Quyết định 1134/QĐ-BTTTT năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

Số hiệu 1134/QĐ-BTTTT
Ngày ban hành 16/09/2013
Ngày có hiệu lực 16/09/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Thành Hưng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1134/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ TTHC MỚI BAN HÀNH, TTHC ĐƯỢC THAY THẾ, TTHC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được thay thế, thủ tục bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Vụ Pháp chế (để p/h);
- Trung tâm thông tin (để đưa tin);
- Lưu: VT, P.KSTTHC(02), NTT.20.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Hưng

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1134/QĐ-BTTTT ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

A. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành.

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. Thủ tục hành chính cấp trung ương.

1

Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

2

Sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

3

Gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

4

Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

5

Cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

B. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế.

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. Thủ tục hành chính cấp trung ương.

1

Cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

2

Sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

3

Gia hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

4

Cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

5

Sửa đổi, bổ sung giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

6

Gia hạn giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông

Viễn thông

Cục Viễn thông

C. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. Thủ tục hành chính cấp trung ương.

1

Cấp lại giấy phép viễn thông

(Áp dụng đối với cấp phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam; Không áp dụng đối với cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại Thông tư 12/2013/TT-BTTTT)

Viễn thông

Cục Viễn thông

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH:

Lĩnh vực Viễn thông và Internet

1. Thủ tục

Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Trình tự thực hiện:

- Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đến Cục Viễn thông. (Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông).

- Cục Viễn thông tiếp nhận và xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.

- Cục Viễn thông kiểm tra và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc.

- Trong thời hạn thẩm định hồ sơ, Cục Viễn thông có quyền gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, giải trình trực tiếp nếu hồ sơ không cung cấp đủ thông tin.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, giải trình, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bổ sung, giải trình trực tiếp cho Cục Viễn thông.

Nếu kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung, giải trình trực tiếp, doanh nghiệp không nộp hồ sơ bổ sung, không giải trình và không có văn bản đề nghị lùi thời hạn nộp bổ sung hoặc giải trình trực tiếp thì coi như doanh nghiệp từ bỏ nộp hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ nộp sau khi hết hạn được xét như tiếp nhận hồ sơ mới.

- Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Viễn thông xem xét, thẩm định hồ sơ và xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép cho doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối, Cục Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp biết.

- Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp hoặc bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính đến Cục Viễn thông - Tòa nhà VNTA, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;

- Nộp trực tuyến (Cục Viễn thông sẽ hướng dẫn cụ thể khi điều kiện kỹ thuật cho phép).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (Mẫu 01/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

c) Điều lệ của doanh nghiệp;

d) Kế hoạch kinh doanh trong 05 (năm) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép (Mẫu 06/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

đ) Kế hoạch kỹ thuật trong 05 (năm) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép (Mẫu 07/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

e) Văn bản xác nhận vốn pháp định theo (Quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 13 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

g) Cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng (Mẫu 09/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013).

Số lượng hồ sơ: 05 bộ (01 bộ bản gốc và 04 bộ bản sao)

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (Mẫu 01/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;

c) Điều lệ của doanh nghiệp;

d) Kế hoạch kinh doanh trong 05 (năm) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép (Mẫu 06/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

đ) Kế hoạch kỹ thuật trong 05 (năm) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép (Mẫu 07/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

e) Dự thảo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu, dự thảo bản thông tin điều kiện sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu (Quy định tại Điều 10 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT đối với hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất, dịch vụ thông tin di động mặt đất, dịch vụ truy nhập Internet).

Số lượng hồ sơ: 05 bộ (01 bộ bản gốc và 04 bộ bản sao)

- Thời hạn giải quyết:

45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép theo quy định:

+ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện)

+ Cục Viễn thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông khác ngoài các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Viễn thông

- Cơ quan phối hợp (nếu có).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (bao gồm Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông).

