Quyết định 1121/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2010

Số hiệu 1121/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/04/2007
Ngày có hiệu lực 27/04/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Lợi
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1121/2007/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 17 tháng 4 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ THANH HOÁ, GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số: 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) Việt Nam đến năm 2010;

Xét đề nghị của Trưởng Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ Thanh Hoá,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2010, theo nội dung sau:

I. Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010:

1. Mục tiêu tổng quát:

Ổn định và cải thiện đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của phụ nữ các dân tộc trong tỉnh; tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010:

Mục tiêu 1: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm.

a) Các chỉ tiêu chủ yếu :

Chỉ tiêu 1: Hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, tỷ lệ lao động nữ chiếm 50% trở lên.

Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị xuống dưới 4%.

Chỉ tiêu 3: Phấn đấu giảm 50% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.

Chỉ tiêu 4: Đạt tỷ lệ 95% trở lên số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn và 50% phụ nữ trong tổng số người được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo đạt 38% trở lên vào năm 2010 (trong đó đào tạo nghề là 29% trở lên).

b) Giải pháp thực hiện:

Rà soát, bổ sung và thúc đẩy thực hiện chính sách đối với lao động nữ và đồng thời tăng cường đào tạo nghề cho lao động nữ..

Sở Lao động thương binh và xã hội:

+ Rà soát, đề xuất sửa đổi các chế độ chính sách nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm theo Luật bình đẳng giới.

+ Thực hiện lồng ghép giới vào hoạt động chuyên môn của ngành nhằm tăng cơ hội và chất lượng việc làm cho lao động nữ.

+ Đầu tư trọng điểm công tác dạy nghề cho lao động nữ, đặc biệt là nữ thanh niên nông thôn, quy định tỷ lệ nữ tối thiểu khi tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo nghề, giới thiệu việc làm.

+ Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, vi phạm quyền lợi cũng như các quy định an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

+ Chỉ đạo các biện pháp về phát triển ngành nghề nông thôn có gắn yếu tố giới, tạo cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

[...]