Quyết định 1126/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án sắp xếp và xây dựng mô hình tổ chức, quản lý bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1126/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/05/2015
Ngày có hiệu lực 29/05/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Ca
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1126/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 29 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ BẾN XE Ô TÔ KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách;

Căn cứ Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày 16/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách.

Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 89/TTr-SGTVT ngày 26/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp và xây dựng mô hình tổ chức, quản lý bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

Việc sắp xếp và xây dựng mô hình tổ chức quản lý bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, tránh lãng phí xã hội và phát triển bền vững các tuyến vận tải. Phù hợp với Quy hoạch phát triển tổng thể giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và các tuyến vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Mục tiêu:

- Sắp xếp lại các loại hình vận tải khách, tuyến vận tải tại từng bến xe để phát huy hiệu quả hoạt động, tránh chồng chéo, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

- Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý hoạt động của các bến xe theo đúng quy định của Nhà nước.

- Tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác bến xe, thực hiện xã hội hóa các bến xe trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư, xây dựng các bến xe ô tô khách theo từng giai đoạn, đảm bảo các tiêu chí theo quy định (Các bến xe khai thác tuyến liên tỉnh phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn tại Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ Giao thông Vận tải). Phát huy vai trò quản lý của các bến xe trong hoạt động vận tải khách; phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về vận tải.

II. NỘI DUNG SẮP XẾP HỆ THỐNG BẾN XE VÀ CÁC LUỒNG TUYẾN VẬN TẢI

1. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, thực hiện các nội dung sau:

- Giảm số lượng bến xe liên tỉnh từ 12 bến xuống còn 09 bến

- Chuyển 03 bến (Chợ Lục, Nam Trung, Hưng Nhân) thành bến xe nội tỉnh.

- Chuyển các tuyến liên tỉnh từ 03 bến xe Chợ Lục, Nam Trung, Hưng Nhân về bến xe Thái Thụy, Tiền Hải và Hưng Hà.

- Điều chỉnh lại hành trình của một số tuyến liên tỉnh, bố trí hướng tuyến khai thác tại mỗi bến xe tránh chồng chéo luồng tuyến, tránh đi vào khu vực trung tâm thành phố Thái Bình.

- Chuyển các tuyến trên 300km tại bến không đủ tiêu chuẩn (bến xe Quỳnh Côi) về các bến đủ tiêu chuẩn (Bến xe Thành phố và bến xe Hưng Hà)

2. Giai đoạn sau năm 2020, thực hiện một số nội dung sau:

- Bố trí các tuyến vận tải khách liên tỉnh có cự ly từ 300 km trở lên về hoạt động tại 04 bến xe vùng (bến xe phía Tây thành phố Thái Bình, Hưng Hà, Thái Thụy, Tiền Hải)

[...]