- Lệ phí (nếu có):

- Lệ phí cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (Mục 2, 4 trong bảng Danh mục phí, lệ phí của Biểu mức thu phí, lệ phí cấp giấy phép hoạt động bưu chính viễn thông, ban hành kèm theo Quyết định 215/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính b an hành mức thu lệ phí cấp phép hoạt động Bưu chính Viễn thông:

Mục 2: Lệ phí cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông vô tuyến điện công cộng (Trừ thiết lập các mạng: Điện thoại vô tuyến cố định, điện thoại vô tuyến di động, nhắn tin được quy định ở mục 4):

- Trong phạm vi khu vực: 5.000.000 đồng

- Trong phạm vi 2 khu vực: 10.000.000 đồng

- Trong phạm vi toàn quốc: 15.000.000 đồng

Mục 4: Lệ phí cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài nội dung ở mục 1 và 2:

- Trong phạm vi khu vực:

+ Mạng điện thoại cố định:10.000.000 đồng

+ Mạng điện thoại vô tuyến cố định:10.000.000 đồng

+ Mạng điện thoại vô tuyến di động:10.000.000 đồng

+ Mạng nhắn tin: 10.000.000 đồng

+ Mạng truyền số liệu: 5.000.000 đồng

+ Mạng đa dịch vụ: 15.000.000 đồng

+ Mạng di động vệ tinh:

* Cung cấp cổng và dịch vụ truy nhập: 10.000.000 đồng

* Cung cấp dịch vụ đầu cuối:5.000.000 đồng

- Trong phạm vi liên khu vực:

+ Mạng điện thoại cố định: 20.000.000 đồng

+ Mạng điện thoại vô tuyến cố định: 20.000.000 đồng

+ Mạng điện thoại vô tuyến di động: 20.000.000 đồng

+ Mạng nhắn tin: 20.000.000 đồng

+ Mạng truyền số liệu: 10.000.000 đồng

+ Mạng đa dịch vụ: 20.000.000 đồng

+ Mạng di động vệ tinh

* Cung cấp cổng và dịch vụ truy nhập: 15.000.000Đồng

* Cung cấp dịch vụ đầu cuối: 8.000.000 đồng

- Trong phạm vi toàn quốc:

+ Mạng điện thoại cố định: 25.000.000 đồng

+ Mạng điện thoại vô tuyến cố định: 25.000.000 đồng

+ Mạng điện thoại vô tuyến di động: 25.000.000 đồng

+ Mạng nhắn tin: 25.000.000 đồng

+ Mạng truyền số liệu: 25.000.000 đồng

+ Mạng đa dịch vụ: 50.000.000 đồng

+ Mạng di động vệ tinh:

* Cung cấp cổng và dịch vụ truy nhập: 20.000.000 đồng

* Cung cấp dịch vụ đầu cuối: 12.000.000 đồng

Mức thu trên áp dụng cho giấy phép có thời hạn 5 năm. Thời hạn giấy phép trên 5 năm đến 10 năm thu bằng 1,5 lần; thời hạn giấy phép trên 10 năm đến 20 năm thu bằng 2 lần mức thu trên.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (Mẫu 01/GPKDVT tại Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013)

- Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên của doanh nghiệp (Mẫu 06/GPKDVT ban hành kèm theo TT số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013)

- Kế hoạch kỹ thuật trong 05 năm đầu tiên của doanh nghiệp (Mẫu 07/GPKDVT ban hành kèm theo TT số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013)

- Cam kết thực hiện Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng (Mẫu 09/GPKDVT ban hành kèm theo TT số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013) (trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đang có hiệu lực, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đang có hiệu lực, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đang có hiệu lực của doanh nghiệp có ghi ngành, nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ viễn thông, hoặc ghi tên và mã ngành, nghề kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

2. Điều kiện về tài chính:

a) Doanh nghiệp có khả năng tài chính để bảo đảm thực hiện giấy phép phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật đề xuất;

b) Doanh nghiệp không đang trong tình trạng chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về viễn thông;

c) Vốn đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp (nếu có) phải tuân thủ quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

d) Đối với doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng: ngoài quy định tại các điểm a, b, c khoản này, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và cam kết đầu tư theo quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP và Điều 13, Điều 14 Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT;

đ) Đối với doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất: ngoài quy định tại các điểm a, b, c khoản này, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định tại Điều 3 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP.

3. Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực:

a) Doanh nghiệp không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành;

b) Doanh nghiệp có tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kỹ thuật và phương án bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

4. Điều kiện về kỹ thuật, kinh doanh:

Doanh nghiệp phải có kế hoạch kỹ thuật, kế hoạch kinh doanh:

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch tài nguyên viễn thông;

- Khả thi và phù hợp với các quy định về kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;

- Đối với doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có sử dụng kho số viễn thông, có sử dụng tần số vô tuyến điện phải đảm bảo việc phân bổ kho số viễn thông, phân bổ tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp theo đề nghị trong hồ sơ phải khả thi. Điều kiện về tính khả thi khi phân bổ kho số viễn thông, tần số vô tuyến điện được quy định tại Điều 15 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013

5. Điều kiện về an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin:

Doanh nghiệp có phương án bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin phù hợp với kế hoạch kỹ thuật và kế hoạch kinh doanh.

6. Điều kiện bảo đảm thực hiện giấy phép

Doanh nghiệp phải bảo đảm việc thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 của Bộ TTTT hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;

- Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2012 về phân loại dịch vụ viễn thông;

- Quyết định 215/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp phép hoạt động Bưu chính Viễn thông.

2. Thủ tục

Sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp muốn sửa đổi, bổ sung giấy phép gửi hồ sơ về Cục Viễn thông khi có ít nhất một trong những thay đổi sau:

+ Đổi tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

+ Thay đổi phạm vi thiết lập mạng viễn thông công cộng mặt đất đã được cấp phép nhưng vẫn thuộc phạm vi khu vực, phạm vi toàn quốc.

 + Đề nghị được cung cấp các dịch vụ viễn thong chưa quy định trong giấy phép và cơ quan có thẩm quyền cấp phép cung cấp dịch vụ đó là cơ quan đã cấp giấy phép đang có.

 + Ngừng cung cấp một số dịch vụ viễn thông đã được cấp phép.

- Cục Viễn thông tiếp nhận, xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ hồ sơ trong 05 ngày làm việc.

- Trong thời hạn thẩm định hồ sơ, Cục Viễn thông có quyền gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, giải trình trực tiếp nếu hồ sơ không cung cấp đủ thông tin.

- Trong vòng 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Viễn thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và xét cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép cho doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối, Cục Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp biết.

- Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính đến Cục Viễn thông - Tòa nhà VNTA, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;

- Nộp trực tuyến (Cục Viễn thông sẽ hướng dẫn cụ thể khi điều kiện kỹ thuật cho phép).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông do thay đổi tên doanh nghiệp bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu khác có liên quan đến việc đổi tên doanh nghiệp.

2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép do thu hẹp phạm vi thiết lập mạng viễn thông công cộng, ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;

b) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép (Mẫu 08/GPKDVT Thông tư 12/2013 ngày 13/5/2013).

3. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép do mở rộng phạm vi thiết lập mạng viễn thông công cộng, bổ sung dịch vụ viễn thông được phép cung cấp bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;

b) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép;

c) Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật trong 05 (năm) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung đối với phạm vi thiết lập mạng mở rộng thêm, đối với dịch vụ dự kiến cung cấp mới;

d) Dự thảo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu, dự thảo bản thông tin điều kiện sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu đối với hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất, dịch vụ thông tin di động mặt đất, dịch vụ truy nhập Internet.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ bản gốc và 02 bộ bản sao)

- Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam (Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông)

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:

+ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện)

+ Cục Viễn thông xét cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khác ngoài các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Viễn thông

- Cơ quan phối hợp (nếu có).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Lệ phí (nếu có):

Lệ phí cấp giấy phép bổ sung chức năng kinh doanh BCVT: 300.000 đồng /lần

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (Mẫu 02/GPKDVT ban hành kèm theo TT số 12/2013/TT-BTTTT Ngày 13/5/2013)

- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép (Mẫu 08/GPKDVT thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Doanh nghiệp được xét cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung khi đáp ứng được các quy định dựa trên điều kiện xét cấp tương ứng tại khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013 về ngành nghề kinh doanh, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực, an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 của Bộ TTTT hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;

- Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2012 về phân loại dịch vụ viễn thông.

