền.

80 giờ làm việc

+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền: Lập Phiếu đề xuất thụ lý đơn.

80 giờ làm việc

+ Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền: Ban hành văn bản chuyển đơn đến đúng cấp có thẩm quyền để xem xét giải quyết.

80 giờ làm việc

Trường hợp tố cáo có dấu hiệu tội phạm hoặc hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân

40 giờ làm việc

+ Đơn kiến nghị, phn ánh thuộc thẩm quyền: Lập Phiếu đề xuất thụ lý đơn.

80 giờ làm việc

+ Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền: Ban hành văn bản chuyển đơn đến đúng cấp có thẩm quyền để xem xét giải quyết.

80 giờ làm việc

- Đối với đơn không đủ điều kiện xử lý: Lưu đơn theo dõi.

80 giờ làm việc

Bước 3

Công chức được phân công xử lý đơn thư

Xử lý một số công việc sau xử lý đơn:

- Hoàn tất hồ sơ, thủ tục xử lý đơn và cập nhật vào Phần mềm tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

30 phút làm việc

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

16 giờ làm việc

Tng thời gian giải quyết: 104 giờ 30 phút làm việc

3. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

Thứ tự công việc

Đơn vị/ người thực hiện

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Bước 1

Chánh Thanh tra

Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 80 giờ làm việc, ktừ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại năm 2011, Chánh Thanh tra thực hiện thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

80 giờ làm việc

Bước 2

Chánh Thanh tra tỉnh

Căn cứ vào nội dung khiếu nại, địa bàn và lĩnh vực các Phòng nghiệp vụ được phân công phụ trách, Chánh Thanh tra trực tiếp hoặc thông qua cuộc họp lãnh đạo Thanh tra tỉnh để cử Trưởng đoàn/Tổ trưởng và các thành viên.

Trưởng phòng chuyên môn cử thành viên phòng vào sổ theo dõi thụ lý đơn khiếu nại.

16 giờ làm việc

Bước 4

Đoàn/T xác minh

Lập, phê duyệt kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại

Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, trình Chánh Thanh tra phê duyệt và tổ chức thực hiện

24 giờ làm việc

Bước 4

Đoàn/T xác minh

Tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại

- Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ; các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung khiếu nại.

- Làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại; làm việc trực tiếp và yêu cầu người bị khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại

- Tiến hành xác minh thực tế nơi xảy ra vụ việc, xác minh các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

- Nội dung xác minh phải được lập thành biên bản và phải có chữ ký hoặc đim chỉ của các bên liên quan; biên bản làm việc phải được lưu vào hồ sơ vụ việc.

Khi xét cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại thì Đoàn/Tổ xác minh tham mưu Chánh Thanh tra tỉnh ban hành Quyết định về việc trưng cầu giám định

Khi thời hạn xác minh nội dung khiếu nại đã hết mà chưa thực hiện xong việc xác minh thì Đoàn/Tổ xác minh tham mưu Chánh Thanh tra tỉnh ban hành Quyết định về việc gia hạn thời gian xác minh

112 giờ làm việc

Bước 5

 

Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh

Tiến hành dự thảo Báo cáo kết quả xác minh dựa trên cơ sở các biên bản làm việc; Báo cáo kết quả của các thành viên Đoàn/Tổ xác minh; hồ sơ, tài liệu chứng cứ của vụ việc; căn cứ quy định của pháp luật có liên quan nội dung vụ việc.

- Báo cáo kết quả xác minh của Tổ xác minh phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến. Trường hợp các thành viên có ý kiến khác nhau về kết quả xác minh thì được quyền bảo lưu ý kiến của mình và ghi rõ trong báo cáo kết quả xác minh.

- Đăng ký báo cáo dự thảo Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại với Lãnh đạo thông qua Văn phòng;

- Chuẩn bị các tài liệu, dự thảo Báo cáo gửi trước cho Lãnh đạo, các thành viên dự họp.

- Lãnh đạo Thanh tra tỉnh nghe dự thảo báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo.

- Trưởng Đoàn/Tổ xác minh bổ sung, hoàn chỉnh Báo cáo trình Phó Chánh thanh tra phụ trách cho ý kiến rồi tiếp tục chỉnh sửa để trình Chánh thanh tra tỉnh.

48 giờ làm việc

Bước 6

Đoàn/Tổ xác minh

Xây dựng phương án đối thoại và tổ chức đối thoại

Sau khi hoàn chỉnh Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc khiếu nại phải xây dựng Phương án đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau hoặc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trình Chánh Thanh tra tỉnh.

Chánh Thanh tra tỉnh phê duyệt Phương án đối thoại và tổ chức việc đối thoại Việc đối thoại phải được lập thành Biên bản và lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại

40 giờ làm việc

Bước 7

Đoàn/Tổ xác minh

Ra quyết định giải quyết khiếu nại

- Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh và kết quả cuộc gặp gỡ đối thoại Đoàn/Tổ xác minh tham mưu Dự thảo Quyết định giải quyết nội dung khiếu nại (nếu người khiếu nại không thay đổi nội dung, yêu cầu khiếu nại hoặc không tự nguyện rút khiếu nại) hoặc Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại (nếu người khiếu nại đồng ý rút đơn khiếu nại) trình Chánh Thanh tra tỉnh phê duyệt.

