Quyết định 1137/QĐ-BNN-HTQT năm 2012 phê duyệt dự án “Hỗ trợ Quản trị Tri thức và Đối thoại Chính sách thông qua Đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1137/QĐ-BNN-HTQT
Ngày ban hành 18/05/2012
Ngày có hiệu lực 18/05/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Diệp Kỉnh Tần
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1137/QĐ-BNN-HTQT

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “HỖ TRỢ QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH THÔNG QUA ĐỐI TÁC PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM VÀ CÚM Ở NGƯỜI”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3/1/2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT ngày 4/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ thư thông báo ngày 30/12/2011 của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về khoản tài trợ dành cho dự án “Hỗ trợ Quản trị Tri thức và Đối thoại Chính sách thông qua Đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người” thực hiện thông qua UNDP;

Căn cứ công văn số 480/TTg-QHQT ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án “Hỗ trợ Quản trị Tri thức và Đối thoại Chính sách thông qua Đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người” và giao Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và triển khai dự án;

Xét đề nghị của Vụ Hợp tác Quốc tế tại tờ trình ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt dự án “Hỗ trợ Quản trị Tri thức và Đối thoại Chính sách thông qua Đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án “Hỗ trợ Quản trị Tri thức và Đối thoại Chính sách thông qua Đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thông qua Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), với các nội dung chính như sau:

1. Tên dự án: Hỗ trợ Quản trị Tri thức và Đối thoại Chính sách thông qua Đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người.

2. Nhà tài trợ: Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thông qua Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

3. Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Chủ dự án: Vụ Hợp tác Quốc tế.

5. Mục tiêu của dự án:

Mục tiêu chung: Đến năm 2016, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hệ thống y tế quốc gia, bao gồm cải thiện và bảo vệ sức khỏe, tập trung vào việc đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng hơn cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất và có hoàn cảnh khó khăn.

Mục tiêu cụ thể: (i) Hỗ trợ khởi động và thúc đẩy thực hiện Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm, phòng ngừa đại dịch và các bệnh truyền nhiễm mới nổi, giai đoạn 2011-2015 (AIPED) nhằm huy động và điều phối một cách có hiệu quả các nguồn lực quốc gia và quốc tế; (ii) Tăng cường quản trị tri thức và chia sẻ thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vận động chính sách và thảo luận chiến lược về cúm gia cầm và đại dịch; và (iii) Hỗ trợ chi phí nhân sự và hoạt động văn phòng dự án để điều phối hoạt động của các đối tác trong nước và quốc tế cũng như các hoạt động trong phạm vi Chương trình AIPED.

6. Kết quả đầu ra và hoạt động của dự án:

Kết quả 1: Chương trình AIPED được giới thiệu và khởi động.

Hoạt động:

- Phổ biến tài liệu AIPED tới các Ban chỉ đạo quốc gia và Ban chỉ đạo thuộc UBND tỉnh/thành phố, và tới các đối tác quốc tế liên quan đến phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người.

- Xây dựng kế hoạch tài chính cho Chương trình AIPED.

- Xây dựng Khung chiến lược quốc gia về truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi được xây dựng làm định hướng cho công tác phòng chống cúm gia cầm và đại dịch của Việt Nam trong 5 năm tới.

- Điều chỉnh khung giám sát và đánh giá quốc gia (M&E) trong khuôn khổ AIPED và xây dựng báo cáo khởi động M&E.

[...]