- Quyết định 215/2000/QĐ- BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp phép hoạt động Bưu chính Viễn thông.

3. Thủ tục

Gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Trình tự thực hiện:

- Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông muốn tiếp tục kinh doanh dịch vụ viễn thông theo nội dung giấy phép đã được cấp mà không làm thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Cục Viễn thông ít nhất 60 ngày trước ngày giấy phép hết hạn.

- Cục Viễn thông tiếp nhận, xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ hồ sơ trong 05 ngày làm việc.

- Trong thời hạn thẩm định hồ sơ, Cục Viễn thông có quyền gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, giải trình trực tiếp nếu hồ sơ không cung cấp đủ thông tin.

- Trong vòng 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Viễn thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và quyết định gia hạn giấy phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định gia hạn giấy phép cho doanh nghiệp.

- Cách thức thực hiện: 

- Nộp trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính đến Cục Viễn thông - Tòa nhà VNTA, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;

- Nộp trực tuyến (Cục Viễn thông sẽ hướng dẫn cụ thể khi điều kiện kỹ thuật cho phép).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (Mẫu 03/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

- Báo cáo việc thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp đến ngày đề nghị gia hạn (Mẫu 08/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013).

Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ bản gốc và 02 bộ bản sao)

- Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:

  + Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét gia hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện)

  + Cục Viễn thông xét gia hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khác ngoài các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Viễn thông

- Cơ quan phối hợp (nếu có).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Lệ phí (nếu có):

50% lệ phí cấp giấy phép lần đầu

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (Mẫu 03/GPKDVT tại Thông tư 12/2013 ngày 13/5/2013)

- Báo cáo việc thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp đến ngày đề nghị gia hạn (Mẫu 08/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép kinh doanh nếu tuân thủ các quy định trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đề nghị được gia hạn và các quy định của pháp luật về viễn thông.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 của Bộ TTTT hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;

- Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2012 về phân loại dịch vụ viễn thông;

- Quyết định 215/2000/QĐ- BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp phép hoạt động Bưu chính Viễn thông.

4. Thủ tục

Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Trình tự thực hiện:

- Đối với giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông còn hiệu lực và bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, Doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh đến Cục Viễn thông.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Cục Viễn thông có trách nhiệm:

+ Xét cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT;

+ Trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT.

- Cách thức thực hiện: 

- Nộp trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính đến Cục Viễn thông - Tòa nhà VNTA, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;

- Nộp trực tuyến (Cục Viễn thông sẽ hướng dẫn cụ thể khi điều kiện kỹ thuật cho phép).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép (Mẫu 04/GPKDVT tại Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:

+ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện)

+ Cục Viễn thông xét cấp lại giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khác ngoài các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Viễn thông

- Cơ quan phối hợp: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được cấp lại

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép (Mẫu 04/GPKDVT tại Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 của Bộ TTTT hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

5. Thủ tục

Cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Trình tự thực hiện:

- Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông muốn tiếp tục kinh doanh dịch vụ viễn thông theo nội dung giấy phép đã được cấp gửi hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đến Cục Viễn thông ít nhất 60 ngày làm việc trước ngày giấy phép hết hạn.

- Cục Viễn thông tiếp nhận và xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.

- Cục Viễn thông kiểm tra và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc.

- Trong thời hạn thẩm định hồ sơ, Cục Viễn thông có quyền gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, giải trình trực tiếp nếu hồ sơ không cung cấp đủ thông tin.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, giải trình, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bổ sung, giải trình trực tiếp cho Cục Viễn thông.