- Chánh Thanh tra tỉnh ký ban hành Quyết định giải quyết nội dung khiếu nại hoặc Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

- Trong thời hạn 24 giờ làm việc, kể từ ngày có Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại phải gửi Quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.

24 giờ làm việc

Bước 8

Bộ phận văn thư

Vào sổ văn bản, đóng dấu, ký số, chuyển kết quả (điện tvà giấy)

08 giờ làm việc

Tổng thời gian giải quyết: 352 giờ làm việc

4. Thủ tục giải quyết tố cáo

Thứ tcông việc

Đơn vị/ người thực hiện

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Bước 1

Chánh Thanh tra

Chánh Thanh tra cử Trưởng đoàn/Ttrưởng và các thành viên thực hiện xác minh

Căn cứ vào nội dung tố cáo, địa bàn và lĩnh vực các Phòng nghiệp vụ được phân công phụ trách, Chánh Thanh tra trực tiếp hoặc thông qua cuộc họp lãnh đạo Thanh tra tỉnh để cử Trưởng đoàn/Tổ trưởng và các thành viên.

08 giờ làm việc

Bước 2

Đoàn/Tổ xác minh

Tham mưu Quyết định thụ lý và thành lập Đoàn/Tổ xác minh (gọi tắt là Txác minh) và Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo

- Quyết định thụ lý và thành lập Txác minh phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị tố cáo; họ tên, chức vụ, chức danh của từng người trong Tổ xác minh, nội dung cần xác minh, thời hạn xác minh, quyền hạn, trách nhiệm của T xác minh.

- Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo do Tổ trưởng Tổ xác minh lập và trình người ra quyết định thành lập Txác minh phê duyệt.

24 giờ làm việc

Bước 3

Chánh Thanh tra

Phê duyệt Quyết định thụ lý và thành lập Tổ xác minh và Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo

08 giờ làm việc

Bước 4

Đoàn/Txác minh

Tiến hành xác minh nội dung tố cáo

5.1. Thông báo quyết định thành lập T xác minh

- Ttrưởng Tổ xác minh có trách nhiệm giao Quyết định thành lập Txác minh cho người bị tố cáo.

- Việc giao hoặc công bố quyết định phải lập thành biên bản có chữ ký của Ttrưởng Txác minh, cá nhân bị tố cáo, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, giao một bản cho cá nhân bị tố cáo, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo và lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.

5.2. Làm việc với người tố cáo và người bị tố cáo

- Txác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng đlàm rõ nội dung tố cáo.

- Tổ xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình.

Nội dung làm việc với người tố cáo và người bị tố cáo phải được lập thành biên bản

5.3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo

Việc yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo phải căn cứ vào kế hoạch xác minh đã được phê duyệt, yêu cầu của việc giải quyết tố cáo. Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp trực tiếp thì Tổ xác minh phải lập Giấy biên nhận

5.4. Xác minh thực tế

Căn cứ kế hoạch xác minh, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người ra quyết định thành lập Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung t cáo.

5.5. Trưng cầu giám định

Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tcáo thì người ra quyết định thành lập Tổ xác minh trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định.

Việc trưng cầu giám định thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; thông tin, tài liệu, bằng chứng cần giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn có kết luận giám định

5.6. Gia hạn giải quyết tố cáo

Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo quyết định việc gia hạn giải quyết tố cáo theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 của Luật Tố cáo

5.7. Rút tố cáo

Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tcáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản. Việc rút tố cáo theo Quy định tại Điều 33 Luật Tố cáo

5.8. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo.

Việc Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo theo Quy định tại Điều 34 Luật Tố cáo

80 giờ làm việc

Bước 5

Đoàn/Tổ xác minh

Báo cáo kết quả xác minh

- Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Văn bản báo cáo phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo phải có các nội dung chính, sau:

a) Nội dung tố cáo;

b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo;

c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ đchứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;

d) Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo được giao xác minh là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có);

đ) Nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;

e) Thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại;

g) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Txác minh (nếu có);

h) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

32 giờ làm việc

Bước 6

Đoàn/T xác minh

Tham mưu Kết luận nội dung tố cáo

- Căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

- Kết luận nội dung tố cáo phải:

a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

b) Căn cứ pháp luật đxác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

24 giờ làm việc

Bước 7

Chánh Thanh tra

Phê duyệt Kết luận nội dung tố cáo

24 giờ làm việc

Bước 8

Chánh Thanh tra

Xử lý kết luận nội dung tố cáo

Sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải căn cứ kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo Điều 36 Luật Tố cáo

32 giờ làm việc

Bước 9

Bộ phận văn thư

Vào sổ văn bản, đóng dấu, ký số, chuyển kết quả (điện tử và giấy)

08 giờ làm việc

Tổng thời gian giải quyết: 240 giờ làm việc