Quyết định 1126/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trẻ em do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 1126/QĐ-LĐTBXH
Ngày ban hành 13/07/2017
Ngày có hiệu lực 13/07/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Đào Ngọc Dung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 1126/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC TRẺ EM

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cục Trẻ em là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.

Cục Trẻ em có tên giao dịch quốc tế là Department of Children’s Affairs, viết tắt là DCA.

Điều 2. Trong phạm vi trách nhiệm của Bộ, Cục Trẻ em có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ theo phân công:

a) Dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.

b) Chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và dự án, đề án về trẻ em.

c) Cơ chế, chính sách, giải pháp về bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyn trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; phòng, chng tai nạn, thương tích cho trẻ em.

d) Quản lý hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền.

đ) Hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

e) Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực trẻ em.

g) Tham gia ý kiến bằng văn bản về những vấn đề liên quan đến trẻ em gửi ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đxuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành, địa phương.

h) Hướng dẫn việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.

3. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.

4. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý trong lĩnh vực trẻ em.

5. Giúp Bộ điều phối việc thực hiện quyền trẻ em.

6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình bảo vệ trẻ em, Diễn đàn trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em và các chương trình, dự án, kế hoạch về thực hiện quyn trẻ em.

7. Là đầu mối phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quản lý và sử dụng qubảo trợ trẻ em.

8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức khác trong việc đánh giá thực hiện các công ước, điều ước quốc tế về trẻ em mà Việt Nam tham gia, phê chuẩn.

9. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực trẻ em theo phân công của Bộ.

[...]