Nếu kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung, giải trình trực tiếp, doanh nghiệp không nộp hồ sơ bổ sung, không giải trình và không có văn bản đề nghị lùi thời hạn nộp bổ sung hoặc giải trình trực tiếp thì coi như doanh nghiệp từ bỏ nộp hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ nộp sau khi hết hạn được xét như tiếp nhận hồ sơ mới.

- Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Viễn thông xem xét, thẩm định hồ sơ và xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép cho doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối, Cục Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp biết.

- Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính đến Cục Viễn thông - Tòa nhà VNTA, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;

- Nộp trực tuyến (Cục Viễn thông sẽ hướng dẫn cụ thể khi điều kiện kỹ thuật cho phép).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng:

a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép (Mẫu 05/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

b) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp tới ngày đề nghị cấp mới (Mẫu 08/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTT ngày 13/5/2013);

c) Kế hoạch kinh doanh trong 05 (năm) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp mới giấy phép (Mẫu 06/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

d) Kế hoạch kỹ thuật trong 05 (năm) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp mới giấy phép theo Mẫu 07/GPKDVT;

đ) Văn bản xác nhận vốn pháp định (Quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

e) Cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng.

Số lượng hồ sơ: 05 bộ (01 bộ bản gốc và 04 bộ bản sao)

2. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông:

a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép (Mẫu 05/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

b) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp đến ngày đề nghị cấp mới (Mẫu 08/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

c) Kế hoạch kinh doanh trong 05 (năm) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp mới giấy phép (Mẫu 06/GPKDVT Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013);

d) Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất, dịch vụ thông tin di động mặt đất, dịch vụ truy nhập Internet: hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu, bản thông tin điều kiện sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu doanh nghiệp đang áp dụng hoặc dự thảo hợp đồng mẫu, dự thảo bản thông tin điều kiện mẫu dự kiến sẽ áp dụng mới.

Số lượng hồ sơ: 05 bộ (01 bộ bản gốc và 04 bộ bản sao).

- Thời hạn giải quyết:

45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:

 + Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện)

  + Cục Viễn thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông khác ngoài các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Viễn thông

- Cơ quan phối hợp (nếu có).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Đơn đề nghị cấp mới giấy phép (Mẫu 05/GPKDVT tại Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc xét cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các quy định tương ứng xét cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (Được quy định chi tiết tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013); xem xét việc tuân thủ quy định trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đề nghị được cấp mới và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 của Bộ TTTT hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;

- Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2012 về phân loại dịch vụ viễn thông.

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG.

Lĩnh vực Viễn thông và Internet

1. Thủ tục

Cấp lại giấy phép viễn thông (Áp dụng đối với cấp phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam; Không áp dụng đối với cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại Thông tư 12/2013/TT-BTTTT)

- Trình tự thực hiện:

- Trường hợp giấy phép viễn thông bị mất, rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp phép phải gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép viễn thông tới Cục Viễn thông

- Cục Viễn thông xem xét cấp lại hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại giấy phép.

- Cách thức thực hiện;

- Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Viễn thông hoặc gửi theo đường bưu chính tới Cục Viễn thông (Tòa nhà VNTA, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị đề nghị cấp lại giấy phép viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Viễn thông xét cấp lại (đối với Giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Cục trưởng Cục Viễn thông) hoặc trình Bộ trưởng Bộ TTTT cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp (Đối với Giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ trưởng)

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép viễn thông.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:

 + Cục Viễn thông (đối với loại hình dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông không sử dụng băng tần số vô tuyến điện)

 + Bộ Thông tin và Truyền thông (đối với loại hình dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông sử dụng băng tần số vô tuyến điện)

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Viễn thông

- Cơ quan phối hợp: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép nghiệp vụ viễn thông

- Lệ phí (nếu có):

Chưa quy định

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép viễn thông theo quy định của Bộ TT&TT

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông;

- Nghị định 25/NĐ-CP  ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 của Bộ TTTT hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

* Ghi chú: Phần sửa đổi, bổ sung được in nghiêng.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