NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1133/2003/QĐ-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1133/2003/QĐ-NHNN
NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI
LÃI SUẤT
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính
phủ ban hành quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2003.
Điều 3.
Đối với các hợp đồng hoán đổi lãi suất được ký kết trước ngày Quyết định này có
hiệu lực theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì các bên
tiếp tục thực hiện theo các điều khoản đã ký kết cho đến khi thanh lý hợp đồng
hoặc thoả thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoán đổi lãi suất phù hợp với quy định
tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 4.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng
Giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng thương mại, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc)
doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
THỰC HIỆN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/9/2003 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Phạm
vị và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực
hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa Ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng liên doanh (sau đây gọi tắt là
ngân hàng) với doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam
(sau đây gọi tắt là doanh nghiệp), giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng
với tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Các giao dịch hoán đổi lãi suất được thực hiện
theo quy định tại Quy chế này, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không trái với
pháp luật Việt Nam.
2. Các doanh nghiệp vay vốn nước
ngoài theo quy định tại Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ
ban hành Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài thực hiện giao dịch hoán đổi
lãi suất với bên cho vay nước ngoài, tổ chức khác của nước ngoài theo thông lệ
quốc tế và pháp luật nước ngoài, nhưng không trái với quy định pháp luật Việt
Nam.
Điều 2. Mục
đích hoán đổi lãi suất
Các ngân hàng và doanh nghiệp thực
hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của
lãi suất thị trường.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Quy chế này
được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài
bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuế tài chính,
ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển và các tổ chức tài chính - tín dụng khác
được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, hoặc do các tổ chức quốc
tế thành lập và được pháp luật Việt Nam công nhận.
2. Giao dịch hoán đổi lãi suất
là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam kết thanh toán
cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trên
cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian.
3. Nợ gốc của một giao dịch hoán
đổi lãi suất là số tiền mà các bên thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất thỏa
thuận làm cơ sở để tính số lãi thả nổi, số lãi cố định và số lãi ròng hoán đổi
lãi suất.
4. Lãi suất thả nổi là mức lãi
suất thay đổi trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất trên cơ sở lãi suất thị
trường và do các bên thỏa thuận.
5. Lãi suất cố định là mức lãi
suất do các bên thỏa thuận không thay đổi trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi
suất.
6. Số lãi thả nổi là số tiền lãi
tính theo nợ gốc và lãi suất thả nổi mà một bên tham gia hợp đồng cam kết thanh
toán cho bên kia.
7. Số lãi cố định là số tiền lãi
tính theo nợ gốc và lãi suất cố định mà một bên tham gia hợp đồng cam kết thanh
toán cho bên kia.
8. Số lãi ròng từng kỳ của một hợp
đồng hoán đổi lãi suất là chênh lệch giữa số lãi được nhận và số lãi phải trả của
từng kỳ thanh toán của hợp đồng đó.
9. Kỳ hạn thanh toán số lãi ròng
là khoảng thời gian trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất có hiệu lực đã được
thỏa thuận giữa các bên, mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, các bên thực hiện
việc thanh toán cho nhau số lãi ròng.
Điều 4.
Các trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất
1. Hoán đổi lãi suất đồng Việt
Nam hoặc ngoại tệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng đó.
2. Hoán đổi lãi suất đồng Việt Nam
hoặc ngoại tệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại tổ chức tín dụng
khác, vay vốn của nước ngoài.
3. Hoán đổi lãi suất đồng Việt
Nam hoặc ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau.
4. Hoán đổi lãi suất ngoại tệ giữa
ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Điều 5. Điều
kiện thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.
1. Đối với ngân hàng phải có đủ
các điều kiện:
a. Có vốn tự có từ 200 tỷ đồng
hoặc giá trị tương đương trở lên;
b. Đã có quy trình thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro.
c. Có tổng lãi ròng các giao dịch
hoán đổi lãi suất là số dương; trường hợp tổng lãi ròng này là số âm thì tối đa
bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó.
d. Đối với trường hợp thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất ngoại tệ, thì phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cho phép hoạt động ngoại hối.
2. Đối với doanh nghiệp phải có
đầy đủ các điều kiện:
a. Có giao dịch vay vốn, thuê
mua tài chính hoặc mua hàng hóa trả chậm được thực hiện.
b. Có khả năng tài chính hoặc thực
hiện các biện pháp bảo đảm do hai bên thỏa thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh
toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng
Điều 6. Giới
hạn về thời hạn và số nợ gốc hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp
1. Thời hạn của một hợp đồng
hoán đổi lãi suất phải phù hợp với thời hạn của khoản vay gốc, nhưng tối đa là
5 năm kể từ ngày hợp đồng đó có hiệu lực. Kết thúc thời hạn này, các bên căn cứ
vào nhu cầu và điều kiện thị trường có thể gia hạn hợp đồng, hoặc sửa đổi các
thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng, hoặc thanh lý hợp đồng để ký kết hợp đồng
hoán đổi lãi suất mới.
