Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1123/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 1123/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/04/2021
Ngày có hiệu lực 26/04/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Trần Văn Tuấn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1123/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 26 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chng mua bán người ngày 29/3/2011;

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chng mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại tờ trình số 107/TTr-CAT- PV01 ngày 07/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình phòng, chống mua bán người) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Cục V01, C02-BCA (để báo cáo);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, PCNC.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu, yêu cầu chung

a) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong phòng, chống mua bán người. Thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025, xác định phòng, chống mua bán người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

b) Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; kịp thời làm rõ và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ mua bán người; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

2. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể

a) Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về công tác phòng, chống mua bán người ưu tiên các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biển, đảo. Các cơ quan báo chí và hệ thống Đài Truyền thanh các cấp từ tỉnh đến xã xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục hàng tháng và tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin bài tuyên truyền về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với từng đối tượng, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ dân trí, đặc điểm của từng vùng, miền, địa phương. Thường xuyên cập nhật các hình thức, thủ đoạn và mục đích của tội phạm mua bán người trên các trang mạng và mạng xã hội có nhiều người theo dõi, truy cập.

b) Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan đến mua bán người được tiếp nhận, phân loại; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi có đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không đxảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố. 95% số vụ án mua bán người hàng năm được giải quyết và truy tố. 90% số vụ án mua bán người hàng năm được giải quyết, xét xử.

c) Bảo đảm nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm. Xây dựng, củng cố, từng bước nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ nạn nhân các cấp.

d) Tiến hành rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, kết hợp kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết việc thi hành pháp luật phòng, chống mua bán người ở cơ sở để đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người.

đ) Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế trong tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân và trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án mua bán người. Các điều ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương, các thỏa thuận hợp tác về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được triển khai thực hiện có hiệu quả, định kỳ sơ kết, tổng kết.

e) Duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin về nạn nhân và đối tượng phạm tội mua bán người. Thực hiện trao đổi thông tin đối ngoại liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật.

[...]