2. Số nợ gốc của các hợp đồng
hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn tự có của
ngân hàng.
Điều 7. Lãi
suất hoán đổi
Các bên thỏa thuận mức lãi suất
cố định và lãi suất thả nổi để thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.
Điều 8. Xác
định số lãi ròng từng kỳ và tổng lãi ròng
Số lãi ròng từng kỳ của một hợp
đồng hoán đổi lãi suất là chênh lệch giữa số lãi được nhận và số lãi phải trả
trong kỳ của hợp đồng đó, được xác định theo công thức sau:
Số lãi ròng từng kỳ = Số lãi được
nhận từng kỳ Số lãi phải trả từng kỳ
Số lãi được nhận hoặc phải trả từng
kỳ = Số dư nợ gốc x Lãi suất cố định hoặc thả nổi x Số ngày tính lãi trong kỳ
2. Tổng lãi ròng các giao dịch
hoán đổi lãi suất của ngân hàng tại một thời điểm là tổng số lãi ròng của tất cả
các hợp đồng hoán đổi lãi suất đang còn hiệu lực thực hiện tại thời điểm đó.
Số lãi ròng của một hợp đồng
hoán đổi lãi suất tại một thời điểm là tổng các số lãi ròng từng kỳ của các kỳ
còn hiệu lực thực hiện của hợp đồng hoán đổi lãi suất, tính theo lãi suất cố định
đã thỏa thuận và lãi suất thả nổi tại thời điểm đó.
Điều 9.
Thanh toán số lãi ròng từng kỳ
1. Các bên thanh toán cho nhau
tiền lãi ròng từng kỳ phát sinh từ hợp đồng hoán đổi lãi suất đã được ký kết.
2. Kỳ hạn thanh toán tiền lãi
ròng do các bên thỏa thuận, tối đa là 01 năm.
3. Khi thanh toán tiền lãi ròng
bằng ngoại tệ, các bên thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. Khi thanh toán tiền lãi ròng
ra nước ngoài, các bên thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển tiền ra nước
ngoài.
Điều 10. Hợp
đồng hoán đổi lãi suất
Các giao dịch hoán đổi lãi suất
phải được lập thành hợp đồng hoán đổi lãi suất. Hợp đồng hoán đổi lãi suất do các
bên thỏa thuận, phù hợp với quy định của Quy chế này, pháp luật khác có liên
quan và thông lệ quốc tế (Hợp đồng mẫu của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh Quốc
tế), có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại,
fax và đại diện của các bên giao kết hợp đồng.
2. Số nợ gốc, lãi suất, lịch
thanh toán gốc và lãi của khoản nợ gốc.
3. Thời hạn có hiệu lực của hợp
đồng.
4. Mức lãi suất cố định và lãi
suất thả nổi.
5. Kỳ hạn thanh toán số lãi
ròng.
6. Việc tính số lãi ròng từng kỳ
và phương thức thanh toán.
7. Mức ký quỹ, đặt cọc của doanh
nghiệp (nếu có) để đảm bảo thanh toán lãi ròng.
8. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
trước hạn.
9. Thủ tục thanh lý hợp đồng.
Điều 11. Hạch
toán kế toán và dự phòng rủi ro.
1. Ngân hàng thực hiện hạch toán
kế toán các giao dịch hoán đổi lãi suất và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Doanh nghiệp thực hiện hạch
toán kế toán các giao dịch hoán đổi lãi suất và trích lập dự phòng rủi ro theo
quy định của pháp luật có liên quan về kế toán - tài chính doanh nghiệp.
Điều 12.
Đăng ký và báo cáo việc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất
1. Các ngân hàng có đủ điều kiện
theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này, khi lần đầu thực hiện giao dịch
hoán đổi lãi suất phải thông báo bằng văn bản đăng ký thực hiện giao dịch hoán
đổi lãi suất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ)
2. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất
vào ngày 10 tháng kế tiếp, các ngân hàng đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về việc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, có trách nhiệm gửi báo cáo
cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ) theo phụ lục kèm theo
Quy chế này.
Điều 13. Tổ
chức thực hiện
1. Căn cứ Quy chế này, các quy định
của văn bản pháp luật có liên quan và thông lệ quốc tế, các ngân hàng ban hành
Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất phù hợp với điều kiện, đặc điểm
và khả năng tài chính của mình.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế
này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.